294-2019 - page 14

14
nếu hòa giải không thành sẽ hướng
dẫn người dân kiện ra tòa” - vị phó
chủ tịch phường nói.
Trao đổi với PV qua điện thoại,
ông NguyễnVăn Bình, người trông
coi công trình, cho biết căn nhà này
là của con ông và hiện con ông đang
đi công tác. Những vấn đề liên quan
đến công trình đều do ĐVTC xử
lý,bởi con ông đã ký hợp đồng với
đơn vị này theo dạng chìa khóa trao
tay, tức chủ đầu tư đưa tiền thi công
vàmọi việc phát sinh trong quá trình
xây dựng thì do ĐVTC giải quyết.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông
Bùi Văn Hiệp, Giám đốc Công ty
TNHHTư vấn thiết kế và xây dựng
BHV - ĐVTC công trình, cho biết:
“Công trình của chúng tôi xây dựng
đúng quy định, không sai quy trình
và không ảnh hưởng đến các nhà
bên cạnh. Nếu yêu cầu chúng tôi
bồi thường thì hãy chứng minh và
phải có một đơn vị thẩm định, lúc
đó chúng tôi sẽ thực hiện. Chúng tôi
đã làm việc với tinh thần thiện chí
và muốn giữ tình làng nghĩa xóm
cho chủ nhà nên trước đây đã hỗ
trợ, khắc phục cho một số hộ dân.
Tuy nhiên, hỗ trợ, khắc phục không
có nghĩa là chúng tôi làm sai. Sắp
tới phường tiếp tục hòa giải, chúng
tôi vẫn thực hiện với tinh thần hợp
tác theo đúng quy định.
Riêng đối với việc phường yêu
cầu chúng tôi tạm ngưng thi công
thì khi nào phường có quyết định
xử phạt hành chính của cơ quan có
thẩm quyền thì chúng tôi mới tạm
ngưng, chứ văn bản của phường
yêu cầu ngưng không có giá trị để
chúng tôi tạm ngưng”.•
Bạn đọc -
ThứSáu20-12-2019
VÕHÀ
P
hảnánhđến
PhápLuậtTP.HCM
,
một số hộ dân sống tại hẻm 58
Tôn Thất Thuyết (phường 18,
quận 4, TP.HCM) vô cùng hoang
mang và cho rằng tường nhà của
mình có thể đổ xuống bất cứ lúc
nào vì vết nứt trên tường ngày một
to ra do bị ảnh hưởng từ công trình
xây dựng kế bên.
Ở mà phập phồng
lo tường đổ
Theo phản ánh của các hộ dân
tại hẻm 58 Tôn Thất Thuyết thì
công trình xây dựng nhà ở tại địa
chỉ B46/6 Tôn Thất Thuyết bắt đầu
xây dựng từ khoảng tháng 7-2019.
Đến đầu tháng 11, nhà của họ xuất
hiện nhiều vết nứt trên tường, vết
nứt ngày càng to ra.
Người dânđã phản ánh lênphường
yêu cầu đơn vị thi công (ĐVTC)
và chủ nhà ngưng thi công cho đến
khi khắc phục vết nứt tường từ các
hộ dân bị ảnh hưởng. Thế nhưng
sau buổi tiếp xúc giữa các hộ dân,
đại diện ĐVTC và phường thì công
trình vẫn tiếp tục được xây.
Ông Nguyễn Thanh Vũ, nhà
58/24/18 Tôn Thất Thuyết, trình
bày: “Nhà tôi xây dựng gần 10 năm
nay chưa xuất hiện vết nứt nhưng
từ khi công trình B46/6 Tôn Thất
Thuyết xây, tường nhà tôi như bị
xé đôi, ngồi ở trong nhà mà nắng
có thể chiếu qua vết nứt được”.
“Từ sau ngày công trình xây
dựng, những vết nứt trong nhà tôi
ngày càng to. Giờ nhà tắm nó sắp
sập xuống, tắm cũng không dám
ngồi lâu. Bếp ăn thì nặng hơn,
tường gần như nứt đôi, chúng tôi
sợ quá nên dời lên phòng khách để
nấu ăn. Tôi sợ quá nên chạy qua
bên công trình yêu cầu sửa lại mà
họ chỉ mang bao xi măng trám sơ,
được một ngày vết nứt lại như cũ
mà thậm chí còn to ra. Nhà toàn
người già, nửa đêm mà tường sập
xuống, chúng tôi chỉ biết ngồi nhà
chờ chết chứ sao chạy kịp” - bà
Phạm Thị Hóa, nhà số B46/8 Tôn
Thất Thuyết, lo lắng.
Ông Nguyễn Văn Phụng, nhà số
58/24/20TônThất Thuyết, bức xúc:
“Những vết nứt nhà tôi ngày càng
rộng, bồn cầu thì bị sụp xuống, gạch
trên tường bị rớt ra từng mảnh”…
Các hộ dân cho biết họ đã cầu cứu
phường. Phường có buổi tiếp xúc
và yêu cầu ĐVTC ngưng để chờ
giải quyết. Thế nhưng từ tháng 11
đến nay công trình vẫn được xây
dựng bình thường và đến nay gần
như hoàn thiện.
Công trình vẫn làm,
phường tiếp tục hòa giải
Trao đổi với PV, ông Nguyễn
Thanh Bình, Chủ tịch phường 18,
quận 4, cho biết khi công trình tại
số nhà B46/6 Tôn Thất Thuyết bắt
đầu xây dựng, phường vẫn chưa
nghe người dân phản ánh. Đến ngày
20-11, phường nhận được đơn của
bốn hộ dân xung quanh. Sau đó
phường mời các bên đến làm việc
và yêu cầu công trình tạm ngưng
thi công để giải quyết.
“Sau đó người dân báo rằng chủ
nhà vẫn tiếp tục làm, chúng tôi
xuống kiểm tra thì họ ngưng hoặc
chỉ có một số công nhân đến dọn
dẹp. Tuy vậy, phường vẫn yêu cầu
họ ngưng không làm nữa. Vừa rồi
phường tiếp tục mời các bên lên
hòa giải nhưng cả ĐVTC và chủ
nhà đều không đến. Sắp tới phường
tiếp tục mời lên làm việc lần nữa,
Khốn đốn vì hàng xóm xây nhà
Các hộ dân xung quanh công trình xây dựng đang lo lắng khi nhà bị nứt. Ảnh: N.HIỀN
“Nhà toàn người già,
nửa đêmmà tường sập
xuống, chúng tôi chỉ biết
ngồi nhà chờ chết chứ
sao chạy kịp.”
Phạm Thị Hóa
Phường sẽ tiếp tục tổ chức hòa giải, nếu không thành sẽ hướng dẫn người dân kiện ra tòa để đòi quyền lợi.
Theo Điều 119 Luật Xây dựng, trong quá trình thi
công xây dựng nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn,
nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn
tínhmạng, công trình lân cận và cộng đồng thì chủ đầu
tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng
công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách
nhiệm kịp thời yêu cầu dừng thi công và thực hiện các
biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản.
Nếu có thiệt hại xảy ra thì việc bồi thường thiệt hại
do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận.
Nếuchủđầu tưvàbênbị thiệt hại không tự thỏa thuận
được về việc bồi thường thiệt hại vàmột bên cóđơn yêu
cầu gửi đến phường thì chủ tịchUBNDphường có trách
nhiệmtổchứchòagiải.Nếuhòagiảikhôngthành(không
thỏa thuận được) thì chủ tịch UBND phường phối hợp
với cơ quan chuyên môn để xác định mức bồi thường
thiệt hại. Trường hợp một bên không thống nhất với
mức bồi thường thiệt hại thì có quyền khởi kiện tại tòa
án, yêu cầu tòa án trưng cầu giámđịnh để xác định thiệt
hại. Trên cơ sở đó, tòa sẽ quyết định mức bồi thường cụ
thể để bên gây thiệt hại bồi thường.
Luật sư
LÊ VĂN HOAN
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Cần xác định mức độ thiệt hại
Tôi nghe nói đến năm 2020 thì
lương tối thiểu vùng sẽ được tăng
lên. Xin hỏi, khi lương tối thiểu
vùng tăng thì lương của người lao
động (NLĐ) có tăng lên hay không? Nếu có thì tất
cả NLĐ sẽ được tăng lương hay chỉ có một vài đối
tượng tăng lương? Mức lương tối thiểu vùng mới
được quy định ra sao?
Bạn đọc
NguyễnThị Thúy
(nguyenthuy…@yahoo.com)
Luật sư
Bùi Quốc Tuấn
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Ngày 15-11-2019, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 90/2019, có hiệu lực từ ngày 1-1-2020.
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019, mức lương
tối thiểu vùng quy định là mức thấp nhất làm cơ sở để
doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận và trả lương.
Trong đó, mức lương trả cho NLĐ làm việc trong
điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ
làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định
mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo
đảm các điều kiện sau:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với
NLĐ làm công việc giản đơn nhất.
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu
vùng đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi NLĐ đã qua
học nghề, đào tạo nghề.
Dựa trên quy định này, khi mức lương tối thiểu vùng
tăng thì không phải tất cả NLĐ đều được tăng lương.
Theo đó, hai đối tượng NLĐ sau sẽ được tăng
lương khi lương tối thiểu vùng tăng:
Thứ nhất, NLĐ đang có mức lương dưới mức
lương tối thiểu vùng được quy định theo Nghị định
90 sẽ được tăng lương để đảm bảo bằng với mức
lương tối thiểu vùng mới.
Thứ hai, NLĐ làm công việc đã qua đào tạo nghề,
học nghề đang hưởng mức lương thấp hơn 7% so với
mức lương tối thiểu vùng được quy định theo Nghị
định 90 sẽ được tăng lương để đảm bảo mức lương
cao hơn 7% mức lương tối thiểu vùng mới.
Theo Điều 3 Nghị định 90, mức lương tối thiểu
vùng được quy định như sau: Vùng I: 4.420.000
đồng, vùng II: 3.920.000 đồng, vùng III: 3.430.000
đồng, vùng IV: 3.070.000 đồng.
TRÚC PHƯƠNG
Năm 2020, ai sẽ được tăng lương khi lương tối thiểu vùng tăng?
Sao vẫn còn
huyện Dĩ An?
Thị xã Dĩ An (Bình
Dương) được thành lập từ
năm 2011 từ huyện Dĩ An.
Thế nhưng ngay ngã tư 550,
khu phố Tân Long, phường
Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ
An (Bình Dương) vẫn tồn
tại bảng ghi địa phận huyện
Dĩ An
(ảnh 1)
. Cách bảng
này khoảng 100 m là cổng
chào thị xã Dĩ An
(ảnh 2)
.
Thật khó hiểu khi bảng cũ
này nằm ở ngã tư lớn trên
tỉnh lộ 743 lại tồn tại gần
chục năm nay mà vẫn không thay đổi.
Rất mong cơ quan chức năng sớm thay bảng cho đúng tên
gọi địa giới hành chính.
THÁI HOÀNG
Góc ảnh
1
2
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook