082-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
KIÊNCƯỜNG
S
ởGTVTTP.HCMvừa có
văn bản gửi Ban quản lý
Dự án đầu tư xây dựng
các công trình giao thông TP
yêu cầu đơn vị thi công đẩy
nhanh thi công sửa chữa đường
Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1 và
quận Bình Thạnh) vì sự chậm
chạp của dự án.
Nhiều hạng mục chưa
triển khai
Theo sở, nhiều hạng mục
công trình đã được cấp phép
thi công, nhưng chủ đầu tư
vẫn chưa triển khai thi công
ngoài thực tế. Theo đó, tại
một số vị trí như đoạn cống
dọc trên đường Điện Biên Phủ
(từ đường D1 nối dài đến cầu
Sài Gòn), đoạn bù vênh thảm
bê tông nhựa đường Nguyễn
Hữu Cảnh (từ đường Nguyễn
Bỉnh Khiêm đến đường Phạm
Viết Chánh) vẫn chưa được
triển khai.
Ghi nhận của PV, chiều 14-4,
khu vực này xuất hiệnmột cơn
mưa dù không quá lớn nhưng
tuyến đường đã xuất hiện nhiều
chỗ trũng nước. Tại khu vực
thi công của dự án, ngoài khu
vực thi công khoan cọc ở khu
chung cư The Manor thì mũi
thi công thứ hai dưới dạ cầu
Thủ Thiêm chỉ đang tập kết
vật liệu.
Theo anh Vũ Nguyễn, nhà
ở khu chung cư trên đường
Sửa rốn ngập Nguyễn Hữu Cảnh
chậm chạp vì công nghệ mới
Với các hạngmục công trình đã được sở thông qua phương án tổ chức giao thông, sở đề nghị chủ đầu tư
thực hiện thủ tục đề xuất cấp phép thi công để triển khai thi công ngay.
Chiều 14-4, dùmới xảy ramột cơnmưa nhỏ nhưng đườngNguyễnHữu Cảnh đã có
nhiều đoạn tụ nước. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
472,9 tỉ đồng nâng cấp
đường Nguyễn Hữu Cảnh
Dự án sửa chữa, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh được
khởi công ngày 5-10-2019. Dự án này có mức đầu tư 472,9 tỉ
đồng, trong đó chi phí xây lắp 371 tỉ đồng. Thời gian dự kiến
hoàn thành là hơn một năm. Trong đó, ở những đoạn bị lún
nặng sẽ nâng cao độ mặt đường, có đoạn được nâng lên tới
1,2 m như khu vực trước tòa nhà The Manor.
Giai đoạn 1, các đơn vị thi công hệ thống cống hộp dọc thoát
nước bên trái tuyến, cải tạo vỉa hè thành mặt đường nhựa tối
thiểu 3 m. Với giai đoạn 2, việc thi công sẽ thực hiện từ đoạn
giao cầu Thủ Thiêm đến đầu cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh.
Yêu cầu đẩy nhanh
tiến độ
Đểđẩynhanhtiếnđộthicông,
sớmđưa dự án vào khai thác, Sở
GTVT đề nghị chủ đầu tư yêu
cầunhà thầu thi cônghuy động
nhân lực, máy móc, thiết bị và
tổ chức thi công nhiều mũi để
triển khai đồng loạt các hạng
mục công trình đã được sở cấp
phép thi công.
Đối với các hạng mục công
trình (các hạngmục đường dẫn
cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh và
các nhánh khu vực nút giao cầu
Sài Gòn) đã được sở thông qua
phương án tổ chức giao thông,
đề nghị chủ đầu tư khẩn trương
thực hiện thủ tục đề xuất cấp
phép thi công để triển khai thi
công ngay các hạng mục này.
Chủ đầu tư cho rằng
công trình vẫn nằm
trong thời gian hợp
đồng và đang đẩy
nhanh các phần việc.
Hiện chưa hết thời
gian hợp đồng thì
không thể nói chậm
tiến độ hay không.
Nguyễn Hữu Cảnh, dự án thi
công đã sáu tháng nhưng đến
nay vẫn chưa làm được nhiều.
“Con đường này cứ mưa là
ngập. Mưa nhỏ thì tụ nước,
mưa lớn thì đi ô tô cứ như bơi
trên sông, xác định là ngập qua
bánh xe. Chúng tôi rất mong
chủ đầu tư sớm nâng cấp, sửa
chữa xong con đường này để
người dân bớt khổ” - anh Vũ
Nguyễn nói.
Gặp khó vì
công nghệ mới
Trao đổi với PV, một lãnh
đạo Ban quản lý Dự án đầu
tư xây dựng các công trình
giao thông TP cho biết khó khăn của dự án hiện nay chủ
yếu là công tác đóng cọc xử
lý nền theo công nghệ mới jet
grouting.
Cụ thể, đường Nguyễn Hữu
Cảnh vốn nằm trên nền đất
yếu nên sẽ được gia cố bằng
giải pháp cọc xi măng đất, sử
dụng công nghệ jet grouting.
Ưu điểm của giải pháp này là
các lỗ khoan nhỏ hơn thông
thường nhưng phạm vi ảnh
hưởng khi mũi khoan đi qua
lớn, có thể lên tới 60 cm.
“Công nghệ này giúp kết cấu
mặt đường không bị phá vỡ,
độ cứng tăng lên, khắc phục
tình trạng lún. Tuy nhiên, khi
thi công theo công nghệ này
thì không đạt yêu cầu, lần thứ
nhất làm cọc thử, rồi đóng
xuống, cả tháng thấy không
đạt, chúng tôi tăng thêm xi
măng, tăng tốc độ quay, tốc độ
phun…để xem thử đạt không
nhưng lần thứ hai vẫn không
đạt yêu cầu. Vậy là mất hai
tháng” - vị lãnh đạo chủ đầu
tư phân tích.
Sau đó, chủ đầu tư đã báo
cáo Sở GTVT TP về vấn đề
này, sở đã đồng ý đơn vị thi
công làm cọc gia cố xi măng
theo kiểu cũ, chủ đầu tư đang
làm cọc này và sẽ báo cáo lại
cho sở trong thời gian tới. “Để
khắc phục tiến độ, một mặt xử
lý vấn đề cọc nền, một mặt sẽ
triển khai làmđoạn không dính
đến xử lý nền. Trước đây, dự
án có nhiều đoạn, triển khai
chung thì sợ mặt đường kín
quá, xe lưu thông khó khăn
nên sở cho làm từng đoạn
nhưng với tình hình khó khăn
này thì sẽ có giải pháp như tôi
vừa nêu” - vị này nói.
Trả lời câu hỏi về việc dự
án có đảm bảo đúng tiến độ
ban đầu hay không, chủ đầu tư
cho rằng công trình vẫn nằm
trong thời gian hợp đồng và
đang đẩy nhanh các phần việc.
Hiện chưa hết thời gian hợp
đồng thì không thể nói chậm
tiến độ hay không.•
Tuyếnmetro số 1,
BếnThành - Suối Tiên
đangdầnvề đích
Các công
nhân
đang trải
cát tại
khu vực
tàu dừng.
Ảnh:
ĐÀO
TRANG
Metro số 1 bàn giao mặt bằng
Công viên Lam Sơn sớm 17 ngày
MAUR vừa chobiết đơn vị đãbàngiaohơn2.000m
2
mặt bằng
Công viên Lam Sơn trước Nhà hát TP cho Trung tâmQuản lý hạ
tầng thuộc Sở Xây dựng để thi công cải tạo công viên.
Công viên đã được san lấp cát đến cao độ so với hiện trạng
ban đầu là +2,3 và 207 m chiều dài bằng đá granit.
Theo đó, tiến độ bàn giao được rút ngắn 17 ngày so với kế
hoạchbàngiaovớiSởXâydựng(theokếhoạchlàtrước30-4-2020)
và rút ngắn 137 ngày (so với kế hoạch ban đầu của nhà thầu là
2-9-2020). Đây là nỗ lực rất lớn của MAUR và nhà thầu thi công
tuyến metro số 1 trong thời điểm khó khăn do dịch COVID-19.
Ngoài ra, MAUR cũng cho biết tuyến metro số 1 hiện nay đạt
tiến độ gần 72%. Hạng mục thi công ga Nhà hát TP thuộc gói
thầu CP1b (đoạn ngầm từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son) của
tuyến metro số 1 do liên danh nhà thầu Shimizu - Maeda thực
hiện đã đạt tiến độ 82,40%. Đặc biệt, MAUR và các nhà thầu cố
gắngphấnđấuđạt tiếnđộ90%trongnăm2020đối với gói thầu
CP1b. Hiện nay, nhà thầu thi công lát đá vỉa hè, trải thảm nhựa
mặt đườngđể tái lậpmặt bằng, tháodỡ rào chắnphía trướcNhà
hátTP (đoạn từđườngĐồngKhởi đếnđườngNguyễnHuệ) trước
ngày 30-4.
ĐÀOTRANG
Ghi nhận của PV sáng 14-4, tại khu depot của tuyến
metro số 1, các công nhân, kỹ sư đang làm việc tích cực.
Các công nhân cũng đang hoàn thiện những khâu cuối
cùng tại khu vực nhà ga đón khách, khu rửa tàu… để đưa
toàn tuyến kịp với tiến độ. Đặc biệt, tại khu vực tàu về, bảo
dưỡng tàu, nhiều người cùng thi công.
Theo Ban quản lý Đường sắt đô thị (MAUR), các công
tác chuẩn bị cho việc vận hành kỹ thuật đang được MAUR
và các nhà thầu tiến hành khẩn trương thi công như nhà ga
đón khách, khu bảo dưỡng tàu, khu rửa tàu, nhà điều hành...
Đến nay công tác xây dựng kết cấu cơ bản đã hoàn tất và
công tác lắp đặt đường ray đạt 82,7%.
Bên cạnh đó, tại khu vực thi công đoạn trên cao và nhà
ga, các kỹ sư đã hoàn tất việc lắp ray tàu, hoàn thiện nhà ga
cơ bản và chuẩn bị ốp gạch.
Theo MAUR, tuyến metro số 1 dự kiến đưa vào vận hành
kỹ thuật đoạn trên cao từ ngã tư Bình Thái về depot Long
Bình (quận 9) vào quý III-2020. Việc vận hành kỹ thuật
được tiến hành trước tại đoạn Bình Thái - Long Bình vì
trung tâm điều độ được đặt tại Long Bình. Ngoài ra, khi vận
hành, tàu sẽ được điều động từ depot Long Bình nên việc
vận hành kỹ thuật sẽ luôn bắt đầu từ các đoạn gần depot
trước.
Dự kiến đoàn tàu metro đầu tiên của tuyến metro số 1 sẽ
cập cảng Việt Nam vào tháng 4-2020. Tuy nhiên, do tình
hình diễn biến phức tạp của COVID-19, các chuyên gia
nước ngoài của dự án tạm thời chưa được phép nhập cảnh
vào Việt Nam để đảm nhận nhiệm vụ lắp đặt máy móc, thiết
bị cho dự án. Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến tiến độ
chung của dự án.
Hiện MAUR cùng các nhà thầu thi công dự án nỗ lực
tìm các giải pháp tốt nhất để đảm bảo tiến độ vận chuyển
các máy móc, thiết bị và đoàn tàu về Việt Nam theo như kế
hoạch năm 2020 đã đề ra.
ĐÀO TRANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook