009-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu10-1-2020
ANHIỀN
L
uật Chăn nuôi 2018 chính
thức có hiệu lực từ ngày
1-1-2020 với nhiều quy
định liên quan đến đối xử
nhân đạo với vật nuôi. Kèm
theo luật, Bộ NN&PTNT
đang tiếp tục hoàn thiện dự
thảo (lần ba) nghị định quy
định xử phạt vi phạm hành
chính về lĩnh vực chăn nuôi.
Tại dự thảo này, các hành
vi đối xử không nhân đạo với
vật nuôi đã được quy định cụ
thể về mức xử phạt.
Bỏ đói vật nuôi sẽ
b phạt
Tại Điều 29 về vi phạm các
quy định về hoạt động chăn
nuôi của dự thảo nêu rõ: Đối
với các trường hợp sử dụng
phương tiện, trang thiết bị
vận chuyển vật nuôi không
phù hợp, gây chấn thương
cho vật nuôi; không có biện
pháp để giảm đau cho hươu
sau khi thực hiện cắt nhung
sẽ bị phạt tiền 2-3 triệu đồng
đối với một trong các hành
vi vi phạm trên.
Điều 29 cũng quy định
phạt tiền 3-5 triệu đồng đối
với cơ sở giết mổ tập trung
nếu có một trong các hành
vi vi phạm: Không có nơi
lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ
sinh trước khi giết mổ; gây
đau đớn, đánh đập, hành hạ
vật nuôi trước khi giết mổ;
không có biện pháp gây ngất
vật nuôi trước khi giết mổ.
Đối với hành vi đánh đập,
hành hạ tàn nhẫn đối với vật
nuôi như đâm, chém vật nuôi
để mua vui; treo, bỏ đói vật
nuôi cho đến chết... sẽ bị phạt
tiền 5-7 triệu đồng.
Lý do cần đối xử
nhân đạo với vật nuôi
Có thể nói đây là lần đầu
tiên Việt Nam đưa vào luật
quy định chi tiết về việc đối
xử nhân đạo với vật nuôi, từ
khâu nuôi nhốt, vận chuyển
đến giết mổ.
Trước đó, trong Luật Thú
y cũng đã quy định về quy
trình giết mổ vật nuôi, tuy
nhiên những quy định về tính
nhân đạo lại không được quy
định chi tiết như Luật Chăn
nuôi 2018.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Tống Xuân
Chinh, Phó Cục trưởng Cục
Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT,
cho biết quy định về đối xử
nhân đạo với vật nuôi là hành
lang pháp lý quan trọng để
triển khai luật đi vào cuộc
sống và thực tiễn sản xuất.
“Ngoài thị trường trong
nước, chúng ta còn hướng
tới xuất khẩu, như hiện
đang xuất khẩu sữa, yến,
mật ong, thức ăn chăn nuôi,
thịt heo mảnh, gia cầm... Tất
cả những hiệp định thương
mại tự do mà chúng ta đã ký
cũng phải tuân thủ quy định
về phúc lợi động vật. Do đó,
ngay từ bây giờ nếu ta không
đáp ứng được yếu tố phúc
lợi động vật thì cũng không
thể xuất khẩu được” - ông
Chinh cho biết.
Vật nuôi ch t trong đau đớn sẽ ti t ra
nhiều độc tố
Trong chăn nuôi, nếu vật nuôi được nuôi trong điều kiện
tốt nhất thì con người cũng nhận được thứ thực phẩm từ
vật nuôi này cung cấp có chất lượng nhất, ngon nhất. Bởi
về mặt khoa học, nếu con vật chết trong đau đớn thì nó
sẽ tiết ra nhiều độc tố trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe
người tiêu thụ nó…
Về cơ bản, việc giết mổ vật nuôi của chúng ta chưa hoàn
toàn đáp ứng được yêu cầu về phúc lợi vật nuôi, như tình
trạng bơm nước, dùng búa đập cho vật nuôi đến chết, hay
vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ. Chúng ta thiếu
biện pháp về gây chết, như các nước có những biện pháp
gây chết tức thì để vật nuôi không bị đau đớn như gây ngạt
tức thì, dùng điện tức thì. Biện pháp này khiến cho vật nuôi
chết lâm sàng, không đau đớn khi bị giết mổ, không ảnh
hưởng đến chất lượng thịt.
Ông
NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
,
Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi
Hành hạ vật nuôi, có thể b phạt
đ n 7 triệu đồng
Ông Tống Xuân Chinh cho
biết ở Việt Nam, các doanh
nghiệp chăn nuôi lớn đã và
đang xuất khẩu các sản phẩm
chăn nuôi ra thị trường thế
giới đều đã thực thi vấn đề
phúc lợi với vật nuôi để đáp
ứng yêu cầu thị trường của
nước xuất đến.
“Ví dụ như Công ty Sữa
Vinamilk, Mộc Châu, TH...
là những doanh nghiệp điển
hình trong việc tuân thủ những
vấn đề liên quan đến phúc lợi
động vật” - ông Chinh nói.
Về mức xử phạt hành chính
2-7 triệu đồng đối với một
trong các hành vi vi phạm,
đại diện Cục Chăn nuôi cho
rằng đây là lần đầu tiên Việt
Nam đưa vào luật quy định
chi tiết về đối xử nhân đạo
với vật nuôi. Do vậy, ở giai
đoạn ban đầu mức xử phạt
không nên nặng quá để người
dân dần làm quen, đồng thời
cũng để tương thích với các
quy định khác.
“Đây là vấn đề còn chưa
phổ biến ở Việt Nam, nếu
không nói là còn khá mới
m . Do đó, khi triển khai vấn
đề này có thể sẽ gặp những
vướng mắc. Nhưng nếu cứ
e sợ không làm thì ch ng
khi nào chúng ta làm được.
Trong quá trình thực hiện,
nếu gặp vướng mắc chỗ nào
thì chúng ta sẽ điều chỉnh
chỗ đó” - Phó Cục trưởng
Cục Chăn nuôi Tống Xuân
Chinh chia s .•
Đây là lần đầu tiên nước ta có quy định chế tài cụ thể cho hành vi đối xử không nhân đạo với vật nuôi.
Ảnhminh họa: HỮUĐĂNG
Ở giai đoạn ban
đầu mức xử phạt
không nên nặng
quá để người dân
dần làm quen, đồng
thời cũng để tương
thích với các quy
định khác.
Các hành vi bỏ đói vật nuôi, đâm chémvật nuôi để mua vui... có thể bị xử phạt hành chính 2-7 triệu đồng.
Vì saonăm2020khôngnênviết tắt thành20?
Nếu viết tắt năm2020 thành 20 thì rất dễ bị các đối tượng xấu sửa đổi thành các nămkhác
để sử dụng vào nhữngmục đích xấu.
Bước sang năm 2020, một năm khá đẹp về mặt con số
nhưng nếu không cẩn thận thì đó là rủi ro cho những người
làm về sổ sách, kế toán, hay cho những ai thường xuyên
phải soạn thảo văn bản.
Sở dĩ nói như vậy là vì nhiều người có thói quen viết tắt
các ký tự ngày tháng năm, ví dụ như năm “1-1-2019” viết
thành năm “1-1-19”. Việc làm nhỏ này tưởng chừng vô hại
nhưng có thể mang tới hệ quả pháp lý khôn lường sau này.
Ví dụ, một giấy tờ thanh toán nào đó ghi nội dung “Thanh
toán kể từ ngày 1-1-20”. Một k xấu nào đó có thể sửa nó
bằng cách thêm vào số 19 phía sau số 20, thành “Thanh
toán kể từ ngày 1-1-2019”, như vậy số nợ phải trả tính từ
năm 2019. Đến khi xảy ra tranh chấp thì không thể chối cãi
vì giấy trắng mực đen đã rõ ràng.
Về mặt lập pháp, các nhà làm luật cũng đã có những quy
định rất rõ về vấn đề này.
ThS Nguyễn Nhật Khanh, Khoa luật hành chính nhà
nước, ĐH Luật TP.HCM, cho biết tại điểm b khoản 1 Điều
9 Thông tư 01/2011 của Bộ Nội vụ quy định về thể thức và
kỹ thuật trình bày trong văn bản hành chính đã quy định:
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy
đủ. Các số chỉ ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả Rập. Đối
với những số chỉ đơn vị ngày nhỏ hơn 10. Đối với số chỉ
đơn vị các tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước. Ví dụ:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2009 hoặc
Quận 1, ngày 10 tháng 02 năm 2010.
Theo ThS Khanh, sở dĩ phải ghi số 0 ở trước ngày nhỏ
hơn 10 là để hạn chế những trường hợp có thể làm sai lệch
ngày tháng, đơn cử người ta có thể thêm số 1 hoặc số 2 vào
trước ngày để làm lệch ngày của văn bản. Ví dụ như sửa
ngày 2 thành ngày 12 hoặc 22.
Tương tự, đối với cách ghi tháng, nếu không thêm số “0”
trước tháng 1 và tháng 2 thì rất dễ bị thay đổi thành tháng
11 hoặc tháng 12. Từ tháng 3 trở đi thì không cần thiết, bởi
lẽ nếu có ai chỉnh sửa thì cũng không có ý nghĩa vì không
có tháng 13, 14 hay 15.
Việc này cũng áp dụng tương tự đối với năm 2020,
trường hợp nếu người soạn văn bản viết tắt năm 2020 thành
20 thì rất dễ bị các đối tượng xấu sử dụng để sửa đổi thành
các năm khác để sử dụng vào những mục đích xấu. Từ đó,
sau này có thể tiềm ẩn rủi ro về pháp lý.
Vì vậy, nếu tất cả chúng ta nghiêm túc, chấp nhận chậm
1-2 giây để ghi đầy đủ, rõ ràng, đúng nguyên tắc về ngày,
tháng, năm trong tất cả hợp đồng, văn bản thì sẽ lấp được
khe hở để không bị k xấu lợi dụng về sau.
HỮU ĐĂNG
Được sử dụng bản sao giấy đăng ký
xe theo Ngh đ nh 100
Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ ngày 1-1-
2020 đã đưa ra quy định mới cho phép người
điều khiển phương tiện giao thông được sử dụng
bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký
phương tiện giao thông thay cho bản chính.
Cụ thể, theo khoản 13 Điều 80 nghị định trên,
người điều khiển phương tiện tham gia giao thông
đường bộ được sử dụng bản sao chứng thực giấy
đăng ký xe kèm bản gốc giấy biên nhận của tổ
chức tín dụng còn hiệu lực thay cho bản chính
giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng
giữ bản chính giấy đăng ký xe.
Quy định này cũng cho phép người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường sắt được
sử dụng bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng
ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường
hợp như trên.
Đây là một quy định chưa từng được đề cập tại
Nghị định 46/2016 trước đó. Cần lưu ý, trong các
trường hợp trên, bản sao giấy đăng ký phải được
chứng thực và người điều khiển phương tiện giao
thông phải xuất trình cả bản sao có chứng thực
giấy đăng ký và bản gốc giấy biên nhận còn hiệu
lực của tổ chức tín dụng khi lực lượng chức năng
kiểm tra để tránh bị xử phạt.
TRÚC PHƯƠNG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook