085-2020 - page 12

12
Nhóm ba công nhân xây dựng các công trình sân bóng
tổ chức World Cup 2022 bị nhiễm virus COVID-19 và có
nguy cơ bùng phát mạnh trong đội ngũ này khiến chủ nhà
Qatar lo lắng.
Trong cơn đại dịch COVID-19, chủ nhà World Cup
2022 vẫn tiến hành xây dựng các công trình phục vụ
World Cup 2022. Trong tám sân xây mới và tháo dỡ xây
lại từ sân cũ, Qatar mới chỉ hoàn thành ba sân, còn lại
phải chạy đua với thời gian để kịp tiến độ cho FIFA Club
World Cup và giải các liên đoàn khu vực vào năm 2021
trước khi bước sang World Cup 2022.
Qatar hiện đã có 4.103 ca lây nhiễm COVID-19 nhưng
hôm 16-4, ba công nhân xây dựng sân vận động bị dương
tính với COVID-19 và đó là những người đầu tiên của đại
công trình bị nhiễm bệnh.
Cũng cần biết do dịch bệnh COVID-19, các công trình
xây dựng ở Qatar hầu như ngưng hẳn nhưng riêng các
công trình World Cup 2022 được nhà nước Qatar ưu tiên
cho tiếp tục thi công để kịp tiến độ cho sự kiện lớn.
Những năm trước Qatar nhập vật liệu xây dựng từ các
nước láng giềng như UAE, Saudi Arabia nhưng sau đó
nhiều nước láng giềng cắt đứt mọi quan hệ với Qatar vì
vấn đề chính trị khiến quốc gia này cực kỳ khó khăn. Họ
chuyển sang nhập vật liệu xây dựng từ Trung Quốc và
Malaysia dù chi phí đội lên rất cao.
Tin COVID-19 tấn công vào lực lượng lao động trực
tiếp xây dựng các công trình cho World Cup thực sự là
mối đe dọa lớn cho chủ nhà World Cup 2022.
Hiện Qatar đang trong thế tiến thoái lưỡng nan trước
dịch bệnh COVID-19 có nên đóng cửa, tạm dừng các
công trình không.
Hiện những nhà điều hành các công trình xây dựng
phục vụ World Cup 2022 tại Qatar mới chỉ đưa ra quy
định giãn cách xã hội trong môi trường làm việc mỗi
người cách nhau những 4 m.
DUY ÂN
Thể thao -
ThứBảy18-4-2020
Bournemouth…mỗi đội nợ
từ hơn 50 đến hơn 80 triệu
bảng tiền chuyển nhượng.
Những khoản nợ không
đáng lo nếu giải đấu Premier
Leaguevẫndiễn rabình thường
như mọi năm. Vì khoản thu
từ bản quyền truyền hình,
các hoạt động thương mại,
doanh thu bán vé… dư sức
để các CLB thanh toán nợ và
mua thêm cầu thủ hoặc đầu tư
cho đội bóng. Tuy nhiên, với
mùa dịch COVID-19 khiến
hoạt động bóng đá đang tê
liệt thì khoản nợ trên có thể
bị ghim thành nợ khó đòi.
Doanh thu mùa này của tất
cả các đội sẽ giảm và thậm
chí sẽ âm rất lớn. Trước
mắt là doanh thu bán vé kể
cả có đá lại chín vòng đấu
cuối. Tiếp theo doanh thu từ
hoạt động thương mại cũng
sẽ xuống dốc khi các doanh
nghiệp đang điêu đứng và
điều này chắc chắn ảnh hưởng
đến phần thu của các CLB.
Nguồn thu lớn nhất là bản
quyền truyền hình giờ ở thế
không định giá được bởi sự
ngưng trệ và giải đấu đang
đá thì dừng.
Chính vì thế mà đống nợ
1,6 tỉ bảng rất nhỏ ở những
mùa trước giờ là gánh nặng
cực lớn.
Nhìn vào Man. Utd, đội
bóng được xem là có nguồn
thu lớn thì bây giờ bị bóc mẽ
là con nợ lớn nhất giải Ngoại
hạng vì ông chủ Mỹ mang
chính CLB đi thế chấp ngân
hàng để thanh toán các khoản
mà họ đã vay lúc mua “quỷ
đỏ”. Cái kiểu “dùng mỡ nó
rán nó” trong giai đoạn kinh
tế sắp khủng hoảng vì đại
dịch có thể sẽ vỡ toang bởi
nợ thêm chồng chất.
Báo cáo tài chính mà CLB
Man. Utd đã công bố thì họ
đang nợ các ngân hàng tới
384,5 triệu bảng. Con số mà
nếu đồng tiền quay vòng thì
Man. Utd không sụp nhưng
nếu dịch COVID-19 kéo các
hoạt động dừng lại thì “vỡ”.
Từ những khoản nợ trên,
chắc chắn các CLB sẽ tính
đến chuyện bán nhiều hơn
mua nhưng bây giờ “món
hàng” của các CLB có khi chỉ
là hàng mẫu trên thị trường
chuyển nhượng.
Mùa hè nămngoái, Premier
League tiêu hết 1,438 tỉ bảng
trên thị trường chuyển nhượng
nhưng năm nay thì các CLB
Premier League phải nghĩ đến
chuyện làm sao trả nợ trước
rồi mới tính đến mua sắm.•
ĐỨC TRƯỜNG
B
áo Anh vừa đưa ra con
số gây choáng trongmùa
đại dịch COVID-19 làm
bóng đá thế giới ngưng trệ,
đó là món nợ 1,6 tỉ bảng từ
các CLB Anh. Món nợ trên
khiến thị trường chuyển
nhượng Premier League
tưởng sẽ sôi động nay đứng
trước nguy cơ sụp đổ.
Thị trường chuyển nhượng
mùa hè vẫn xuất hiện trên
các trang báo giống hiệu ứng
domino trong làng bóng châu
Âunhưngđó chỉ là nhữngkhởi
động trong dự tính. Bởi các
CLB Ngoại hạng Anh đang
đứng trước nguy cơ lớn từ
việc sụt giảm doanh thu và
nợ nần chồng chất.
Con số các CLB Ngoại
hạngAnh nợ 1,6 tỉ bảng tiền
chuyển nhượng, trong đó có
900 triệu nợ các CLB nước
ngoài. Thật không ngờ khi
đội nợ nhiều nhất trong danh
sách là Man. Utd với 169,3
triệu bảng. Con số này quá lớn
so với những đội như Man.
City, Arsenal, Tottenham,
Southampton, West Ham,
Man. Utd đang nợ
các ngân hàng tới
384,5 triệu bảng.
Con số mà nếu đồng
tiền quay vòng thì
Man. Utd không
sụp nhưng nếu dịch
COVID-19 kéo các
hoạt động dừng lại
thì “vỡ”.
Man. Utd CLB nợ nhiều nhất nên chắc chắn sẽ nghĩ đến trả nợ, bàn
bán nhiều hơnmua trongmùa hè này. Ảnh: GETTY IMAGES
COVID-19 vàmón nợ 1,6 tỉ
bảng ở Premier League
Mọi năm, đây là thời điểmkích hoạt cho thị trường chuyển nhượng
cầu thủ giải Ngoại hạng Anh nhưng nămnay thì các món nợ cộng dồn
do COVID-19 khiến bom tấn thành bomxịt.
Bóngđánữbị đe dọa
Đại dịch COVID-19 đã đẩy làng bóng nữ vào
thế “dở sống dở chết” như nhận định của Hiệp hội
Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thế giới (FIFPro).
Tất cả giải đấu dành cho nữ, giống như các đồng
nghiệp nam đã buộc phải tạm dừng trên toàn thế
giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Rất nhiều sự chú ý dành cho tác động kinh tế
của việc nghỉ thi đấu đối với cầu thủ nam giàu có
hơn rất nhiều phái nữ, trong khi FIFPro cảnh báo
rằng bóng đá nữ đặc biệt dễ bị tổn thương hơn.
Các cô gái đá bóng gần đây đã nhận nhiều hơn sự
quan tâm ở những giải đấu chuyên nghiệp nhưng
mức lương của họ thấp hơn, đời sống chông chênh
hơn và càng mong manh khi ảnh hưởng bởi dịch
bệnh.
Tổng thư ký FIFPro Jonas Baer-Hoffmann cho
biết: “Những thiệt hại trong cuộc khủng hoảng
này có thể gây ra cho ngành công nghiệp bóng đá
nữ thế giới đang phát triển rất tốt nhưng vẫn còn
gặp khó khăn ở nhiều nơi, đến mức độ rất nghiêm
trọng”.
FIFPro tiết lộ hiện có khoảng 3.000-4.000 cầu
thủ nữ chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp rất
cần có những biện pháp đặc biệt để bảo vệ cuộc
chơi của họ. Các giải đấu đang gặp nguy cơ suy
thoái khi thiếu nền tảng vững chắc để duy trì lâu
dài, một số giải và CLB bóng đá nữ phải cắt giảm
hợp đồng hoặc đóng cửa hoàn toàn.
Tất cả đều nín thở chờ đợi liệu các giải bóng đá
nữ có thể tiếp tục trở lại hay không. Cựu cầu thủ
Na Uy giành Quả bóng vàng châu Âu 2018 Ada
Hegerberg từng khoác áo CLB Lyon đã thừa nhận
bóng đá nữ đang bị đe dọa trầm trọng và không có
gì chắc chắn cho tương lai của họ.
Hegerberg có mức lương hằng năm 440.000
USD giúp cô vào nhóm nữ cầu thủ có thu nhập
cao nhất nhưng chẳng là gì so với đồng nghiệp
nam. FIFPro thì tiết lộ chỉ có khoảng 18% cầu thủ
nữ có hợp đồng đá bóng chuyên nghiệp và có hơn
60% cầu thủ nhận lương tháng dưới 600 USD.
Tổng thư ký Baer-Hoffmann cảnh báo các cầu
thủ nữ sẽ gặp rủi ro lớn, thất nghiệp hàng loạt khi
tình hình dịch bệnh kéo dài không thể ra sân, bởi
hầu hết họ chỉ có hợp đồng ngắn hạn.
ANH NHẬT
Hiệp hội Cầu thủ chuyên nghiệp cảnh báo các cầu thủ nữ
sau dịch COVID-19 sẽ gặp rủi ro lớn. Ảnh: GETTY IMAGES
Công trình xây dựng các sân thi đấuWorld Cup 2022. Ảnh: CTP
AFC lại hoãn các trận đấu trong đó
có những trận của Việt Nam
LĐBĐ châu Á (AFC) vừa thông báo hoãn tiếp các trận
đấu thuộc vòng loại World Cup 2022, trong đó có hai trận
Việt Nam - Indonesia và UAE - Việt Namvào tháng 6 sẽ được
hoãn tới cuối năm 2020. Như vậy, sau trận Malaysia - Việt
Nam đã từng có thông báo hoãn thì đến nay AFC đã thông
báo hoãn tất cả trận vòng loại World Cup còn lại.
Sau thông báo của AFC, LĐBĐViệt Nam thông báo đến
người hâm mộ đã mua vé xem trận Việt Nam - Indonesia
trên sân Mỹ Đình vẫn được đảm bảo toàn bộ quyền lợi, tức
có thể tiếp tục đến sân xem khi có lịch thi đấu mới hoặc có
thể hủy vé, nhận lại số tiền đã mua.
H.KHANH
Nhómcôngnhânxây sânWorldCup2022nhiễmCOVID-19
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook