085-2020 - page 4

4
THANHTUYỀN
T
ừ ngày 11-4, UBND
phườngTrườngThọ (quận
Thủ Đức, TP.HCM) đã
thành lập tổ phản ứng nhanh
để tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả tại nhà cho người
dân nhằm tránh lây lan dịch
COVID-19.
Dân an tâm làm việc
mùa dịch bệnh
Chiều 15-4, ngay sau khi
đã hoàn tất hai hồ sơ vừa tiếp
nhận, chị Giảng Phan Hồng
Cẩm, công chức tư pháp - hộ
tịch phường, lập tức xuống
nhà dân để trả kết quả. Chỉ
tính riêng trong buổi sáng
15-4, chị cùng các thành viên
trong tổ đã xử lý và trả gần 20
hồ sơ tại nhà cho người dân.
Chị Lê Thị Tuyến (36 tuổi,
không khỏi bất ngờ vì mọi
thứ quá nhanh. Chị cho biết
mình cần sao y, công chứng
giấy tờ chuẩn bị cho con đi
học nhưng đangmùa cao điểm
dịch bệnh, lại phải trông cửa
hàng nên chị không thể bỏ
để lên phường làm. “Từ lúc
tôi gọi điện thoại cho ủy ban
phường đến lúc nhận lại hồ
sơ chỉ chưa đầy 60 phút. Cán
bộ làm việc có trách nhiệm
và rất nhanh” - chị Tuyến vui
mừng chia sẻ.
Không chỉ những hồ sơ
tiếp nhận qua đường dây
nóng hay Zalo…, với các
hồ sơ người dân gửi trực
tuyến, tổ phản ứng nhanh
Lập tổ phản ứng nhanh xử lý
hồ sơ cho dân trong 60 phút
ngụ phường Trường Thọ) khi
thấy cán bộ đến trả hồ sơ đã
của phường cũng xử lý và
trả ngay trong ngày.
Chị LêThị Huệ cómột tiệm
tạp hóa nhỏ nên phải túc trực
ở tiệmcả ngày. Do chị cần làm
giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân nên gọi điện thoại hỏi
Cán bộ phường sẽ
trực tiếp xuống nhà
dân lấy hồ sơ, sau
đó mang về phường
phân loại và chuyển
đến những bộ phận
liên quan để xử lý
rồi đưa đến nhà trả
lại cho người dân.
Thấy dân vui, cán bộ càng thêm
động lực
Chị Giảng Phan Hồng Cẩm, công chức tư pháp - hộ tịch
phường, cho biết do tình hình dịch bệnh ngày càng phức
tạp, phường khuyến khích người dân hạn chế ra đường nên
việc lập tổ phản ứng nhanh là rất cần thiết.
Cónhiều thủ tụcmà người dânmuốn tranh thủ làmđể kịp
cho công việc của họ sau khi dịch chấm dứt.“Để người dân
an tâm, chúng tôi luôn cố gắng xử lý hồ sơ cho dân ngay khi
tiếp nhận mà không để tồn qua ngày khác” - chị Cẩm nói.
Chị Cẩmcũng chia sẻ thêm: Điều chị thấy vui nhất là người
dân nhận hồ sơ và tươi cười với mình. Thấy người dân vui,
chị cũng vui lây rồi từ đó có thêm động lực để làm tốt hơn
công việc của mình.
Việc lập tổ phản ứng nhanh là để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại nhà cho người dân, tránh lây lan
dịch bệnh COVID-19.
Chị Giảng PhanHồng Cẩm, công chức tư pháp - hộ tịch phường Trường Thọ
(bìa phải)
, đến tận nhà
tiếp nhận và trả hồ sơ cho người dân. Ảnh: THANHTUYỀN
Tiêu điểm
36
là số hồ sơ mà UBND phường
Trường Thọ đã tiếp nhận, giải
quyết và trả kết quả tại nhà cho
người dân từngày 11đến 15-4.
Tất cảhồ sơđềuđược tiếpnhận
và trả trongvòng60phút, riêng
các hồ sơ nhận trực tuyến thì
trả trong ngày.
Ông
NGUYỄNVIỆT CƯỜNG
,
Phó Chủ tịch phường Trường Thọ,
quận Thủ Đức, TP.HCM
phường và được biết thủ tục
đó có làm trực tuyến, phường
cũng hướng dẫn chị thao tác
để gửi. Buổi sáng chị gửi hồ
sơ đi thì đến chiều cùng ngày
đã nhận được kết quả.
“Tôi thật sự thấy rất tiện, tôi
chỉ cần báo lên phường rồi chờ
cán bộ tới. Cán bộ xuống thì
rất nhanh nhẹn và thân thiện
mà cách làmnàycũngđảmbảo
an toàn cho người dân trong
mùa dịch bệnh” - chị Huệ nói.
Giải quyết thủ tục
trong vòng 60 phút
Ông Nguyễn Việt Cường,
Phó Chủ tịch phường Trường
Thọ, cho biết việc thành lập
tổ phản ứng nhanh nhằm hạn
chế người dân tập trung tại
các bộ phận tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả của phường.
Đồng thời, tránh được việc
tụ tập đông người trong thời
điểm dịch COVID-19 đang
diễn biến phức tạp hiện nay.
Theo ông Cường, tổ phản
ứng nhanh của phường gồm
bảy thành viên, sẽ tiếp nhận
thông tin của người dân qua
điện thoại, Zalo, email, cổng
thông tin dịch vụ công trực
tuyến... Sau khi tiếp nhận, cán
bộ sẽ hướng dẫn để dân chuẩn
bị hồ sơ cần thiết, người tiếp
nhận ghi thông tin liên quan
cũng như những yêu cầu của
người dân.
Sau đó, cán bộ sẽ trực tiếp
xuống nhà dân lấy hồ sơ, khi
tiếp nhận phải đảm bảo việc
đeo khẩu trang, rửa tay sát
khuẩn trước khi vào nhà dân,
giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
Hồ sơ khi mang về phường sẽ
được phân loại, chuẩn bị biên
lai thu lệ phí nếu có và chuyển
đến những bộ phận liên quan
để xử lý rồi đưa đến nhà trả lại
cho người dân.
Quy trình này bao gồm sáu
bước, từ khi tiếp nhận thông
tin của người dân qua điện
thoại, Zalo của phường thì
cán bộ phải giải quyết thủ tục
trong vòng 60 phút và mang
xuống gửi cho dân. “Tôi sẽ
giám sát việc thực hiện quy
trình đó để mọi thứ diễn ra
chặt chẽ” - ông Cường nói.•
ĐàNẵng: Chuẩnbị kịchbảnphục hồi
kinh tế saudịch
Cáchhết chức vụĐảng phó chủ tịch
HĐNDHớnQuản
Sáng 17-4, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức
Hội nghị lần thứ 21 nhằm sơ kết công tác
quý I, triển khai nhiệm vụ quý II-2020.
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực
tuyến với bảy điểm cầu, đảm bảo yêu cầu
phòng, chống dịch COVID-19.
Theo báo cáo của Thành ủy Đà Nẵng,
dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã và
đang ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của TP.
Do đó, Đà Nẵng đã chủ động rà soát, xây
dựng các kịch bản tăng trưởng và bổ sung
các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế
- xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2020.
Ngoài ra, TP cũng triển khai các giải pháp
hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,
đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa. Nhờ
đó, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Đà
Nẵng đến nay cơ bản đang trong tầm kiểm
soát, chưa có trường hợp tử vong.
Về kinh tế - xã hội, ba tháng đầu năm
2020, Đà Nẵng đã thu hút được hơn 8.600
tỉ đồng vốn đầu tư trong nước và 83,2 triệu
USD vốn đầu tư nước ngoài. Đà Nẵng đã
quyết định chủ trương đầu tư hai dự án
trong nước, tổng vốn đăng ký hơn 7.700
tỉ đồng (tăng 322,8% vốn so với cùng kỳ).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước
đạt hơn 14.500 tỉ đồng, tăng 6%, chủ yếu
là một số mặt hàng y tế, nhu yếu phẩm
phục vụ phòng, chống dịch COVID-19…
Thời gian tới, Đà Nẵng sẽ hoàn thiện
và thực hiện nghiêm các phương án, kịch
bản để phòng, chống dịch COVID-19
ở các quy mô, mức độ cao hơn. Thành
ủy Đà Nẵng cũng chỉ đạo xử lý nghiêm
những trường hợp vi phạm các quy định
về phòng, chống dịch. Đặc biệt là hành vi
thông tin sai sự thật, ảnh hưởng đến công
tác phòng, chống dịch và xâm phạm uy tín,
danh dự của tổ chức, cá nhân.
Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành
ủy Đà Nẵng, cũng lưu ý TP cần đẩy mạnh
giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự
án trọng điểm, động lực. Đồng thời, Đà
Nẵng cần chuẩn bị sẵn các kịch bản phục
hồi kinh tế.
TẤN VIỆT
Ngày 17-4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Bình Phước đã thống nhất hình thức kỷ
luật về mặt Đảng đối ông Lưu Văn Thanh,
Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND
huyện Hớn Quản (Bình Phước). Theo đó,
ông Thanh bị cách chức tất cả chức vụ
trong Đảng nhiệm kỳ 2015-2020.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhận định:
Trong giai đoạn toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân cả nước tập trung quyết liệt phòng,
chống đại dịch COVID-19 nhưng vào
ngày 3-4, ông Lưu Văn Thanh đã không
chấp hành đầy đủ quy định của Đảng và
Nhà nước về phòng, chống dịch. Ông có
hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực tại chốt
kiểm dịch phòng, chống dịch bệnh tại thị
xã Bình Long (Bình Phước). Ông đã vi
phạm quy định về những điều đảng viên
không được làm. Việc làm của ông tạo dư
luận không tốt trong cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân. Hành động đó cũng
ảnh hưởng xấu đến vai trò tiên phong,
gương mẫu của người cán bộ, đảng viên và
vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, uy tín
của cá nhân.
Sau khi xem xét các tình tiết, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước có quyết
định kỷ luật như trên. Cùng với việc kỷ
luật về mặt Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Bình Phước yêu cầu các cơ quan liên
quan tiếp tục xem xét, xử lý kỷ luật về mặt
chính quyền đối với ông Thanh, tương
xứng với hình thức kỷ luật của Đảng.
Trước đó, ngày 13-4, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Bình Phước cũng có quyết định
tạm đình chỉ công tác đối với ông Lưu
Văn Thanh. Đến ngày 14-4, ông Lưu Văn
Thanh đã viết thư công khai xin lỗi nhân
dân và xin được từ chức.
Như đã đưa tin, sáng 3-4, tại một chốt
kiểm dịch COVID-19 của thị xã Bình
Long (giáp ranh với huyện Hớn Quản),
ông Lưu Văn Thanh không đeo khẩu trang
và có những lời gay gắt với các cán bộ làm
việc tại chốt kiểm dịch.
LÊ ÁNH
Thời sự -
ThứBảy18-4-2020
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook