299-2019 - page 13

13
sản 1 năm
Ngày càng nhiều người
dân xin thoát nghèo
VIẾT LONG
S
áng 25-12, Chủ tịch
Quốc hội (QH) Nguyễn
Thị KimNgân tới dự và
phát biểu tại hội nghị triển
khai nhiệmvụ lao động, người
có công và xã hội năm 2020
do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.
Tạo được niềm tin khát
vọng thoát nghèo
Chủ tịch QH cho rằng công
tác giảm nghèo của Bộ LĐ-
TB&XH tạo sự chuyển biến
nhất định trong nhận thức của
mỗi người dân. Các chính sách
giảm nghèo hướng tới hỗ trợ
sinh kế lâu dài, làm động lực
cho người dân vươn lên thoát
nghèo, người nghèo được cải
thiện hơn về điều kiện sống.
Đặc biệt, Chủ tịch QH cho
rằng rất xúc động khi biết tại
một số địa phương, những
lá đơn xin ra khỏi danh sách
hộ nghèo ngày càng nhiều,
từ những tỉnh khó khăn như
Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ
An, Quảng Bình, Kon Tum...
“Có những cụ già (cụ Đỗ
Thị Mơ, Thanh Hóa - PV)
xin ra khỏi hộ nghèo để dành
chính sách giảm nghèo cho
người nghèo hơn, đây là tấm
gương rất tốt…” - Chủ tịch
QH nhận định.
Sự kiện trên một mặt cho
thấy hiệu quả của chính sách
giảmnghèo nhưng quan trọng
hơn đó là việc người dân dần
từ bỏ tư tưởng trông chờ vào
Nhà nước để nỗ lực vươn lên
thoát nghèo. “Chúng ta đã tạo
niềm tin, khát vọngmuốn xóa
nghèo của người dân…” - bà
Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Về công tác giải quyết hồ
sơ tồn đọng người có công
với cách mạng, Chủ tịch
QH cũng đánh giá cao Bộ
LĐ-TB&XH. Trong đó có
tám địa phương giải quyết
xong hồ sơ tồn đọng, 14 địa
phương không còn tồn đọng.
“Có thời điểm chúng ta quy
định mốc thời gian giải quyết
chính sách người có công.
Lúc đó tôi mới nhận chức
bộ trưởng Bộ
LĐ-TB&XH.
Và khi trả lời
chất vấn trước
QH khóa XII
tôi nhận trách
nhiệmvề công
tác này.
Theo đó, tôi
hứa sẽ làmhết
trách nhiệm,
không có mốc thời gian dừng
xem xét hồ sơ. Nhờ vậy hiện
nay chúng ta thấy có những
người hy sinh 70 năm rồi giờ
mới được công nhận. Người
ta lên nhận bằng Tổ quốc ghi
công của cha ôngmà nướcmắt
rơi đầm đìa…” - Chủ tịch QH
dẫn chứng và yêu cầu ngành
luôn phải làm hết trách nhiệm
trong công tác này.
Hoàn thiện hướng dẫn
Bộ luật Lao động
Trong năm 2020, Chủ tịch
QH giao Bộ LĐ-TB&XH
trước mắt gấp rút hoàn thành
việc xây dựng, trình, ban hành
các văn bản quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành Bộ luật
Lao động 2019, trước thời
điểm luật có hiệu lực (ngày
1-1-2021).
Theo bà Nguyễn Thị Kim
Ngân, hiện nay những ách
tắc trong quản lý nhà nước
thường đổ thừa cho pháp
luật. Tuy nhiên, một thực tế
có luật được ban hành và có
hiệu lực thi hành nhưng không
ra được nghị định hướng dẫn.
Cuối cùng Chính phủ phải
báo cáo QH.
“Tôi đềnghị
Bộ trưởng Bộ
Tư pháp Lê
Thành Long
phải có tiếng
nói về vấn đề
này. Không
nên để những
gì tốt đẹp thì
do công tác
điều hành của
Chính phủ, còn vướng mắc
đổ thừa do luật, rất kỳ lạ…
Bữa nay tôi nói là quy trách
nhiệm chứ không có đùa đâu.
Vì việc này tôi nói rất là nhiều
lần rồi…” - bà Nguyễn Thị
Kim Ngân nhấn mạnh.
Cũng theo vị Chủ tịch QH,
cuộc sống luôn luôn đi trước
các chính sách pháp luật. Hôm
nay luật quy định như vậy
nhưng chỉ vài tháng đã khác.
Đồng thời việc Việt Nam hội
nhập ngày càng sâu rộng cũng
dẫn đến những thay đổi pháp
luật cho phù hợp. “Tuy nhiên,
tôi cho rằng vướng mắc, bất
cập trong công tác tổ chức,
thực thi pháp luật cũng rất
lớn. Cái này thuộc quản lý,
điều hành của các cơ quan
Chính phủ. Đừng đổ thừa do
luật…” - Chủ tịch QH nhấn
mạnh một lần nữa.
Về công tác an sinh xã hội,
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
đề nghị Bộ LĐ-TB&XH phải
quyết liệt hơn nữa trong phát
triển bảo hiểm xã hội khi tỉ
lệ bao phủ loại hình này còn
rất thấp so với yêu cầu đặt ra.
“Căn bản nhất không phải
là mệnh giá đóng bảo hiểm
mà làm sao vận động người
dân thay đổi thói quen tự bảo
hiểm cho mình bằng cách
tiết kiệm tiền sang tham gia
bảo hiểm xã hội. Chúng ta
cần kêu gọi các đoàn thể,
doanh nghiệp cùng tham gia
vận động, tuyên truyền để
người dân coi việc tham gia
bảo hiểm là quyền và trách
nhiệm của mỗi người” - Phó
Thủ tướng nêu rõ.•
Theo Chủ tịch QH,
cuộc sống luôn
luôn đi trước các
chính sách pháp
luật. Hôm nay
luật quy định như
vậy nhưng chỉ vài
tháng đã khác.
Đời sống xã hội -
ThứNăm26-12-2019
Chủ tịchQuốc hội cho rằng việc người già xin ra khỏi hộ nghèo để dành
chính sách giảmnghèo cho người nghèo hơn đã tạo niềm tin, khát vọng
thoát nghèo.
tháng cho người cha; đa dạng
hóa hình thức nghỉ chăm trẻ
trong điều kiện lao động cho
các gia đình có con nhỏ dưới
ba tuổi như cho ngày nghỉ/buổi
nghỉ chăm trẻ cho các gia đình
có con dưới ba tuổi. Đơn vị
này cũng kiến nghị nâng số
ngày nghỉ phép hưởng lương
cho các gia đình có con dưới
năm tuổi; hỗ trợ phụ nữ quay
trở lại công việc và thị trường
lao động sau sinh thông qua
việc giới thiệu việc làm.•
Ý kiến chuyên gia
ThS
LÊ VĂN THÀNH
,
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM:
Các chính sách hỗ trợ gia đình sinh con thứ hai
Có một số chính sách hỗ trợ trực tiếp
cho người và hộ gia đình sinh con thứ hai
có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM như:
Tư vấn cho bà mẹ sinh con về dinh
dưỡng, bảo vệ bào thai theo mạng lưới
thăm khám sức khỏe tại tuyến phường, xã;
Hỗ trợ miễn, giảm toàn bộ chi phí viện
phí cho việc sinh đẻ và chi phí tiêm chủng
trong năm đầu tiên của bé;
Hỗ trợ chi phí chăm sóc trẻ và bà mẹ sau sinh (có thể sáu
tháng đầu) trong các gia đình khó khăn về kinh tế, thuộc diện
nghèo và cận nghèo.
Cùng đó là xây dựng một số chính sách phát triển dịch vụ
chăm sóc trẻ như: Mở rộng dịch vụ chăm sóc trẻ tại các nơi làm
việc (doanh nghiệp và cơ quan hành chính sự nghiệp); thành
lập các cơ sở trông trẻ tại các địa điểm sinh hoạt văn hóa, ưu
tiên cho trẻ dưới năm tuổi với chi phí thấp.
ThS
NGUYỄN QUANG VIỆT NGÂN
,
Phó Trưởng Khoa địa lý,
Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM:
Tầmquan trọng của truyền thông trong vận động
Việc sinh đủ bao nhiêu con không chỉ dừng lại là “một hoặc
hai” như một con số mà cần làm cho người dân hiểu rõ họ có
đủ tự tin, đủ tài chính và cả sức khỏe để hình thành một thế hệ
sau có chất lượng.
Phải cho người dân thấy rằng mức sinh thấp của TP.HCM
sẽ mang đến những hệ lụy và hậu quả gì. Một khi người dân
hiểu và thấy rằng mình sẽ là người đóng góp một phần trong
giải quyết vấn đề này thì khi đó họ mới có thể thay đổi hành vi
trong tương lai.
TS
DIỆP TỪ MỸ
, Phó Trưởng bộ môn dân số thuộc
Khoa y tế công cộng, Trường ĐH Y Dược TP.HCM
Cần khuyến khích phụ nữ sinh con từ 25 tuổi
TP cũng cần nâng cao nhận thức người dân về lợi ích của
việc sinh con sớm, đồng thời cảnh báo những tác động không
tốt đến sức khỏe mẹ và bé khi sinh con muộn.
Các chính sách khuyến khích sinh không chỉ hướng tới những
người có hộ khẩu tại TP mà cũng nên quan tâm tới nhóm người
di cư (tạm trú ngắn hạn và dài hạn).
Chia nhóm đối tượng mục tiêu để áp dụng cho phù hợp
(nhóm học vấn cao, nhóm học vấn thấp, nhóm thường trú, nhóm
tạm trú). Bởi với mục tiêu nâng cao chất lượng dân số thì chúng
ta cũng chỉ muốn những người có điều kiện và nuôi con tốt nên
sinh thêm con.
Nhật Bản triển khai chương trìnhmiễn phí giáo dụcmầmnon
trong nỗ lực tăng tỉ lệ sinh. Ảnh: SCMP
Tiêu điểm
ChủtịchQHgiaothêmnhiệm
vụ choBộ LĐ-TB&XHnămtới là
cần tiếp tục rà soát, đánh giá
các chính sách an sinh xã hội
trên từng lĩnh vực để kịp thời
đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế, ban hành chính sách
mới cho phù hợp.
Chủ tịchQH
Nguyễn Thị
KimNgân
trao đổi với
các đại biểu
bên lề
hội nghị.
Ảnh: N.GIÁP
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook