085-2020 - page 7

7
Kinh tế -
ThứBảy18-4-2020
CHÂNLUẬN- TUYẾNPHAN
C
hiều 17-4, Tổng cục Hải quan
(TCHQ) ra một thông cáo báo
chí rất chi tiết để giải thích về
những vấn đề liên quan đến xuất
khẩu 400.000 tấn gạo đêm 11-4
vừa qua. Đồng thời, kiến nghị Thủ
tướng cho điều tra, làm rõ có hay
không dấu hiệu trục lợi từ chính
sách quản lý hạn ngạch xuất khẩu
gạo. Chúng tôi xin trở lại thời điểm
giữa tháng 3-2020 để nhìn được
toàn diện câu chuyện này.
Đề xuất dừng xuất khẩu
rồi rút lại đề xuất
Ngày 23-3, Thông báo 121 của
Văn phòng Chính phủ cho hay Bộ
Công Thương đề nghị dừng xuất
khẩu gạo cho đến hết tháng 5-2020
để bảo đảm an ninh lương thực. Thủ
tướng đồng ý với đề xuất này và yêu
cầu Bộ Công Thương ra thông tư
hướng dẫn và Bộ Tài chính chỉ đạo
TCHQ tạm dừng đăng ký, tiếp nhận
và thông quan các lô hàng các loại
gạo xuất khẩu từ 0 giờ ngày 24-3.
Tuy nhiên, các lô hàng gạo xuất
khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan
trước thời điểm trên vẫn được giải
quyết theo quy định.
Ngày 24-3, TCHQ ra công văn hỏa
tốc yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh,
thành phố thực hiện yêu cầu nói trên.
Hỏa tốc không kém, chiều cùng ngày,
BộtrưởngBộCôngThươngTrầnTuấn
Anh gửi công văn cho Thủ tướng đề
nghị tiếp tục cho xuất khẩu gạo do có
phản ánh từ các doanh nghiệp (DN)
và để đánh giá lại sản lượng lương
thực vụ đông xuân.
Ngày 25-3, Thủ tướng có ý kiến
giao Bộ Công Thương chủ trì kiểm
tra, đánh giá nguồn cung và tình
hình xuất khẩu gạo. Ngay trong
ngày, Bộ trưởng Bộ Công Thương
Trần TuấnAnh ký quyết định thành
lập đoàn kiểm tra và cử Thứ trưởng
Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn.
Ra được “quota” 800.000
tấn, mỗi người dân thêm
7,3 kg gạo
Ngày26-3, đoàncông tác liênngành
nói trên đã làm việc tại TP.HCM
với UBND TP.HCM, một số tỉnh,
thành phố thuộc khu vực ĐBSCL
và Hiệp hội Lương thực Việt Nam,
cùng với đại diện của 20 thương
nhân có kim ngạch xuất khẩu gạo
lớn nhất cả nước.
Kết quả là: Lượng thóc còn dư
để xuất khẩu khoảng 13,5 triệu tấn,
tương đương 6,5-6,7 triệu tấn gạo.
Bộ Công Thương nói các số liệu
cơ bản khớp với thống kê của Bộ
NN&PTNTvà số liệu xuất khẩu cũng
khớp số liệu do TCHQ cung cấp.
Ngoài ra, tổng số lượng các hợp
đồng đã ký của các DN nhưng chưa
giao hàng là gần 1,67 triệu tấn gạo.
Lượng gạo hiện có trong kho của
các DN là hơn 1,7 triệu tấn gạo
và 144.000 tấn thóc (tương đương
75.000 tấn gạo).
Như vậy, nếu chỉ tính các DN hội
viên của VFA, nếu tuân thủ nghiêm
túc chỉ đạo không ký mới các hợp
đồng xuất khẩu gạo của Thủ tướng,
lượng gạo tính tới thời điểm ngày
31-5 vào khoảng 266.000 tấn.
Từ các số liệu trên, Bộ Công
Thương thay mặt đoàn kiểm tra báo
cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép
tiếp tục xuất khẩu gạo trong thời gian
tới với điều kiện kiểm soát chặt số
lượng xuất khẩu theo từng tháng.
Trước mắt là kiểm soát lượng gạo
xuất khẩu của tháng 4 và tháng 5.
Trong báo cáo, Bộ Công Thương
cũng cho hay Tổng cục Dự trữ nhà
nước đang mua vào 300.000 tấn gạo
và sẽ giữ lại thêm 400.000 tấn gạo
để dự phòng. Tức là lượng gạo xuất
khẩu giữ lại cho nhu cầu trong nước
trong hai tháng 4 và 5 đạt 800.000
tấn. Và như vậy “mỗi người dân sẽ
được dự phòng thêm 7,3 kg gạo,
một hộ gia đình bốn người sẽ được
dự phòng thêm khoảng 30 kg cho
tháng 4 và tháng 5”.
Sau đó, Thủ tướng đã đồng ý với
đề xuất này của Bộ Công Thương
và ngày 10-4, bộ này ra quyết định
cấp hạn ngạch 400.000 tấn gạo xuất
khẩu cho tháng 4.
Lùm xùm đăng ký xuất
khẩu gạo lúc nửa đêm
Trước những lùm xùm quanh vụ
mở tờ khai hải quan đăng ký xuất
khẩu gạo lúc nửa đêm, chiều 17-4,
TCHQ ra thông cáo báo chí để nói
về những vấn đề này trong bối cảnh
trước đó Bộ Công Thương đã đề
nghị Bộ Tài chính công khai danh
sách các DN đã mở tờ khai thành
công trong hạn ngạch 400.000 tấn
gạo xuất khẩu vào đêm 11-4.
Theo TCHQ, Quyết định số 1106
của Bộ Công Thương (công bố hạn
ngạch và nguyên tắc quản lý hạn
ngạch 400.000 tấn gạo - PV) có hiệu
lực kể từ 0 giờ ngày 11-4 nhưng
VỤ ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU GẠO LÚC NỬA ĐÊM
Tổng cục Hải quan kiến nghị
Thủ tướng cho điều tra
Dường như đang có những sự vênh nhau nhất định trong việc xuất khẩu gạo thời phòng, chống
dịch COVID-19 giữa Bộ CôngThương và Bộ Tài chính.
Nhu cầu xuất khẩu gạo của các DN là rất lớn, trong khi tổng lượng được xuất khẩu trong tháng 4 chỉ 400.000 tấn
là quá ít. Ảnh: GIA TUỆ
tới thời điểm đó TCHQ chưa nhận
được bản chính thức từ Bộ Công
Thương. Phải đến 9 giờ 30 sáng
11-4, TCHQ mới nhận được bản
chụp do Bộ Công Thương gửi qua
thư điện tử và đến 13-4 mới nhận
được bản chính thức.
Căn cứ nguyên tắc quản lý hạn
ngạch trong quyết định nêu trên,
TCHQ tiến hành thiết lập các chỉ
tiêu thông tin trên hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử hải quan (VNACCS)
để tự động theo dõi trừ lùi số lượng
gạo xuất khẩu trong hạn ngạch được
phép xuất khẩu và áp dụng từ 0 giờ
ngày 12-4.
Việc trừ lùi sẽ được hệ thống tự
động thực hiện ngay sau khi người
khai hải quan gửi thông tin tờ khai hải
quan đến hệ thống theo nguyên tắc tờ
khai hải quan đăng ký trước sẽ được
trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước.
“Hệ thống sẽ tự động dừng tiếp
nhận thông tin đăng ký tờ khai hải
quan nếu số lượng đăng ký chạmmốc
hạn ngạch được phép xuất khẩu (là
400.000 tấn), không có sự can thiệp
của công chức hải quan” - TCHQ
khẳng định.
Đáng chú ý, TCHQ kiến nghị
Thủ tướng giao cơ quan chức năng
tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ
các tổ chức, cá nhân có liên quan
không thực hiện nghiêm Nghị định
số 107/2018, chỉ đạo của Thủ tướng
tại Thông báo số 121 ngày 23-3
và Công văn số 2827 ngày 10-4,
có hay không dấu hiệu trục lợi từ
chính sách quản lý hạn ngạch xuất
khẩu gạo để xử lý nghiêm theo quy
định của pháp luật.•
Tổng cục Hải quan kiến
nghị Thủ tướng giao
cơ quan chức năng tiến
hành điều tra, xác minh,
làm rõ các tổ chức, cá
nhân có liên quan không
thực hiện nghiêm chỉ
đạo của Thủ tướng.
Đề xuất hai phương án
Theo TCHQ, cùng với những rủi ro về hạn ngạch,
việc không đăng ký được tờ khai xuất khẩu cũng gây
ra bức xúc cho DN.
TCHQ kiến nghị Thủ tướng cho phép xuất khẩu các
lô hàng gạo đã đưa vào cảng trước ngày 24-3 nhưng
chưa đăng ký tờ khai hải quan trong tháng 4 được xác
nhận bởi DN, đơn vị kinh doanh cảng, cơ quan hải quan
(theo phản ánh của Hiệp hội Lương thực Việt Nam là
146.453 tấn). Số lượng gạo xuất khẩu sẽ trừ vào hạn
ngạch xuất khẩu.
Về quản lý hạn ngạch trong giai đoạn phòng, chống
dịch COVID-19, TCHQ đưa ra hai phương án. Thứ nhất,
giao Bộ Công Thương tổ chức bán đấu giá hạn ngạch
xuất khẩu gạo (tương tự như việc đấu giá hạn ngạch
nhập khẩu đường đã và đang được Bộ Công Thương
triển khai).
Thứ hai, giao Bộ Công Thương phân bổ hạn ngạch
xuất khẩu gạo cho các DN đáp ứng đủ điều kiện kinh
doanhgạo theoquy định tại Nghị định số 107/2018. Khi
ban hành quyết định phân bổ hạn ngạch xuất khẩu, Bộ
Công Thương cần thống nhất với Bộ Tài chính (TCHQ)
về thời điểm bắt đầu áp dụng để thông báo công khai
cho các DN biết, thực hiện.
Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành
kiểm tra gạo còn tại cảng
Tối 17-4, Bộ CôngThương đã có quyết định thành lập
đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với một số cơ quan
có liên quan để nắm tình hình về lượng gạo hàng hóa
tại các cảng phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.
Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ làm việc với cơ quan hải
quan và một số cơ quan có liên quan để nắm tình hình
về lượng gạo hàng hóa tại các cảng. Trên cơ sở đó, xây
dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình xuất
khẩu gạo tháng 4 và phương án điều hành xuất khẩu
gạo trong tháng 5 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ. Thời gian làm việc từ ngày 20 đến 24-4.
AN HIỀN
Tiêu điểm
Thủ tướng yêu cầu
tháo gỡ khó khăn cho
xuất khẩu gạo
Ngày 17-4, tại Văn bản số 3083,Thủ
tướng Chính phủ đã có yêu cầu Bộ
Công Thương khẩn trương nghiên
cứu ý kiến của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam về việc tháo
gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo và
việc cho phép xuất khẩu gạo nếp.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong
ngày 20-4, đồng thời báo cáo PhóThủ
tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp
về tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu
gạo sẽ diễn ra vào sáng 20-4.
Trước đó, PhóThủ tướngTrịnhĐình
Dũng cũng yêu cầu BộTài chính phải
báo cáo về trách nhiệmquản lý, kiểm
soát số lượng gạo được phép xuất
khẩu tháng 4 theo ý kiến chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook