082-2020 - page 14

14
Thể thao -
Thứ Tư15-4-2020
Đội tuyển Malaysia với phương án chống “cách ly xã hội”
Thái Lan lokhôngđủ
quânđể đòi ngôi vua
AFFCup
Sau chuỗi ngày với đủ mọi toan tính tiêu cực
như bỏ AFF Cup 2020 hoặc đưa thành phần
U-23 đá giải hàng đầu khu vực Đông Nam
Á, mới đây Thái Lan đã chính thức xác định.
LĐBĐ Thái Lan (FAT) giao nhiệm vụ cho
HLV Akira Nishino tập trung, đưa thành phần
mạnh nhất dự AFF Cup 2020 với mong muốn
đòi lại ngôi vua.
Mong muốn là thế nhưng FAT cùng HLV
Akira Nishino cũng có nỗi lo riêng không nhỏ
đó là làm sao để các tuyển thủ đang thi đấu tại
nước ngoài, đặc biệt là đá J-League ở Nhật sẽ
trở về góp mặt ở AFF Cup 2020.
Thái Lan vẫn không thể quên thất bại
tại AFF Cup 2018 khi vắng ba tuyển thủ
Chanathip, Dangda và Bunmathan (dự
J-League CLB không cho về) và bị Malaysia
loại ở bán kết.
AFF Cup 2020, Thái Lan cũng đối mặt với
nguy cơ thiếu đến bốn cầu thủ hay nhất vì
các CLB Nhật không nhả quân là Chanathip,
Kawin (Consadole Sapporo), Dangda (Shimizu
S-Pulse) và Bunmathan (Yokohama F
Marinos). Vắng bốn trụ cột này thì mục tiêu
đòi lại ngôi vô địch của Thái Lan rất khó và đó
là lý do khiến trước đây Thái Lan có ý “đá bỏ”
giải đấu hàng đầu Đông Nam Á bằng đội trẻ
hoặc bỏ không tham dự giải.
Ngay bây giờ HLV Akira Nishino đang rà
soát lực lượng chuẩn bị AFF Cup trong điều
kiện không có sự phục vụ của bốn tuyển thủ
đang đá ở Nhật.
Người tiếc nhất khi không cùng đội tuyển
Thái Lan chơi AFF Cup 2020 có lẽ là trung
phong Dangda. Cầu thủ này đang đứng trước
cơ hội phá kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất
tại các kỳ AFF Cup thì mới đây bất ngờ được
CLB Shimizu S-Pulse của Nhật mời ký hợp
đồng một năm. Hiện Dangda đứng thứ nhì với
15 bàn cùng với đàn anh Worawut Srimaka và
Lê Công Vinh của Việt Nam tại các kỳ AFF
Cup, sau Noh Alam Shah của Singapore (17
bàn).
Để chuẩn bị cho các giải đấu quan trọng
trong năm của đội tuyển Thái Lan gồm AFF
Cup và vòng loại World Cup 2022, Thai-
League lên kế hoạch bốc thăm lại và chỉ đá
một lượt (không có lượt về).
TẤN PHƯỚC
CÔNGTUẤN
C
ácchuyêngiachorằngphá
vỡmô hình “siêumẫu” là
điều tất yếunhưngvới quy
hoạch để có nhiều đội hạng
Nhất và quy hoạch những đội
chuyên nghiệp không đủ tiêu
chuẩn thì cái nào tốt hơn.
Giải hạng Nhất quốc gia
mùa này vẫn chưa khởi tranh
và các đội bóng mới chỉ biết
có một suất xuống hạng Nhì
trong khi vé lênV-League vẫn
còn bỏ ngỏ. Điều lệ giải có từ
trước khi bóng lăn nhưng ban
tổ chức vẫn có quyền thay đổi.
Như ở hạng Nhì sẵn sàng tăng
lên ba đội chơi hạng Nhất, dù
banđầu chỉ tính cómột đội như
năm ngoái.
Lý thuyếtVFFquyhoạchba
giải V-League, hạng Nhất và
hạng Nhì đều có mỗi giải 14
đội thamdự ngay từmùa 2021
nhưng thực tế không đơn giản.
Đặcbiệt ởcácCLBtrongnhóm
lưng chừng không thể lên cũng
không muốn rớt hạng.
Thách thức lớn nhất cho
các nhà làm giải là tình trạng
rất nhiều CLB gặp khó khăn,
thường rơi vào hạngNhất từng
bỏ giải hoặc không có khao
khát lên chơi V-League. Từng
có BìnhĐịnh, ĐồngNai, Lâm
Đồng, Kiên Giang… bỏ giải
hoặc giải thể. Hay nhưCàMau
muốn rớt hạng Nhì thì đã rớt.
Giải pháp duy nhất của VFF
là… chấp nhận cho họ dừng
cuộc chơi và phạt rơi xuống
hạngBa theo đúng quy chế (và
cũng đúng với mongmuốn lẫn
thực lực của các đội lên đá thì
hoành tráng nhưng cần duy trì
thì hết tiền).
Nguyên do các CLB thiếu
kinh phí theo quy định ở giải
hạng Nhất mỗi mùa phải có
tối thiểu 21 tỉ đồng (V-League
ít nhất có 35 tỉ đồng). Nó dẫn
đến sự thamgia thất thường tại
hạng Nhất khi có mùa chỉ còn
bảyđội, có lúc lên tám, 10.Hay
hiếmhoi nhưmùanày là12đội
Ai chơi theo quy hoạch
của VFF?
Mặt trái của quy hoạch và
khó khăn mùa dịch COVID-19
VFF cho biết các CLB đồng thuận cao về phương án quy
hoạch tạo điều kiện cho các địa phươngphát triển phong trào
vànângcao tínhcạnh tranh, tạonguồnnhân lực chođội tuyển
quốc gia. Cả ba giải V-League, hạng Nhất và hạng Nhì đều có
mỗi giải 14 đội là đúng với lộ trình quy hoạch từ năm2021 dù
mùa này vẫn chưa cóquyết định sẽ chơi kiểugì, do ảnhhưởng
của COVID-19. Việc tăng số lượng CLB tham dự giải giúp họ
tăngcườngcọxát nhưngkhảnăng tăngchất lượnggiải đấu thì
chưa vì thực tế có những đội bóng chỉ gópmặt cho đủ tụ.
TT
Quy hoạch của
VFF ở giải hạng Nhì
có ba đội lên hạng
Nhất mùa sau “vô
tình” mở cửa rất
rộng cho tân binh
CAND hay Phù
Đổng. Những đội
có “ông chủ” và có
“thân thế” đứng sau.
Cần Thơ từng đá chuyên nghiệpmà nợ lương cầu thủ, cònHLV thì cứmặc sứcmua cầu thủ giá cao.
Đội xuống hạng rồi giải tánmà vẫn còn nợ. Ảnh: XUÂNHUY
bóng và bất ngờ điểm mặt có
ba anh rất muốn lên.
VFF dù rất muốn giải xôm
tụ nhưng không có phương án
giúp đỡ các đội bóng cần tồn
tại vì đơn giản mọi thứ phải
lệ thuộc vào nguồn ngân sách
của địa phương hoặc sự chống
lưng của doanh nghiệp. Vấn
đề cốt lõi này kéo theo nhiều
đội bóng dở khóc dở cười khi
đang đá thì doanh nghiệp hờn
dỗi rút ra bởi dự án hay quyền
lợi bị ảnh hưởng.
Cũng cần biết là VFF mới
chỉ côngnhận12đội hạngNhất
và 14 đội V-League là những
CLB chuyên nghiệp với quy
chế cấp phép lý thuyết thì chặt
chẽ nhưng lại rất “thông cảm”.
Như hồi Cần Thơ đá chuyên
nghiệp mà nợ chồng chất và
thiếu lương cầu thủ, hay Kiên
Giang ăn đong từng bữa gom
góp cầu thủ từ khắp nơi. Gần
nhất là sự chặt chẽ trong quy
chế và điều kiện chuẩn chuyên
nghiệpnhưngxemmặtsânVinh
thì lại thua cả sân phong trào.
Có năm tiêu chí để cấp phép
CLB chuyên nghiệp là điều
kiện thể thao, nhân sự và hành
chính,pháplýnhưnggặprắcrối
nhiều nhất ở tiêu chí cơ sở vật
chất và tài chính - tiêu chí hay
được thông cảm cho qua nhất.
Nhìn vào 12 đội hạng Nhất
hiện tại, người tađếmkhônghết
số ngón củamột bàn tay có nội
lực và khát vọng lênV-League,
còn lại chỉ duy trì… cho vui
hoặc đối diện nguy cơ mất tên
bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, quy hoạch của
VFF ở giải hạng Nhì có ba đội
lênhạngNhấtmùasau“vôtình”
mở cửa rất rộng cho tân binh
CANDhay PhùĐổng. Những
đội có “ông chủ” và có “thân
thế” đứng sau.
Đó là chưa kể hạng Nhì lên
ba đội nhưng ở giải hạng Ba
hiện chỉ có chín đội và có đội
tồn tại nhờ… năn nỉ.
Hyvọngvớiýtưởngtốtnhằm
tạosựpháttriển,nhữngnhàbóng
đácũngbànđếnkhíacạnhkhác
đó làsiết đầuvàoquachuẩnhóa
về chất chuyênnghiệp thực thụ
cả về chuyênmôn lẫn tiềm lực
tài chính, còn ai chưa đủ hoặc
muốn chơi phong trào thì xin
mời cứ ở phần đế phong trào.
Bởi đâu nhất thiết cứ phải 14
đội chuyên nghiệp rồi làmkhổ
hạng Nhất, hạng Nhì… phải
chạy theo, còn phong trào thì
đếm trên đầu ngón tay.•
HLV Tan Cheng Hoe của đội tuyển Malaysia, đối thủ lượt
trận thứ sáu của tuyển Việt Nam ở bảng G vòng loại World
Cup 2022, đang có ý định phá bỏ luật MCO (luật cách ly xã
hội ngừa lây lan dịch COVID-19 của nhà nước Malaysia).
Ông Tan Cheng Hoe quả quyết với báo chí nước này:
“Nếu như tình hình sang tháng 6 Malaysia vẫn còn áp dụng
luật MCO, nhiều khả năng tôi chọn một địa điểm nào đó
để tập trung đội tuyển quốc gia theo lịch FIFADays. Vì đội
tuyển Malaysia cần phải duy trì phong độ cao khi bóng lăn
trở lại. Tôi muốn các cầu thủ của tôi phải giữ guồng quay
mạnh mẽ, phải có cảm giác thi đấu tốt và sự ăn ý toàn đội...”.
HLV Tan Cheng Hoe tính cả đến trường hợp CLB không
đồng ý cho cầu thủ lên đội tuyển vào tháng 6 do tuân thủ luật
MCO thì ông sẽ có những phương án phụ để đảm bảo việc
tập trung đủ quân số. “Là một HLV, tôi muốn có cầu thủ tốt
nhất và tập trung trong điều kiện tốt nhất. Điều tôi lo lắng
nhất ở đây sau dịch COVID-19 sẽ là lịch thi đấu dày đặc, cầu
thủ sẽ đối mặt với nguy cơ chấn thương cao. Vì thế nên tôi
phải tính đến nhiều phương án, nhiều giải pháp” - HLV Tan
Cheng Hoe nói.
Hiện ông Tan Cheng Hoe đang ở nhà cùng gia đình tại
Penang nhưng vẫn đang kiểm soát chặt chẽ và tư vấn cho các
tuyển thủ tập luyện tại nhà theo giáo án riêng của ông.
HLV Tan Cheng Hoe rất hy vọng vào cuộc tái đấu với thầy
trò ông Park Hang-seo bằng một đội hình trẻ, khỏe, có phong
độ cao, lại có thêm nhiều cầu thủ nhập tịch mà ông cho rằng
sẽ làm mới đội Malaysia.
DUYÂN
VFF đưa ra quy hoạch số lượng đội bóng thamgia các giải vô địch Việt
Namvới mục tiêu phát triển thêm số đội hạng Nhất để thoát mô hình
“siêumẫu”.
Bóng đá Thái Lan bị ámảnh thất bại tại AFF Cup 2018 do
thiếu những trụ cột thi đấu ởNhật. Ảnh: GETTY IMAGES
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook