009-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Sắp khởi công cầu sắt
An Phú Đông
Cầu sắt An PhúĐông bắc qua sông VàmThuật sau khi hoàn thiện, đi vào
hoạt động sẽ tạo điều kiện cho hàng ngàn người dân quận 12 rút ngắn
khoảng cách khi đi vào trung tâmTP.HCM.
Nhiều nămqua, người dân vẫn phải qua lại giữa quận 12 và quậnGò Vấp bằng phà An PhúĐông.
Ảnh: THUTRINH
Cầu sắt An PhúĐông có kết cấu bằng thép, dài 238m, rộng
12,5 m cho hai làn xe ô tô và hai lề cho người đi bộ. Đường
dẫn hai bên cầu dài 1.166m, xây dựng hệ thống cống hộp có
kích thước 3 x 3 m, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, kè bê tông
cốt thép dọc bờ sông Vàm Thuật...
Phần đường đầu cầu quận Gò Vấp sẽ kết nối với đường
Nguyễn Thái Sơn hiện hữu. Đối với hệ thống thoát nước sẽ
xây dựng cống hộp, dọc kênh phía Gò Vấp để thoát nước
ra sông Vàm Thuật; hệ thống chiếu sáng công cộng sẽ tận
dụng hệ thống chiếu sáng hiện tại trên đường đầu cầu và xây
dựng bổ sung đèn LED chiếu sáng trên cầu; xây dựng kè dọc
bờ sông VàmThuật dọc quận 12 với chiều dài khoảng 19 m.
Theo Ban quản lý các công
trình giao thông TP, sở dĩ dự
án bây giờ mới được triển khai
là do quá trình lập dự án, đấu
thầu, lựa chọn đơn vị thi công,
xin giấy phép mới hoàn thành.
Hiện dự án đã được Sở GTVT
cấp giấy phép thi công.
Phường An Phú
Đông (quận 12) cách
trung tâm TP chỉ 8
km nhưng nơi đây
như một ốc đảo.
ĐÀOTRANG
S
ở GTVT TP.HCM vừa
thông qua phương án bảo
đảm an toàn giao thông
đường bộ và đường thủy để
thi công cầu sắtAn Phú Đông,
cây cầu nối quận Gò Vấp với
quận 12. Theo đó, thời gian
thi công là 180 ngày.
Cầu chưa xây, giá đất
đã tăng
Khi nghe thông tin TP sắp
triển khai xây cầu sắt An Phú
Đông, cây cầu bắc qua sông
Vàm Thuật, nhiều người dân
nơi đây đã tỏ ra hoài nghi.
Bởi theo nhiều người dân từ
khi chủ trương xây cầu sắt An
Phú Đông được TP phê duyệt
từ năm 2018, người dân nơi
đây đã vô cùng vui mừng vì
sau bao nhiêu năm đi làm, đi
học phải “qua sông lụy đò”,
thế nhưng đến nay dự án vẫn
chưa triển khai.
Anh Nguyễn Xuân Nhật,
một người dân quận 12, chia
sẻ: “Tôi nghe thông tin sắp
xây cầu nhưng mấy năm nay
vẫn chưa thấy cầu đâu. Trong
khi đó, giá đất khu vực hai đầu
cầu thì cứ tăng chóng mặt. Tôi
chỉ mong sao TP sớm triển
khai để người dân di chuyển
được thuận tiện hơn, vừa đỡ
mất thời gian, tránh khỏi cảnh
kẹt xe và các nguy cơ về tai
nạn trên sông”.
Tương tự, anh Nguyễn
Quốc Trực, người dân nơi
đây, cho biết phường An Phú
Đông cách trung tâm TP chỉ
8 km nhưng nơi đây như một
ốc đảo. “Nhiều năm nay, việc
kinh doanh buôn bán càng trở
nên khó khăn. Nơi đây giống
như một vùng quê hoang sơ,
hẻo lánh. Người dân đã nhiều
lần vui mừng vì nghe tin sắp
được làm cầu bắc qua sông
thay cho bến phà cũ nhưng
cứ lần này đến lần khác, đến
tận bây giờ vẫn chưa thấy
đâu” - anh Trực nói.
PhườngAn Phú Đông (quận
12) chỉ cách sân bay Tân Sơn
Nhất khoảng 4 km, gần giao lộ
Nguyễn Thái Sơn, Phan Văn
Trị và cũng dễ dàng di chuyển
đến các tỉnh Tây Nam bộ và
Đông Nam bộ. Tuy nhiên, để
đến quận Gò Vấp, di chuyển
vào trung tâm TP, người dân
phải di chuyển bằng phà qua
sông VàmThuật hoặc đi vòng
theo hướng quốc lộ 1A với
quãng đường dài thêm hàng
chục kilomet. Vào giờ cao
điểm, bến phà còn thường
xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ
và phà cũng bị cản trở bởi thủy
triều lên xuống.
Hoàn thành trong
năm 2020
Trao đổi với PV, ông Lương
Minh Phúc, Trưởng ban Quản
lý dự án đầu tư các công trình
giao thông TP, cho biết đầu
năm 2020 sẽ tiến hành xây
dựng cầu sắt An Phú Đông,
dự kiến cây cầu sẽ hoàn thành
trong năm2020. Đây là cây cầu
hứa hẹn nối hai quận, đảm bảo
an toàn giao thông, tạo điều
kiện phát triển kinh tế-xã hội.
Cây cầu có tổng mức đầu tư
là 79,5 tỉ đồng.
Còn theo ông Phạm Quốc
Chương,TrưởngbanĐiềuhành
dự án đường bộ 3, thuộc Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình giao thông TP,
cầu sắt An Phú Đông sẽ được
xây dựng tại vị trí bến phà hiện
hữu. Bến phà cũ sẽ được dịch
chuyển sang bên cạnh cầu để
tiếp tục phục vụ người dân
có nhu cầu đi lại bằng phà.
Cầu sắt mới sẽ thay bến phà
cũ, tạo thuận tiện, an toàn cho
người dân đi lại qua sôngVàm
Thuật, rút ngắn khoảng cách.
Theo Sở GTVT, sở đã chỉ
đạo chủ đầu tư khẩn trương
hoàn tất các thủ tục về đầu tư
và triển khai thực hiện dự án
theo đúng quy định. Đồng thời
phải có giải pháp phân luồng
giao thông hợp lý, đảm bảo an
toàn giao thông đường thủy và
đường bộ trong suốt thời gian
thi công. Ngoài ra, chủ đầu tư
phải có những biện pháp đảm
bảo an toàn lao động, bảo vệ
môi trường, an toàn công trình
và công trình lân cận trong
quá trình thiết kế, thi công và
khai thác.•
Tân Sơn Nhất chật kín người
đón Việt kiều về quê ăn tết
Ngày 9-1, đại diện Cảng hàng không quốc tế
(HKQT) Tân Sơn Nhất cho biết cảng đã chính thức
bước vào ngày đầu tiên đợt cao điểm tết. Hiện Cảng
HKQT đã chủ động bố trí nhân viên an ninh thường
xuyên nhắc nhở khách đến đón không gây mất trật tự,
chen lấn để dành lối đi cho khách thuận tiện di chuyển.
Theo ghi nhận của PV tại ga quốc tế Cảng HKQT
Tân Sơn Nhất, lượng khách bắt đầu tăng do khách Việt
kiều về quê ăn tết. Ngoài ra, tại đây có rất nhiều người
thân chen chân, nằm, ngồi ở khu vực sảnh ga đến để
chờ đón người thân. Hầu hết là người dân ở các tỉnh
lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-
Vũng Tàu đã tổ chức nhiều chuyến xe với nhiều gia
đình đến sân bay từ rất sớm.
Theo một đại diện của VietnamAirlines, nhu cầu đi
lại của hành khách trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý
2020 đang ngày càng tăng cao. Tỉ lệ lấp đầy ghế trên
các đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh/TP miền Bắc và
miền Trung từ ngày 15 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng
đã đạt 80%-90%.
Để đảm bảo hành khách có thể đặt chỗ thuận tiện,
hãng chủ động tăng cường nhiều chuyến bay dịp cao
điểm, khai thác gần 24 tiếng trong ngày để hành khách
có nhiều lựa chọn. Một số ngày cao điểm, hãng dự
kiến khai thác gần 600 chuyến. Các máy bay thân rộng
Boeing 787-9, Boeing 787-10, Airbus A350 với số ghế
nhiều hơn, tiện nghi hơn cũng được khai thác tối đa.
PHONG ĐIỀN
Nhiều gia
đình đến sân
bay Tân Sơn
Nhất rất sớm
để đón Việt
kiều về quê
ăn tết. (Ảnh
chụp ngày
8-1). Ảnh:
PHONGĐIỀN
Cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Dầu Giây thu về 1.300 tỉ đồng
Ngày 9-1, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường
cao tốc Việt Nam (VEC) có báo cáo kết quả khai thác
bốn tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài
- Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây do đơn vị này quản lý.
Theo đó, trong năm 2019, đã có 46,3 triệu phương
tiện lưu thông trên bốn tuyến cao tốc trên. Trong đó,
cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có mật độ
phương tiện qua lại đông đúc nhất trong các tuyến giao
thông trọng điểm khu vực phía nam.
Về doanh thu, bốn tuyến cao tốc của VEC đưa về
số tiền trên 4.000 tỉ đồng. Trong đó, tuyến cao tốc Nội
Bài - Lào Cai tiếp tục giữ vị trí số 1 với số tiền 1.560 tỉ
đồng (vì đây là tuyến cao tốc dài nhất, 245 km). Đứng
sau là cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với
số tiền trên 1.300 tỉ đồng.
Trong năm 2019, VEC cũng phát hiện 62.000 lượt
phương tiện quá tải. Qua đó, doanh nghiệp thực hiện
từ chối phục vụ 58.000 phương tiện, tương đương
cùng kỳ năm 2018. Tình trạng phương tiện dừng đỗ, đi
ngược chiều, vượt trạm trốn phí, gây rối làm mất trật
tự, ùn tắc tại trạm thu phí có chiều hướng tăng lên. Đặc
biệt là hành vi hành hung nhân viên làm nhiệm vụ trên
đường cao tốc… trong năm 2019 vẫn tiếp tục diễn biến
phức tạp và chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Cụ thể, trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và
Nội Bài - Lào Cai, trong năm qua xảy ra gần 4.470
trường hợp dừng đỗ xe trái phép, 1.400 trường hợp
phương tiện vượt trạm trốn phí và hai vụ hành hung
nhân viên thu phí…
“Các hành vi vi phạm nêu trên trong năm 2019
tăng cao, nguyên nhân chính là do VEC không được
áp dụng quy định nội bộ (Quyết định 13/QĐ-VEC-
HĐTV) để từ chối các phương tiện vi phạm và đối
tượng vi phạm đi vào cao tốc. Trong khi đó, lực lượng
cảnh sát giao thông quân số ít, không đủ lực lượng để
giải quyết toàn bộ các phương tiện vi phạm, dẫn đến
người vi phạm “nhờn” luật, tái phạm…” - lãnh đạo
VEC nhận định.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook