294-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu 20-12-2019
TÁ LÂM
N
gày 19-12, Phó Thủ
tướng thường trực
TrươngHòaBìnhđãchủ
trì hội nghị trực tuyến toàn
quốc tổng kết Chỉ thị số 32
của Ban Bí thư về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng trong
công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật (PBGDPL), nâng
cao ý thức chấp hành pháp
luật của cán bộ, nhân dân.
Cần nâng cao
kiến thức pháp luật
cho dân
Sau 15 năm thực hiện Chỉ
thị 32, công tác PBGDPL đã
có nhiều chuyển biến tích cực.
Tình hình vi phạm do không
hiểu biết pháp luật có chiều
hướng giảm. Nhờ việc triển
khai tốt công tác PBGDPLmà
nhiều xã trên toàn quốc đã đạt
chuẩn tiếp cận pháp luật theo
Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016-2020.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ
trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí
Hiếu nhấn mạnh việc hiểu
biết pháp luật, ý thức chấp
hành pháp luật của cán bộ,
nhân dân được nâng cao, góp
phần tích cực vào việc phát
triển kinh tế-xã hội, ổn định
an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội.
Nộidung,hìnhthứcPBGDPL
ngày càng đa dạng hóa, sát với
nội dung, đối tượng, địa bàn.
Việc triển khai công tác này
được gắn với việc đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin,
đưa công tác PBGDPLdần đi
vào chiều sâu, thực chất, phát
huy hiệu quả trên thực tế.
Việc tổ chức hưởng ứng
công chức, viên chức đã nâng
cao ý thức tự giác học tập,
nghiên cứu pháp luật. Ngoài
ra, để thực hiện đề án “Xã hội
hóa công tác PBGDPL và trợ
giúp pháp lý”, đội ngũ luật
gia, luật sư đã tham gia công
tác PBGDPL ngày càng tích
cực và chủ động. Các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân cũng
trường kết hợp với giáo dục
gia đình, giáo dục xã hội.
Đồng thời chú trọng đổi mới
công tác PBGDPL trên báo
chí, các phương tiện thông
tin truyền thông đại chúng.
“Trong bối cảnh mới của
Internet, mạng xã hội... có cả
những thông tin tốt, những
tấm gương người tốt, việc
tốt nhưng mặt trái là những
thông tin xấu độc hại, ảnh
hưởng đến an ninh, trật tự xã
hội” - ông Bình nói.
Từ đó Phó Thủ tướng đề
nghị các cơ quan chức năng,
lực lượng tuyên truyền viên
pháp luật cần chủ động tham
gia, sử dụng không gianmạng
xã hội, Internet, truyền thông
một cách sâu rộng; hướng
đến các đối tượng cụ thể, các
giới, các ngành, các lĩnh vực
để thực hiện nhiệm vụ nâng
cao ý thức chấp hành pháp
luật của cán bộ, nhân dân…
Trong bối cảnh đó, báo chí
phải thực sự trở thành diễn
đàn thể hiện tâm tư, nguyện
vọng, mong muốn của người
dân trong việc chấp hành hiến
pháp và pháp luật.
Nhân dịp này, Phó Thủ
tướng thường trực Trương
Hòa Bình đã trao bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ
cho nhiều tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc trong
công tác PBGDPL.•
Phó Thủ tướng thường trực TrươngHòa Bình
(bìa phải)
và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc
trong thực hiện Chỉ thị số 32. Ảnh: TTXVN
Dùng mạng xã hội đưa pháp luật
đến dân
Các cơ quan chức năng cần chủ động thamgia, sử dụng không gianmạng xã hội, Internet... hướng đến
các đối tượng cụ thể nhằmnâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
ngày Pháp luật Việt Nam
hằng năm đã tạo hiệu ứng
tích cực, trở thành sự kiện
chính trị-pháp lý quan trọng
của đất nước cả ở trung ương
và địa phương với nhiều điểm
nhấn. Điều này đã góp phần
tạo sự lan tỏa sâu rộng tinh
thần thượng tôn hiến pháp,
pháp luật trong toàn xã hội.
Công tác PBGDPL
được thực hiện có
trọng tâm
Tại đầu cầu TP.HCM, Phó
Chủ tịchUBNDTP.HCMNgô
Minh Châu cho biết công tác
PBGDPL được các cấp ủy
Đảng, chính quyền TP rất
quan tâm, xem đây là một bộ
phận của công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, là nhiệm
vụ của toàn bộ hệ thống chính
trị. Công tác PBGDPL được
tập trung thực hiện có trọng
tâm, trọng điểm, đi vào nề
nếp, thực chất với nhiều hình
thức đa dạng, phong phú, góp
phần vào việc giữ vững an
ninh, trật tự an toàn xã hội
và tăng cường quản lý nhà
nước bằng pháp luật.
Theo ông Châu, từ khi có
Chỉ thị số 32, đội ngũ cán bộ,
quan tâm hơn đến các vấn đề
pháp lý trong giao dịch dân
sự, thương mại.
Tận dụng Internet và
mạng xã hội
Phát biểu kết luận hội nghị,
Phó Thủ tướng thường trực
Trương Hòa Bình đã chỉ ra
nhiều tồn tại và hạn chế trong
công tác PBGDPL. Cụ thể như
ý thức, trách nhiệmcủa cấp ủy,
người đứng đầu ở một số cơ
quan, đơn vị vẫn chưa đầy đủ,
thậm chí vẫn còn quan niệm
PBGDPLlànhiệmvụcủangành
tư pháp. Ở một số nơi, cách
thức PBGDPL còn dàn trải,
thiếu trọng tâm, trọng điểm...
Ông Trương Hòa Bình yêu
cầu trong thời gian tới công
tác đổi mới giáo dục pháp
luật phải dựa trên nguyên
lý lý luận gắn liền với thực
tiễn, thực hành, giáo dục nhà
Sau 15 năm thực
hiện Chỉ thị 32,
công tác PBGDPL
đã có nhiều chuyển
biến tích cực, tình
hình vi phạm
pháp luật có chiều
hướng giảm.
8.805
xã đạt chuẩn tiếp cận pháp
luật trên cả nước (tínhđến cuối
năm 2018).
Tiêu điểm
Gắn kết công tác PBGDPL và
thi hành pháp luật
PhóThủ tướngTrương Hòa Bình đề nghị các cơ quan liên
quanquan tâm, bố trí nguồn lực thực hiện công tác PBGDPL,
trong đó chú trọng giáo dục nêu gương người tốt, việc tốt
trong xây dựng, thực thi pháp luật.
Đồng thời đẩy mạnh phối hợp, kết hợp giữa triển khai
công tác PBGDPL với hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn
pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở và hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để gắn kết chặt chẽ
hơn công tác PBGDPL với hoạt động thi hành pháp luật,
bảo vệ pháp luật.
Bắt giámđốcCông tyĐịaốcHưngThịnhPhát
Công ty HưngThịnh Phát rao bán dự ánma, bán đất nền trên đất nông nghiệp chưa được cấp phép.
Ngày 19-12, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM 
cho biết
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định
khởi tố bị can và phối hợp với Công an quận 9 (TP.HCM)
thực hiện lệnh bắt giữ Nguyễn Hữu Kha (29 tuổi), giám
đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển địa ốc Hưng
Thịnh Phát, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. CQĐT
cũng đã di lý Kha về xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình
Thuận) để thực hiện lệnh khám xét.
Trước đó
Pháp Luật TP.HCM
từng có bài
“Rao bán dự
án ảo ngay sát trụ sở công an”
, phản ánh Công ty Hưng
Thịnh Phát chưa có dự án nào được cấp có thẩm quyền
ở Bình Thuận phê duyệt nhưng vẫn rao bán rầm rộ. Chủ
tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn chỉ đạo, giao
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở KH&ĐT và các cơ
quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh.
Phía đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận cũng
cho biết sở chưa hề cấp phép cho những dự án này của Hưng
Thịnh Phát và đang chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng làm rõ.
Trước đó, khoảng tháng 11-2019, nhiều khách hàng
kéo đến Chi nhánh Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa
ốc Hưng Thịnh Phát (đường Trương Hán Siêu, TP Phan
Thiết, Bình Thuận) để yêu cầu trả lại tiền đã nộp mua đất
nền các dự án của công ty này. Đây là những khách hàng
đã nộp 50% tiền đặt cọc (có người nộp đến 95%) để mua
đất tại nhiều dự án của công ty nhưng gần một năm trôi
qua mà vẫn không được giao đất, công ty cũng không trả
lại tiền hay lãi suất như đã cam kết.
Ngoài việc kéo đến chi nhánh công ty ở TP Phan Thiết
đòi lại tiền, nhiều khách hàng tại TP.HCM còn giăng băng
rôn trên ô tô đến đậu trước trụ sở của công ty tại quận 9 để
yêu cầu ông Nguyễn Hữu Kha, giám đốc công ty, trả lại
tiền mua đất cho họ.
Theo đó, từ tháng 11-2018 đến nay, Công ty Hưng
Thịnh Phát đã mở bán ít nhất 10 dự án khu dân cư cao
cấp với hình ảnh hoành tráng và tên gọi ấn tượng như
City 1, City 2, City 3; Hàm Liêm 1 - Hàm Liêm 5; Phong
Nẫm; Hưng Thịnh Phát Residence Phan Thiết; Ma Lâm
Diamond Town…
Tương tự cách thức Công ty Địa ốc Alibaba đã làm,
công ty này cũng quảng cáo rầm rộ bằng hình ảnh bắt
mắt, tên gọi ấn tượng; đưa ra chiêu bài trả lãi suất cao
nếu chưa giao đất khiến khách hàng tin tưởng đầu tư dù
chưa biết mặt mũi khu dân cư đó ra sao.
Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình
Thuận cũng đã ký văn bản gửi Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín, đề nghị ngân hàng này tạm thời phong tỏa tài
khoản của ông Nguyễn Hữu Kha.
PHƯƠNG NAM
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook