082-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư15-4-2020
Tiêu điểm
VIẾT LONG
V
ăn phòng Chính phủ đã
có thông báo về việc
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đồng ý chuyển hình
thức đầu tư tám dự án thành
phần thuộc dự án đường bộ
cao tốc Bắc-Nam và cao tốc
Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Theo đó, hình thức đầu tư
các dự án này được chuyển
từ đối tác công tư (PPP) sang
đầu tư công.
Kiến nghị bổ sung
11.500 tỉ cho cao tốc
Bắc-Nam
Đối với dự án đường bộ
cao tốc Bắc-Nam, thực hiện
theo nghị quyết của Quốc hội
(QH), Thủ tướng giao cho Bộ
KH&ĐT báo cáo.
Cụ thể, bộ này thừa ủy
quyền của Chính phủ báo cáo
Bộ Chính trị và trình QH (tại
kỳ họp thứ 9, dự kiến tháng
5-2020) điều chỉnh chủ trương
đầu tư tám dự án thành phần
sang đầu tư công.
Sau khi QH thông qua chủ
trương (dự kiến ngày 30-5-
2020), Chính phủ sẽ ban hành
nghị quyết triển khai nghị quyết
củaQHvà giaoBộGTVT thực
hiện ngay các thủ tục đầu tư
theo quy định.
Để rút ngắn thời gian chuẩn
bị, Bộ GTVT vừa có báo cáo
Chính phủ về lộ trình triển
khai dự án. Theo đó, sau khi
QH ban hành nghị quyết, Bộ
GTVT sẽ triển khai ngay việc
phê duyệt điều chỉnh dự án.
Tiếp đó, BộGTVTphê duyệt
Các hãng hàng không chỉ bán vé
khi được cấp phép bay
Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn gửi
các hãng hàng không (HHK) về kế hoạch khai thác
các đường bay nội địa từ ngày 16 đến 30-4.
Theo đó, cơ quan này yêu cầu bốn HHK bao gồm
Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines
và Bamboo Airways chỉ được phép mở bán các
chuyến bay cho giai đoạn từ ngày 16-4 sau khi được
Cục Hàng không cấp phép bay.
Quy định này nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm
Chỉ thị 16 của Thủ tướng về các biện pháp cấp bách
phòng, chống dịch COVID-19. 
Bên cạnh đó, Cục Hàng không yêu cầu các hãng
gửi đề nghị cấp phép bay cho giai đoạn từ ngày 16
đến 30-4 ngay trong ngày 14-4 để cơ quan này tổng
hợp, xem xét.
Trước đó, một số HHK công bố kế hoạch khai
thác chặng bay nội địa trở lại từ ngày 16-4.
Mới đây, Bamboo Airways thông báo sẽ khai thác
bay nội địa trở lại từ ngày 16-4. Đồng thời tiến tới
khai thác bình thường trở lại các đường bay kết nối
Hà Nội và TP.HCM tới hầu hết sân bay trên toàn
quốc từ ngày 20-4.
Tương tự, VietJet Air cũng đăng tải thông tin về
việc sẽ khai thác trở lại các đường bay nội địa từ
ngày 16-4.
Trước đó, từ ngày 1 đến 15-4, Cục Hàng không
yêu cầu các HHK thực hiện nghiêm Chỉ thị 15 của
Thủ tướng Chính phủ, hạn chế số lượng các chuyến
bay nội địa trong giai đoạn cách ly xã hội.
Các HHK Việt Nam trong giai đoạn này đều đã
cắt giảm hầu hết đường bay nội địa để phục vụ
phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Bốn hãng bay
trong nước chỉ còn khai thác ba đường bay Hà Nội -
TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng và TP.HCM - Đà Nẵng.
VIẾT LONG
Từ ngày 25-4, chú ý lưu thông
trên đường Tôn Đức Thắng
Sở GTVT TP.HCM vừa có thông báo điều chỉnh
phân luồng giao thông trên đường Tôn Đức Thắng
(quận 1) để phục vụ thi công dự án cầu Thủ Thiêm 2.
Cụ thể, Sở GTVT cho biết từ ngày 25-4 đến 20-7,
giao lộ Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh - Lê
Thánh Tôn (quận 1) tạm thời bị chiếm dụng để thi
công nhịp dầmAS3 - AS5 của dự án cầu Thủ Thiêm
2.
Phương án tổ chức giao thông như sau:
Hướng đi thẳng từ đường Nguyễn Hữu Cảnh đến
đường Lê Thánh Tôn: Nguyễn Hữu Cảnh → rẽ phải
vào đường Tôn Đức Thắng → quay đầu tại các điểm
mở trên đường Tôn Đức Thắng → Lê Thánh Tôn.
Hướng rẽ trái từ đường Nguyễn Hữu Cảnh vào
đường Tôn Đức Thắng: Sử dụng phần đường mở
rộng với bề rộng 9 m để lưu thông.
Hướng rẽ trái từ đường Tôn Đức Thắng vào
đường Nguyễn Hữu Cảnh: Tôn Đức Thắng → quay
đầu tại nhịp giữa trụ AS7 và trụ AS8 → Tôn Đức
Thắng → Nguyễn Hữu Cảnh.
Sở GTVT cho biết thêm, tổ chức giao thông tại
giao lộ Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh theo
chế độ hai pha. Các loại xe rẽ phải từ đường Nguyễn
Hữu Cảnh vào đường Tôn Đức Thắng và từ đường
Tôn Đức Thắng vào đường Nguyễn Hữu Cảnh được
phép lưu thông liên tục.
THU TRINH
Khu vực giao lộ TônĐức Thắng - NguyễnHữu Cảnh -
Lê Thánh Tôn tạmthời bị chiếmdụng để thi công dự án
cầu Thủ Thiêm2. Ảnh: THUTRINH
Phó Thủ tướng TrịnhĐìnhDũng kiểmtra việc triển khai dự án cao tốc Bắc-Nam. Ảnh: V.LONG
Bộ GTVT kiến nghị
Chính phủ bổ sung
kế hoạch năm 2020
của bộ cho tám dự
án cao tốc Bắc-Nam
chuyển sang hình
thức đầu tư công là
11.500 tỉ đồng.
Một vị chuyên gia giao thông
đánh giá: Trong khi cầu chi tiêu
khu vực doanhnghiệp và người
dângiảmmạnh, Nhànướcđóng
vai trò chi tiêu chính. Dođó, việc
đẩymạnhđầu tư công có vai trò
hết sức quan trọng.
“Khi có đầu tư công, dòng
vốn được lưu thông sẽ tạo ra
việc làm, xã hội có thu nhập,
giúpgiải quyết những khó khăn
trước mắt. Việc chuyển các dự
án cao tốc Bắc-Nam, Mỹ Thuận
- Cần Thơ từ hình thức đầu tư
PPP sang đầu tư công là quyết
địnhdễhiểu”- vị chuyêngianêu
quan điểm.
Vẫn theovị chuyêngianày, Bộ
GTVTvàBộKH&ĐTcầnphối hợp
để lựa chọn ra được các nhà đầu
tư đủ năng lực, kinh nghiệmđể
triển khai dự án.
Chuyển đổi hình thức đầu tư để
khơi thông dòng tiền
Dự án cao tốc Bắc-Namgiai đoạn 1 gồm11 dự án thànhphần
(trong đó có ba dự án đầu tư công và tám dự án đầu tư theo
hình thức PPP) với tổng số vốn trên 102.513 tỉ đồng.
Ba dự án đầu tư công đã khởi công xây dựng gồm Cao Bồ
- Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2, tổng số vốn
14.279 tỉ đồng.
Tám dự án còn lại là Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi
Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang -
Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan
Thiết - Dầu Giây, tổng số vốn 88.234 tỉ đồng.
Nếu chuyển sang hình thức đầu tư công, Nhà nước phải
tiếp tục bổ sung 51.702 tỉ đồng cho dự án. Số tiền còn lại đã
được QH thông qua trước đó bằng gói hỗ trợ nhà đầu tư giải
phóng mặt bằng...
Khởi công 2 dự án
cao tốc trọng điểm
trong năm 2020
Để khởi công dự án đường bộ cao tốc Bắc-NamvàMỹThuận - CầnThơ
trong năm2020, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ bố trí gấp 13.000
tỉ đồng.
kế hoạch đấu thầu, các ban
quản lý dự án xây dựng ngay
kế hoạch đấu thầu theo hình
thức đầu tư công. Đồng thời,
dự thảo quyết định phê duyệt
có điều kiện (có hiệu lực sau
khiQHban hành nghị quyết) và
căn cứ điều chỉnh dự án được
duyệt. Công tác này dự kiến
hoàn thành trước ngày 15-5.
Đối với bước phê duyệt
kết quả lựa chọn nhà thầu,
Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các ban
quản lý dự án đẩy nhanh tiến
độ đánh giá để trình bộ kết quả
lựa chọn nhà thầu trước ngày
20-7. Bộ GTVT tổ chức thẩm
định và phê duyệt trước ngày
10-8 để khởi công công trình.
“Nếu thực hiện suôn sẻ, tám
dự án sẽ khởi công gói thầu
đầu tiên trong giai đoạn từ ngày
20-8 đến 30-8 và toàn bộ gói
thầu sẽ khởi công trong tháng
9-2020, với điều kiện là tổ giám
sát liên ngành phải rút ngắn
được thời gian rà soát hồ sơ
(hiện nay mỗi gói thầu thường
mất khoảng 20-25 ngày) hoặc
tiến hành hậu kiểm…” - lãnh
đạo Bộ GTVT cho hay.
Để đảm bảo đầy đủ vốn cho
dự án, Bộ GTVT cũng kiến
nghị Chính phủ bổ sung kế
hoạch 2020 của bộ cho tám dự
án cao tốc Bắc-Nam chuyển
sang hình thức đầu tư công là
11.500 tỉ đồng.
Tháng 12 dự kiến
khởi công cao tốc
Mỹ Thuận - Cần Thơ
Về cao tốc Mỹ Thuận - Cần
Thơ, BộGTVTcho biết sẽ trình
Thủ tướngChínhphủphê duyệt
điều chỉnh hình thức đầu tư từ
PPP sang đầu tư công. Sau khi
Thủ tướng phê duyệt (dự kiến
ngày 20-4), Bộ GTVT sẽ có
một quyết định phê duyệt điều
chỉnh dự án trước ngày 10-5.
Sau đó, Bộ GTVT sẽ phê
duyệt kế hoạch lựa chọn nhà
thầu và hồ sơ yêu cầu gói thầu
tư vấn khảo sát, thiết kế, lập
dự toán theo hình thức đầu
tư công…
Trước tháng 10-2020, Bộ
GTVTdự kiến hoàn thành việc
phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự
toán các gói thầu. Trước ngày
10-12, Bộ GTVT sẽ xem xét,
phê duyệt kết quả lựa chọn
nhà thầu.
“Với kế hoạch này, dự kiến
cao tốcMỹThuận - CầnThơ sẽ
khởi công vào tháng 12-2020
và hoàn thành vào tháng 12-
2022” - Bộ GTVT cho hay.
Tuy nhiên, với dự án này,
ngoài số vốn 932 tỉ đồng đã
bố trí từ nguồn dự phòng
chung đủ cho nhu cầu vốn năm
2020, Bộ GTVT cũng kiến
nghị Chính phủ bố trí khoảng
1.500 tỉ đồng từ nguồn ngân
sách năm 2019. Mục đích để
thanh toán cho khối lượng thi
công nửa đầu năm 2021 khi
chưa có kế hoạch vốn trung
hạn 2021-2025.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook