085-2020 - page 3

3
TÁ LÂM
C
hiều 17-4, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam đã
họp trực tuyến với 63
tỉnh, thành, các bộ, ngành
nhằm góp ý dự thảo Chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ
về thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịchCOVID-19
trong tình hình mới.
Dịchcònkéodài, không
thể đóng cửa mãi
Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam nhận định: Dịch bệnh
chắc chắn còn kéo dài, dù
sẽ có từng nơi, từng lúc lắng
xuống nhưng chỉ tới khi nào có
thuốc đặc trị hoặc có vaccine
thì mới có thể coi là cơ bản hết
dịch được. “Do đó, chúng ta
không thể đóng kín cửa một
mình, dù hạn chế nhưng vẫn
phải có giao lưu để đảm bảo
mục tiêu kép vừa chống dịch
vừa duy trì, bảo đảm đời sống
kinh tế - xã hội!” - Phó Thủ
tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, trong
mục tiêu kép đó vẫn phải quán
triệt mục tiêu tuyệt đối là kiểm
soát được dịch bệnh, không
để dịch bệnh lây lan, để chết
nhiều người. Trong công tác
điều trị, hiện nay chúng ta cứu
Kiểm soát chặt không
đồng nghĩa đóng hết
Theo Phó Thủ tướng, trong
bối cảnh dịch bệnh còn kéo
dài và có thể sẽ có những ca
bệnh mới thì vấn đề là chúng
ta kiểmsoát được ngay, không
để lây lan rộng thành những ổ
dịch lớn, vượt khả năng kiểm
soát, điều trị.
Vì vậy, theo PhóThủ tướng,
trên ba chân kiềng: Kiểm soát
- Chung sống - Điều chỉnh
tích cực vẫn phải luôn bám sát
các nguyên tắc: Ngăn chặn -
Phát hiện - Cách ly - Khoanh
vùng - Dập dịch.
Về khâu ngăn chặn, Phó
Thủ tướng nhấn mạnh chúng
ta cần tiếp tục kiểm soát chặt
chẽ xuất nhập cảnh cả đường
hàng không, đường thủy,
đường bộ. Kiểm soát chặt
chẽ không đơn giản là đóng
hết. Chúng ta phải tiếp tục
tiếp nhận người nhập cảnh vì
mục đích ngoại giao, công vụ
và thực hiện các dự án lớn,
hợp tác đầu tư, sản xuất, kinh
doanh…Chúng ta cũng phải
PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM:
Kiểm soát chặt để chung sống
an toàn với dịch
sống được các bệnh nhân nặng
vì cả nước dồn trí, dồn sức vào
cứu chữa. Còn nếu nhìn ra bên
ngoài, rất nhiều nước có nền
y tế phát triển hơn ta nhiều,
giàu có hơn ta nhiều nhưng đã
có tới hàng chục ngàn, hàng
trăm ngàn người nhiễm bệnh,
hàng ngàn, hàng chục ngàn
người tử vong. “Vì vậy, chúng
ta phải kiểm soát được dịch
bệnh, tiến tới chung sống an
toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh
tích cực của xã hội” - PhóThủ
tướng nói.
tiếp nhận những người Việt
Nam có nguyện vọng chính
đáng từ nước ngoài về.
Sau khâu ngăn chặn, điều
quan trọng nhất khi phát hiện
ra người nhiễm bệnh là lập
tức tiến hành điều tra dịch tễ,
xác định cách ly và khoanh
gọn lại ngay.
Chúng ta đã hình thành
được mô hình dự báo nguy
cơ theo địa bàn từng tỉnh,
thành phố để phân ra làm ba
nhóm: Nguy cơ cao, nguy cơ
và nguy cơ thấp.
“Tôi nhấn mạnh chúng ta
phải tiếp tục chia nhóm đến
cấp huyện, cấp xã, thậm chí
“Chúng ta không thể
đóng kín cửamột
mình, dù hạn chế
nhưng vẫn phải có
giao lưu để đảmbảo
“mục tiêu kép” vừa
chống dịch, vừa duy
trì, bảo đảmđời sống
kinh tế - xã hội!”
PhóThủ tướng
VũĐứcĐam
Điều chỉnh và thay đổi tích cực
Để kiểmsoát được dịchbệnh, để chung sống an toàn, Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng chúng ta đã và đang có
những điều chỉnh, thay đổi ở các cấp độ, lĩnh vực đời sống
xã hội đến gia đình, cá nhân.
Trong cuộc sống, trong sinh hoạt có rất nhiều lề thói,
phong tục không còn phù hợp mà chúng ta cố gắng yêu
cầu, kêu gọi thay đổi nhưng vẫn còn chậm như chen lấn,
không xếp hàng, ồn ã nơi công cộng, ở các lễ hội xô bồ, vừa
thiếu văn minh và cũng không đúng với lễ tiết tôn giáo, tín
ngưỡng truyền thống… Thậm chí, không ít thói quen có
tính gia đình, cá nhân cũng nên được thay đổi như bắt tay
nhau khi đang ăn uống, dùng chung bát, đĩa…không phù
hợp với nếp sống văn minh, hiện đại.
PhóThủ tướng VũĐức Đamphác ra bức tranh, diễn tiếnmới tới đây của dịch COVID-19 với ba chân kiềng:
Kiểm soát - Chung sống - Điều chỉnh tích cực.
Thủ tướng:Khai quặng, luyệnnhômphải bảođảmquốc phòng,môi trường
Ngày 16-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì
cuộc họp về đề án tổng kết 10 năm thực hiện kết luận của
Bộ Chính trị về quy hoạch, phân vùng thăm dò, khai thác,
chế biến quặng bauxite giai đoạn từ năm 2007 đến 2015, có
xét đến năm 2025.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh để phát
triển bền vững ngành công nghiệp alumin và luyện nhôm
phải đặc biệt quan tâm tới bảo vệ môi trường, đảm bảo an
ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Thủ tướng đặc
biệt lưu ý phải bảo vệ môi trường sống của đồng bào Tây
Nguyên bao gồm núi rừng, nước, không khí và không gian
văn hóa đặc sắc của các dân tộc.
Hai dự án thí điểm đầu tư khai thác và chế biến quặng bauxite
thành alumin, nguyên liệu chính để luyện nhôm là ở Tân Rai,
Bảo Lộc, LâmĐồng và ở Nhân Cơ, Đắk Nông được khởi công
vào năm 2008 và 2010.
Theo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam (TKV), cả hai dự án cơ bản thỏa mãn những yêu cầu
về bảo vệ môi trường, trong đó hệ số an toàn hồ bùn đỏ
được nâng lên gấp ba lần, việc hoàn thổ và trồng rừng ngay
sau khi khai thác được thực hiện đúng theo yêu cầu. Chủ
đầu tư cũng đã xây dựng các nhà máy điện đảm bảo cung
cấp điện cho hai nhà máy.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành đánh
giá sau 10 năm thực hiện thí điểm hai dự án đã mang lại hiệu
quả tổng thể cả về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc
phòng, bảo đảm được nguyên tắc khai thác tiềm năng để phát
triển Tây Nguyên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ban cán sự Đảng
Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến từ lãnh đạo các bộ, ngành,
nhất là ý kiến của tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông để hoàn
thiện báo cáo toàn diện, có chiều sâu và tầm nhìn xa hơn về
phát triển ngành công nghiệp alumin và nhôm ở Việt Nam
đến năm 2025 và 2030. Theo Thủ tướng, hai dự án thí điểm
khai thác bauxite và chế biến alumin đã có đóng góp nhất
định cho kinh tế của đất nước, thu hút được nhà đầu tư vào
lĩnh vực luyện nhôm, từ đó thúc đẩy phát triển ngành công
nghiệp chế tạo cơ khí, thiết bị và hóa chất phụ trợ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu tới đây phải
nghiên cứu phát triển các phương thức vận tải, ngoài đường bộ
từ các nhà máy ở Tây Nguyên xuống các cảng biển, đi cùng
với ứng dụng công nghệ mới để xử lý bùn đỏ.
LƯU ĐỨC
đến cấp thôn…để có thể điều
hành sát saohơn, linhhoạt hơn,
kịp thời hơn và trên hết là hiệu
quả hơn trong thực hiện mục
tiêu kép” - PhóThủ tướng nói.
Chung sống
nhưng tuyệt đối
không chủ quan
TheoPhóThủ tướng, vì dịch
còn dài nên chúng ta phải xác
định chung sống nhưng nhất
thiết phải an toàn, tuyệt đối
không được chủ quan.
Từ đó, Phó Thủ tướng phác
ra bức tranh “chung sống an
toàn” ởmột số lĩnh vực cụ thể.
Đầu tiên là trong lĩnh
vực chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe:
 Từ ăn ở hợp vệ sinh
mùa dịch, lau chùi nhà cửa để
thông thoáng, luyện tập, tinh
thần… đến việc đảm bảo an
toàn trong khám chữa bệnh.
Thứ hai là học tập an
toàn:
 Bộ GD&ĐT và các
địa phương cần chuẩn bị kỹ
lưỡng học tập an toàn với các
giải pháp rất cụ thể cho từng
vùng, từng cấp học, từng loại
hình trường lớp để sau khi
dịch bệnh được kiểm soát thì
đi học trở lại.
Thứ ba là đi lại phải an
toàn: 
Chúng ta hạn chế ra
ngoài, đi lại khi không thật
sự cần thiết nhưng khi cần
thiết thì đi lại phải an toàn.
Cần có quy định thật cụ thể
khi sử dụng phương tiện giao
thông công cộng từ máy bay,
tàu hỏa, tàu thủy, xe khách tới
taxi, xe ôm. Ví dụ, taxi và kể
cả xe ôm thì khẩu trang như
thế nào, xịt tay khi lên xuống
xe như thế nào…
Thứ tư là sản xuất, kinh
doanh an toàn:
Từ nhà máy,
xí nghiệp lớn tới các tổ hợp
tác, các cơ sở sản xuất, kinh
doanhgia đìnhnhỏ lẻ, laođộng
tự do đều phải có các hướng
dẫn rất cụ thể. Đặc biệt, đối
với các hộ kinh doanh cá thể,
người hành nghề tự do cần có
quy định hướng dẫn, kể cả khi
cầm tiền, thanh toán… như
thế nào cho an toàn.
Thứ năm là các hoạt động
của các cơ quan công quyền
phải có phương án thật chi
tiết, đảm bảo đúng các hướng
dẫn về phòng dịch.
Thứ sáu là sinh hoạt vui
chơi, văn hóa, thể thao, du
lịch:
 Trước mắt, chúng ta
chưa cho phép tập trung đông
người. Đối với các hoạt động
bắt buộc phải làm như hiếu,
hỉ cần tuân thủ quy định về
số người tham gia cùng các
biện pháp đảm bảo an toàn.
Các cơ sở lưu trú không chỉ
phải đáp ứng các yêu cầu về
y tế thuần túy mà cả các yêu
cầu về khai báo lưu trú…
đáp ứng yêu cầu chống dịch.
“Tinh thần chung là chúng ta
phải chung sống an toàn trên
từng lĩnh vực, từng ngõ ngách,
từng cấp độ nhưng tuyêt đối
không chủ quan” - Phó Thủ
tướng nhấn mạnh.•
Tiêu điểm
Cần làm rõ khái niệm
“mặt hàng thiết yếu”
Phátbiểutạicuộchọp,PhóChủ
tịchThường trực UBNDTP.HCM
LêThanhLiêmchobiếtTPđang
thực hiện nghiêmtúc Chỉ thị 16
khi đóng cửa những cơ sở cung
ứngcácmặthàngkhôngthiếtyếu
nhưngvẫncònlúngtúngnênđề
nghị các bộ, ngành trung ương
hướngdẫnlàmrõkháiniệmcác
mặt hàng thiết yếu.
Phó Thủ tướng VũĐức Đamphát biểu tại cuộc họp chiều 17-4. Ảnh: VGP
Thời sự -
ThứBảy18-4-2020
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook