299-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm26-12-2019
PHƯƠNGNAM
C
ơ quan CSĐT Công
an tỉnh Bình Thuận đã
nhận gần 100 đơn tố cáo
Nguyễn Hữu Kha, tổng giám
đốcCông ty cổ phầnĐầu tư và
Phát triển địa ốc Hưng Thịnh
Phát (gọi tắt là Công ty Hưng
Thịnh Phát), lừa đảo với số
tiền hàng chục tỉ đồng. Ngày
25-12, nguồn tin của
Pháp
Luật TP.HCM
cho biết như
trên. Theo nguồn tin, một số
khách hàng cũng làm đơn tố
cáo một lãnh đạo Chi nhánh
Công ty Hưng Thịnh Phát tại
TP Phan Thiết là đồng phạm
giúp sức cho Kha.
Hiện vụ án đang được
mở rộng điều tra sau khi
cơ quan CSĐT đã khởi tố,
bắt giam Nguyễn Hữu Kha
hôm 18-12.
Bước đầu CQĐT đã làm rõ
cuối năm 2017, Kha đăng ký
thành lậpCông tyHưngThịnh
Phát (trụ sở tại phường Tăng
NhơnPhúA,quận9,TP.HCM),
kinh doanh trên lĩnh vực mua
bán bất động sản. Đến tháng
10-2018, Khamở rộng đầu tư,
thành lập chi nhánh công ty
tại D32-33 Trương Hán Siêu,
phường Phú Thủy, TP Phan
Thiết, Bình Thuận.
Từ tháng 8-2018 đến tháng
7-2019, Kha mua đất nông
nghiệp hoặc đặt cọc mua
đất của một số người dân
tại huyện Hàm Thuận Bắc,
HàmThuận Nam và TPPhan
Thiết. Mặc dù chưa làm thủ
tục chuyển mục đích sử dụng
đất và xây dựng dự án khu
dân cư nhưng Kha đã vẽ ra
hơn 10 dự án ma và quảng
cáo rầm rộ.
Kha vẽ các dự án Hàm
Liêm 1, Hàm Liêm 2, Hàm
Liêm 3, Phan Thiết City,
Phan Thiết II, Phan Thiết
III, Phong Nẫm Residence
1, Phong Nẫm Residence 2,
chín tháng khiến hàng trăm
khách hàng ở Bình Thuận,
TP.HCM, Hà Nội, Đồng
Nai… vững tin rồi sập bẫy.
Nhiều khách hàng phải nộp
50% tiền mua đất, thậm chí
có người nộp đến 95% tiền
mua đất tại nhiều dự án của
công ty này. Theo đó, họ nộp
ít nhất hơn 400 triệu đồng và
có nhiều người đã nộp gần 5
tỉ đồng cho công ty.
Gần 100 người tố cáo
Hưng Thịnh Phát vẽ
dự án ma
Hưng Thịnh Phát Residence,
Ma Lâm Diamond Town…
và chỉ đạo nhân viên công
ty rao bán trên mạng xã hội
với nội dung dự án đang xin
phép, hứa hẹn từ ba tới bốn
tháng sẽ có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (sổ hồng).
Đặc biệt, tổng giám đốc
29 tuổi này cam kết sẽ trả lãi
suất cao đến 17%nếu giao đất
mà không có sổ hồng trong
Sau khi ký hợp đồng cọc
bán đất và nhận tiền, Kha đưa
ra lý do các dự án của công
ty đang bị thanh tra nên khó
khăn về tài chính, không ra
sổ hồng được theo kế hoạch.
Kha nhiều lần gặp gỡ khách
hàng hứa hẹn và khẳng định
cam kết nếu khách hàng có
nhu cầu thanh lý hợp đồng
thì Kha đồng ý bồi thường
theo hợp đồng. Thế nhưng
chưa lần nào Kha thực hiện
theo cam kết…
Từ trung tuần tháng 11-
2019, rất đông khách hàng
kéo đến Chi nhánh Công
ty Hưng Thịnh Phát ở TP
Phan Thiết để yêu cầu trả
lại tiền đã nộp mua đất nền
các dự án của công ty này.
Tương tự tại TP.HCM, các
nạn nhân còn giăng băng
rôn trên ô tô đến đậu trước
trụ sở của công ty tại quận
9 để yêu cầu trả lại tiền mua
đất cho họ.•
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển địa
ốc Hưng Thịnh Phát là công ty hoạt động
tương tự Công ty Alibaba khi rao bán dự
án ma, bán đất nền trên đất nông nghiệp
có dấu hiệu lừa đảo mà
Pháp Luật TP.HCM
nhiều lần phản ánh. Trong đó, sau bài báo
“Rao bán dự án ảo ngay sát trụ sở công an”
đăng giữa tháng 11, phản ánh Công ty Hưng
Thịnh Phát chưa có dự án nào được cấp có
thẩm quyền ở Bình Thuận phê duyệt nhưng
vẫn rao bán rầm rộ, chủ tịch UBND tỉnh Bình
Thuận đã có công văn chỉ đạo xử lý.
Đến ngày 18-12, Nguyễn Hữu Kha bị
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận
khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
và phối hợp với Công an quận 9 bắt, khám
xét tại trụ sở chính của công ty. Sau đó
CQĐT đã di lý Kha về xã Sông Lũy, Bắc Bình
(Bình Thuận) để thực hiện lệnh khám xét
nhà riêng.
Nhiều khách hàng
phải nộp 50% tiền
mua đất, thậm chí
có người nộp đến
95% tiền mua đất
tại nhiều dự án
của Công ty Hưng
Thịnh Phát.
Khách hàng nộp ít nhất hơn 400 triệu đồng và có nhiều người đã nộp
gần 5 tỉ đồng cho công ty lừa đảo này.
CQĐT bắt giamtổng giámđốc Công ty Hưng Thịnh Phát tại quận 9. Ảnh: P.NAM
Ảnh nhỏ: NguyễnHữu Kha đã bị khởi tố, bắt giam. Ảnh: P.NAM
Phương án nhân sự sau sáp nhập
3 phường ở quận Ninh Kiều
Liên quan đến vấn đề sáp nhập ba phường ở quận Ninh
Kiều, TP Cần Thơ, chiều 25-12, trao đổi qua điện thoại,
ông Nguyễn Hoàng Ba, Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ,
cho biết việc sắp xếp nhân sự ở ba phường đã có phương
án nhưng do còn là đề án nên chưa thể thông tin chi tiết.
Ông Ba cho biết ngày 27-12, HĐND TP Cần Thơ sẽ
họp thông qua tờ trình của UBND TP về phương án sắp
xếp này. Theo ông Ba, hiện nay mỗi phường có khoảng 30
nhân sự, tổng ba phường có khoảng 90 người. Phương án
sắp xếp số nhân sự dôi dư được đưa ra là một số cán bộ ở
tại phường mới, một số đưa qua phường khác, một số đưa
xuống khu vực, một số rút về quận, còn lại cho nghỉ hưu.
“Cơ bản giảm dần biên chế, giảm từng bước và có lộ
trình. Qua họp HĐND thì tôi sẽ cung cấp thêm, cụ thể”
- ông Ba cho hay.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, ngày 23-12,
UBND TP Cần Thơ đã ký tờ trình về việc trình HĐND
TP biểu quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành
chính cấp xã của TP Cần Thơ trong giai đoạn 2019-2021.
Theo đó, UBND TP Cần Thơ đã trình phương án sắp xếp
ba phường TânAn, An Hội vàAn Lạc để thành lập phường
mới dự kiến đặt tên là TânAn. Phương án này được Bộ Nội
vụ thống nhất. Theo tờ trình, phương án sáp nhập ba phường
trên thành phường mới có tổng diện tích là 1,37 km
2
 và dân
số trung bình gần 22.000 người.
N.NAM
Hà Nội: Cấm cán bộ, công chức
tặng quà tết cấp trên
Ngày 25-12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức
Chung đã ban hành chỉ thị thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ
cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động dịp tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Theo đó, Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu cán bộ, công
chức của TP tuyệt đối không sử dụng rượu bia, đồ uống
có cồn trong giờ làm việc (kể cả giờ nghỉ trưa của ngày
làm việc); không hút thuốc lá trong công sở, nơi công
cộng; không tham gia đánh bạc, cổ vũ đánh bạc dưới
mọi hình thức. Đặc biệt chỉ thị nghiêm cấm việc biếu,
tặng quà tết cho lãnh đạo cấp trên.
Chủ tịch TP Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị
của TP thực hiện nghiêm túc công tác quản lý và tổ chức lễ
hội. Việc tổ chức lễ hội, tổng kết năm, đón nhận thành tích
thi đua - khen thưởng, kỷ niệm ngày truyền thống… cần
tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc.
Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, các cơ quan, đơn vị khẩn
trương tập trung triển khai công việc, không để chậm trễ
ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn, không sử dụng
thời gian làm việc để làm việc riêng, đi lễ hội. Chỉ thị
cũng nghiêm cấm sử dụng ô tô công, ngân sách, tài sản
công phục vụ các hoạt động mang tính chất cá nhân,
ngoài hoạt động công vụ của cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, chỉ thị còn nêu rõ cần tăng cường trách
nhiệm của người đứng đầu sở, ngành, UBND quận, huyện
nếu để cấp dưới do mình quản lý xảy ra vi phạm; đi đầu
trong việc thực hiện đón tết Nguyên đán lành mạnh, tiết
kiệm, an toàn, không xa hoa, lãng phí…
TRỌNG PHÚ
Giả công an để trấn lột người nghiện
Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ngày 25-12 đã
ra quyết định bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp
đối với Hà Ngọc Tú (27 tuổi, ngụ xã Ea Đar, huyện Ea
Kar, Đắk Lắk) để điều tra về hành vi giả danh công an
cưỡng đoạt tài sản.
Trước đó cơ quan chức năng nhận được đơn tố cáo của
một người ở huyện Cư Kuin (Đắk Lắk). Theo đó, khoảng
14 giờ chiều 21-12, khi người này đến tượng đài ở phường
Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột để chuẩn bị chích ma túy thì
bị một người đến xưng là công an bắt đưa tiền. “Anh ta nói
nếu không đưa đi cai nghiện thì có thể bị phạt 4 triệu đồng,
thôi đưa đây 2 triệu đồng” - nạn nhân khai báo.
Khi không đủ tiền, người nghiện ma túy đã bị cưỡng
đoạt chiếc ví bên trong có 900.000 đồng rồi bị “áp giải”
đến cây ATM lấy thêm 1 triệu đồng để đưa. Chưa dừng
lại, “công an” còn lấy luôn điện thoại của người này.
Sau khi nhận được đơn tố cáo, Công an phường Tân
Hòa phối hợp với Đội CSĐT tổng hợp Công an TP
Buôn Ma Thuột nhanh chóng vào cuộc xác minh, truy
xét. Đến ngày 24-12, Hà Ngọc Tú bị bắt. Tại CQĐT,
Tú khai bỏ nhà lên TP Buôn Ma Thuột sống lang thang.
Khi Tú mua cơm và rượu về tượng đài Mậu Thân thì
thấy nạn nhân nên nghĩ ra cách dọa để lấy tiền.
NT
HưngThịnhPhát khai trươngchi nhánh tại PhanThiết. Ảnh: TL
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook