009-2020 - page 8

8
Tiêu điểm
Đô thị -
ThứSáu10-1-2020
“TP phải tổ chức
từng bước, ở từng địa
bàn thuận lợi cho
các tuyến dành riêng
hay ưu tiên cho xe
buýt để tạo lực hấp
dẫn cho phương thức
vận tải này.”
PGS-TS
Phạm Xuân Mai
Hiến kế “giải cứu” xe buýt
ở TP.HCM
Chuyên gia cho rằng TP.HCMcần hỗ trợ trực tiếp cho người dân, thay vì tài xế,
để tránh gian lận trong vận tải hành khách công cộng.
THUTRINH- THYNHUNG
N
hân sự việc nhiều tài xế
xe buýt tập trung đình
công để đòi hai tháng
tiền lương từHTX19-5 tại bến
ĐH Quốc gia mới đây, nhiều
ý kiến cho rằng hoạt động xe
buýt hiện nay còn biểu hiện
nhiều mặt hạn chế. Do đó, để
tránh những tình trạng tương
tự, TP cần phải tập trung khắc
phục những mặt hạn chế này.
Nhiều nguyên nhân
người dân bỏ xe buýt
Ông Võ Khánh Hưng, Phó
GiámđốcSởGTVTTP.HCM,cho
rằng hiện nay xe buýt còn gặp
nhiều khó khăn, nhất là về
kinh phí và trợ giá xe buýt. Sở
GTVTmong muốn mạng lưới
xe buýt TP được trải rộng ra
đáp ứng được mọi nơi, mọi
đối tượng. Để làmđược những
điều này thì đòi hỏi TP phải có
một khoản kinh phí nhất định.
Nói về nguyên nhân hành
khách đi xe buýt sụt giảm,
ông Trần Quang Lâm, Giám
đốc Sở GTVT, cho biết việc
trợ giá xe buýt đã giảm dần từ
năm 2012 đến nay. Lý do là
hạ tầng giao thông chưa đảm
bảo và cấu trúc không gian
đô thị đường nhỏ, người dân
ở phân tán nhiều nơi nên xe
buýt không đáp ứng kịp.
Theo ông Lâm, nguyên
nhân chính dẫn đến người dân
không lựa chọn đi xe buýt là
do thời gian xe buýt di chuyển
chưa đáp ứng nhu cầu đi lại
hằng ngày của họ. Ngoài ra,
tần suất một số xe buýt bị cắt
giảm nên không tiếp cận được
với người dân.
“Nguyên nhân sâu xa, cấu
trúc mạng lưới xe buýt chưa
tiếp cận được người dân, hành
trình thời gian không cạnh
Bến xe buýt ĐHQuốc gia - nơi các tài xế đình công để đòi tiền lương. Ảnh chụp ngày 9-1. Ảnh: THUTRINH
Ông Nguyễn Đức Trí, Phó
Giám đốc Trung tâm Quản lý
giao thông công cộng, cho hay
trung tâm đã báo cáo bên Sở
GTVT, UBNDTP về những chính
sáchđảmbảo kinhphí chohoạt
động xebuýt năm2020. Qua đó
giảiquyếtnhữngvướngmắccủa
năm 2019, tạo nên sự ổn định
và phát triển thêm được nhiều
tuyến xe buýt mới, đảm bảo
phục vụ cho người dân.
Trước đó, ngày 7-1, khoảng 50 tài xế tập trung đình công tại
bếnxebuýtĐHQuốcgiađểđòi nợhai tháng lương từHTX19-5.
“Hai tháng không có lương, làmcả năm trời mà không nhận
được tiền thưởng nên tài xế đình công. Hiện nay xe buýt đang
gặp rất nhiều khó khăn, do vậy nhiều tài xế muốn nghỉ để
chuyển đổi công việc” - một tài xế xe buýt cho hay.
Trao đổi với PV, đại điệnHTX 19-5 cho hay việc trả lương cho
nhân viên được giao cho chủ xe nhưng gần đây nhiều nhà xe
gặpmột số khó khăn, dẫn tới thanh toán chậm tiền lương cho
nhân viên. Hiện HTX đã ứng tiền chi trả xong phần lương hai
tháng cho tài xế và đã hoạt động bình thường. Ngày 20-1 tới,
đơn vị sẽ thanh toán tiền thưởng cho tài xế.
Đề xuất cấmxe tải trọng lớnqua cầuRạchMiễugiờ caođiểm
Ngày 9-1, ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở GTVT
Bến Tre, thông tin qua khảo sát cho thấy hiện nay mỗi
ngày đêm có khoảng 18.000 lượt ô tô các loại qua cầu
Rạch Miễu. Riêng ngày thứ Bảy, Chủ nhật tăng lên
khoảng 20.000 phương tiện/ngày đêm. Trong khi đó, theo
thiết kế, cầu Rạch Miễu chỉ cho 6.000 lượt phương tiện
qua lại/ngày đêm.
“Hiện nay lượng phương tiện đã vượt gấp ba lần thiết
kế nên tình trạng ùn ứ, kẹt xe qua cầu thường xuyên xảy
ra” - ông Hoàng cho biết. Theo ông Hoàng, trước tình
hình trên, tỉnh Bến Tre và Tiền Giang đã thống nhất chủ
trương đề xuất Bộ GTVT khảo sát và lắp biển báo cấm
phương tiện tải nặng qua cầu Rạch Miễu.
Cụ thể, hai sở này đề xuất cấm các xe tải trên 18 tấn
qua cầu từ 15 giờ đến 18 giờ ngày thứ Bảy (hướng từ
Tiền Giang đi Bến Tre) và cấm từ 15 giờ đến 20 giờ ngày
Chủ nhật (hướng từ Bến Tre đi Tiền Giang).
Ông Hà Ngọc Nam, Phó Giám đốc Công ty TNHH
BOT Cầu Rạch Miễu, cho hay hiện nay tần suất xảy ra
ùn ứ, kẹt xe tại khu vực cầu Rạch Miễu dày đặc hơn
trước. Nếu như trước đây tình trạng kẹt xe chỉ thường
xảy ra vào những dịp lễ, tết hoặc cuối tuần thì hiện nay
ngay cả những ngày thường cũng xảy ra ùn ứ.
Công ty BOT Rạch Miễu cũng vừa phối hợp với Ban
ATGT tỉnh Tiền Giang, Bến Tre cùng lực lượng CSGT
Chi cục Quản lý đường bộ 4.3 khảo sát tình hình giao
thông khu vực cầu Rạch Miễu. Qua đó, xây dựng kế
hoạch đảm bảo trật tự, ATGT trước, trong và sau tết
Nguyên đán năm 2020. Cũng theo ông Nam, tết năm nay
như thường lệ, Công ty BOT Cầu Rạch Miễu vẫn bố trí
xe cứu hộ tại hiện trường cầu, kịp thời giải cứu sự cố
giao thông xảy ra trên cầu nhằm tránh kẹt xe qua khu
vực.
Theo ghi nhận, hiện nay vào các ngày cao điểm cuối
tuần, lễ, tết,… lượng phương tiện tham gia giao thông
qua cầu Rạch Miễu và quốc lộ 60 rất đông nên thường
xuyên xảy ra ùn tắc giao thông trên cầu và hai bờ quốc lộ
60 đoạn xã An Khánh (huyện Châu Thành, Bến Tre) và
phía TP Mỹ Tho (Tiền Giang).
ĐÔNG HÀ
trạnh với phương thức đi lại
của xe hai bánh” - ông Lâm
nhận định.
Ông Nguyễn Đức Trí, Phó
GiámđốcTrung tâmGiao thông
công cộngTP.HCM, SởGTVT
TP.HCM, chia sẻ: Khó khăn
về chi phí trợ giá xe buýt thấp,
kinh doanh lỗ dẫn đến không
đủ kinh phí để duy trì. Đồng
thời, việc khoán hành khách
trên tuyến cao lên đối với các
doanh nghiệp đầu tư, trong khi
đó doanh nghiệp không đảm
bảo doanh thu trên tuyến nên
việc thực hiện khá khó khăn.
Đó là những nguyên nhân dẫn
đến kinh doanh lỗ, các doanh
nghiệp xin giảm chuyến trong
thời gian qua.
Hỗ trợ trực tiếp cho
người dân
Trước thực trạng khó khăn
của hoạt động xe buýt như
hiện nay, TS PhạmHùng, Phó
Phân viện trưởng Phân viện
Khoa học công nghệ GTVT
phía nam, đánh giá thời gian
gần đây xuất hiện nhiều thông
tin bất cập về xe buýt như họ
bỏ vé, quay đầu không đúng
tuyến trung tâm... Vậy tại sao
Nhà nước phải hỗ trợ giá, trong
khi cơ chế thị trường tự điều
tiết sản lượng cho xe buýt?
Nếu trường hợp Nhà nước
ép buộc HTX chỉ được kinh
doanh những tuyến mà không
có khách thì Nhà nước phải hỗ
trợ xe buýt và có đường link
vận chuyển ở đó đảm bảo thu
hút hành khách. Xe buýt cũng
cần có sự hấp dẫn riêng, tuy
nhiên hệ thống vận chuyển giá
rẻ, nhanh, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người dân
thì TP chưa có nên Nhà nước
phải bù khoản đó.
Theo đánh giá của TSHùng,
khi tốc độ công nghiệp hóa
khiến con người không có
thời gian để “thở” mà hành
khách đi mấy kilomet mới có
vị trí đón, một chuyến xe mất
2 tiếng đồng hồ mới đến địa
điểm. Trong khi xe ôm công
nghệ chỉ cần 30 phút là đến,
loại hình xe ôm này cũng là
một dạng xe buýt ít chỗ. Đó
là nguyên nhân xe buýt không
thu hút hành khách.
Để phát huy hiệu quả của xe
buýt, theo TSHùng, Nhà nước
không nên hỗ trợ giá trực tiếp
cho tài xế vì sinh ra gian lận,
mà trợ giá bằng cách đưa trực
tiếp cho người nghèo, sinh viên
và hành khách có nhu cầu. Họ
đi nhiều trả nhiều, đi ít trả ít.
Địa phương hoặc đơn vị quản
lý sẽ là nơi nắm thông tin để
biết người nào cần.
PGS-TS Phạm Xuân Mai,
nguyên Trưởng Khoa kỹ thuật
giao thông, ĐH Bách khoa
TP.HCM, cũng cho rằng giai
đoạn 2014-2018 bình quânmỗi
năm khách đi xe buýt giảm
6,6%, năm 2019 hành khách
đi xe buýt tiếp tục giảm 13%
so với năm2018. Đây là những
con số rất đáng báo động về
vận tải xe buýt ở TP.HCM.
ÔngMai đặt vấn đề TP phải
đáp ứng hai điều kiện quan
trọng là tạo ra một hành lang
hoạt động cho xe buýt và chạy
đúng giờ, đảm bảo thời gian đi
lại phù hợp (tốc độ bình quân
30 km/giờ).
Hai điều kiện này không
phụ thuộc vào xe buýt hay đơn
vị vận tải, mà phụ thuộc vào
vấn đề giao thông. Ở TP, xe
buýt không thể chạy đúng giờ,
đảm bảo thời gian đi lại phù
hợp cho hành khách cũng do
nguyên nhân kẹt xe là chính.
Do vậy, theo kinh nghiệm
và thông lệ của các nước thì
xe buýt phải có làn đường
dành riêng hay ưu tiên thì mới
đảm bảo được chạy đúng giờ,
đảm bảo thời gian đi lại tốt
cho hành khách. Vấn đề đặt
ra là TP có đủ quỹ đường và
năng lực thực thi, pháp lý để
làm đường dành riêng hay ưu
tiên cho xe buýt hay không.
“Theo tôi, TP phải tổ chức
từng bước, ở từng địa bàn thuận
lợi cho các tuyến dành riêng
hay ưu tiên cho xe buýt để thu
hút sự tham gia vào giao thông
công cộng của người dân. Sau
đó mới mở rộng ra theo từng
khu vực” - ông Mai nói.
Bên cạnh đó, theo ông Mai,
những vấn đề song song cần
được giải quyết như tổ chức
lại hệ thống vận tải công cộng
theo hình thức PTA (chính
quyền giao thông) để có thể
huy động nguồn kinh phí xã
hội hóa khá lớn cho xe buýt.
Đồng thời, TP cần thay đổi
hệ thống dịch vụ của xe buýt
nhằm đảm bảo sự hài lòng của
người dân. Ngoài ra, phải thay
đổi tất cả xe buýt cũ bằng hệ
thống xe buýt mới, sàn thấp,
tiệnnghi, thân thiệnmôi trường.
Đặc biệt, các giải pháp vĩ mô
khác về quy hoạch giao thông,
quy hoạch TP...•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook