085-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy18-4-2020
Tiêu điểm
Ba nhóm theo mức độ
nguy cơ lây nhiễm
12 tỉnh, thành nhóm1 làTP.HCM, Hà
Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh,
Ninh Bình, Đà Nẵng, QuảngNam, Bình
Thuận, Khánh Hòa, Tây Ninh, Hà Tĩnh.
16 tỉnh, thành thuộc nhóm2 là Bình
Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam,
Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên,
Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế,
Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình
Phước, Đồng Tháp, Hà Giang.
Các tỉnh, thànhcòn lại thuộcnhóm3.
điểm a mục 2 Chỉ thị 15 của Thủ
tướng. Cụ thể, số hành khách trên
mỗi xe không được vượt quá 50%
sức chứa của xe và tối đa không quá
20 người trên một chuyến xe.
Các doanh nghiệp vận tải cần bố
trí hành khách ngồi giãn cách, xen
kẽ giữa các hàng ghế. Tài xế, nhân
viên phục vụ trên xe, hành khách
phải đeo khẩu trang, được kiểm
tra y tế, rửa tay bằng dung dịch sát
khuẩn trước khi lên xe và khai báo
y tế theo quy định. Xe sau khi đón,
trả khách phải khử trùng…
Tổng cụcĐường bộViệt Namcũng
yêu cầu bố trí sắp xếp lại biểu đồ chạy
xe trên các tuyến cố định liên tỉnh để
đảm bảo cắt giảm tối thiểu 50% số
chuyến xe theo biểu đồ chạy xe đã
được Sở GTVT phê duyệt.
“Bố trí cán bộ thường xuyên theo
dõi tình hình hoạt động của các
phương tiện trên hệ thống thiết bị
giám sát hành trình của Tổng cục
Đường bộ Việt Nam để kịp thời có
những chấn chỉnh, xử lý vi phạm
(nếu có)” - Tổng cục Đường bộ
chỉ đạo.
Công tác chuẩn bị
tại các địa phương
Sau khi có văn bản hướng dẫn
của Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Sở GTVT một số địa phương thuộc
nhóm 3 cho hay sẽ quyết liệt triển
khai thực hiện nhằm phòng, chống
COVID-19 hiệu quả. Điển hình
như các tỉnh Bình Định, Phú Yên,
Quảng Ngãi…
Chiều 17-4, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Đặng Văn Ái,
Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình
Định, cho hay tỉnh này cho phép
hoạt động vận tải hành khách liên
tỉnh giữa các tỉnh, thành phố thuộc
nhóm 3 với nhau từ chiều 17-4.
Ông Ái cũng khẳng định từ Bình
Định chỉ đi được sáu tỉnh cùng nhóm
3 là Phú Yên, Quảng Ngãi, Gia Lai,
Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông. Lý
do là các xe không được vận chuyển
hành khách đi qua các tỉnh thuộc
nhóm 1 ở gần Bình Định là Khánh
Hòa và Quảng Nam.
Chiều cùng ngày, Sở GTVT tỉnh
Phú Yên có công văn hỏa tốc cho
phép hoạt động vận chuyển hành
khách liên tỉnh giữa các tỉnh, thành
phố thuộc nhóm 3 với nhau.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn
Bá Khải, Phó Giám đốc Sở GTVT
tỉnh Phú Yên, cho hay tỉnh sẽ thực
hiện quyết liệt theo chỉ đạo của các
cấp. Theo đó, các xe vận chuyển
hành khách ở tỉnh này chỉ được đi
đến các tỉnh như Quảng Ngãi, Bình
VIẾT LONG- TẤNLỘC - THANHNHẬT
N
gày 17-4, Tổng cục Đường bộ
Việt Nam có văn bản gửi Sở
GTVT các tỉnh trên cả nước
hướng dẫn tổ chức vận chuyển
hành khách giữa các địa phương
thuộc nhóm 3.
Không đi qua địa phận
các tỉnh thuộc nhóm 1, 2
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt
Nam yêu cầu chỉ được vận chuyển
hành khách liên tỉnh giữa các tỉnh,
thành phố thuộc nhóm có nguy cơ
ít lây nhiễm COVID-19 (nhóm 3)
với nhau. Đồng thời hành trình vận
chuyển không được đi qua địa phận
các tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ lây
nhiễmcao (nhóm1) và nhómcó nguy
cơ lây nhiễm (nhóm 2).
“Trường hợp hành trình chạy xe
có đi qua địa phận các địa phương
thuộc nhóm 1 và 2 thì thông báo yêu
cầu đơn vị kinh doanh vận tải hành
khách tạm dừng hoạt động cho đến
khi có thông báo mới của Chính
phủ, Bộ GTVT” - Tổng cục Đường
bộ Việt Nam yêu cầu.
Tổng cục cho biết quy định trên
được thực hiện theo Thông báo số
158/2020 của Văn phòng Chính phủ.
Ngoài ra, các xe chở khách liên
tỉnh trên phải đáp ứng yêu cầu tại
Các địa phương thuộc nhóm ít nguy cơ lây nhiễmđược phép lưu thông qua lại
với nhau. Ảnh: HOÀNGGIANG
Xe khách 35 tỉnh nguy cơ thấp được
lưu thông qua lại
Các địa phương thuộc nhóm3 được vận chuyển hành khách qua lại với nhau nhưng không được đi qua địa bàn
các tỉnh thuộc nhóm1, 2.
Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk,
Đắk Nông. Theo quy định, các xe ở
PhúYên không được đi qua các tỉnh
Khánh Hòa, Quảng Nam (nhóm 1).
Ngoài ra, Sở GTVT tỉnh Phú Yên
cũng yêu cầu các bến xe khách phối
hợp với các đơn vị kinh doanh vận
tải đang khai thác tại bến. Theo đó,
thực hiện bố trí phương tiện điều
chỉnh, đảm bảo cắt giảm 50% số
chuyến xe theo biểu đồ; mỗi xe vận
chuyển không quá 20 người.
Tương tự, cũng trong ngày 17-4, Sở
GTVT tỉnh Quảng Ngãi cho hay đã
cho phép ô tô hợp đồng, xe du lịch,
xe taxi, xe buýt, xe đưa đón công
nhân được hoạt động trở bình thường.
Đối với hoạt động vận tải đường
thủy, sở này cũng cho phép tuyến Sa
Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé được
hoạt động để phục vụ nhu cầu đi lại
của người dân, cán bộ làm việc trên
đảo nhưng nghiêm cấm vận chuyển
khách du lịch ra đảo.
Bên cạnh đó, SởGTVT tỉnhQuảng
Ngãi cũng cho phép việc đào tạo
và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ
được hoạt động bình thường. Tuy
nhiên, không được bố trí tập trung
quá 20 người trong một phòng học
và phòng sát hạch lý thuyết không
tụ tập quá 10 người trở lên.•
Thúc giải phóngmặt bằng cao tốcBắc-Nam
Trường hợp hành trình
chạy xe có đi qua địa
phận các địa phương
thuộc nhóm 1 và 2 thì yêu
cầu đơn vị kinh doanh
vận tải hành khách tạm
dừng hoạt động.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện giải
quyết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng
(GPMB) dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên
tuyến Bắc-Nam phía đông, giai đoạn 2017-2020.
Theo kế hoạch, các tỉnh cơ bản bàn giao phần đất nông
nghiệp trong năm 2019, hoàn thành GPMB vào quý II-2020.
Tuy nhiên, đến nay tiến độ GPMB của các dự án chậm so với
tiến độ. Hiện các tỉnh mới chi trả tiền bồi thường, đủ điều kiện
bàn giao mặt bằng cho 457,42/653,61 km chiều dài tuyến (đạt
khoảng 70%). Hầu hết địa phương chưa hoàn thành công tác
bồi thường đất nông nghiệp. Công tác bồi thường đất ở đang
giai đoạn lập phương án, chưa phê duyệt. Một số địa phương
chưa thi công xây dựng khu tái định cư (Nam Định, Ninh
Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang).
“Khối lượng di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật rất
lớn, hiện mới đang ở bước khảo sát, lập phương án bồi
thường, di dời. Nếu không tập trung quyết liệt thực hiện sẽ
không thể hoàn thành công tác GPMB như cam kết…” -
Thủ tướng nhận định.
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh có
dự án đi qua phải xác định nhiệm vụ GPMB phục vụ thi công
dự án cao tốc Bắc-Nam là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.
Cạnh đó, cần tập trung chỉ đạo UBND các cấp, sở, ngành
liên quan và hội đồng GPMB địa phương khẩn trương xây
dựng tiến độ chi tiết để thực hiện hoàn thành khối lượng
GPMB còn lại (khoảng 30%). Cơ bản bàn giao toàn bộ mặt
bằng phục vụ thi công dự án trong quý II-2020.
Các địa phương cần khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu
tư xây dựng và triển khai thực hiện hoàn thành 114 khu tái
định cư trong quý II-2020 theo yêu cầu để di dời các hộ dân
vào khu tái định cư.
“Phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu, sử dụng các công
trình hạ tầng kỹ thuật để thống nhất hoàn thành phương án
bồi thường, triển khai di dời các công trình bàn giao mặt
bằng cho dự án trong tháng 6-2020…” - Thủ tướng chỉ đạo.
Bộ GTVT được Thủ tướng giao nhiệm vụ rà soát kinh
phí GPMB thực tế tại các địa phương. Trường hợp kinh phí
tăng vượt tổng mức đầu tư của tiểu dự án GPMB (bao gồm
cả chi phí dự phòng) trong tổng mức đầu tư được duyệt, Bộ
GTVT khẩn trương xem xét xử lý, đảm bảo đủ kinh phí, kịp
thời phục vụ công tác GPMB.
Thủ tướng cũng yêu cầu các tập đoàn Điện lực, Bưu
chính viễn thông, Công nghiệp viễn thông quân đội, Xăng
dầu... khẩn trương triển khai thực hiện công tác di dời các
công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB
nhằm đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng trong quý II-2020.
PHÚ PHONG
Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam gồm 11 dự án thành
phần với chiều dài 654 km, đi qua 13 tỉnh gồm Ninh Bình,
Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai,
Tiền Giang, Vĩnh Long.
Tổng kinh phí GPMB dự án khoảng 12.401 tỉ đồng. Kinh
phí này dùng để thu hồi khoảng 4.835 ha, tái định cư khoảng
3.690 hộ dân; phục vụ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật,
xây dựng 114 khu tái định cư.
Đối với ngành đường sắt: Từ ngày 17 đến 22-4, chạy
bốn chuyến tàuThống Nhất chạy tuyếnTP.HCM - Hà Nội
và ngược lại (tăng hai chuyến so với trước ngày 15-5).
Cụ thể, chiều TP.HCM - Hà Nội tàu SE4 xuất phát tại ga
Sài Gòn vào 20 giờ 30; tàu SE6 xuất phát tại ga Sài Gòn
lúc 8 giờ 45.
Chiều Hà Nội - TP.HCM: Tàu SE3 xuất phát tại ga Hà Nội
lúc 19 giờ 25; tàu SE5 xuất phát từ ga Hà Nội lúc 8 giờ 50.
Đối với lĩnh vực hàng không nội địa, từ nay đến ngày
22-4, dù các hãng hàng không tăng tần suất bay nhưng
cũng chỉ khai thác ba đường bay nội địa.
Cụ thể, đường bay Hà Nội - TP.HCM và ngược lại tăng
bốn chuyến lên sáu chuyến/ngày, gồm hai chuyến của
VietnamAirlines, hai chuyến của Vietjet, còn lại Bamboo
và Jetstar mỗi hãng khai thác một chuyến.
Đường bay Hà Nội - Đà Nẵng và ngược lại tăng từmột
chuyến lên hai chuyến/ngày. Trong đó một chuyến của
Vietnam Airlines và một chuyến của Vietjet.
Đường bayTP.HCM - Đà Nẵng và ngược lại tăng từmột
chuyến lên hai chuyến/ngày. Trong đó một chuyến của
Vietnam Airlines, một chuyến của Vietjet.
PHONG ĐIỀN
Hàng không và đường sắt tăng chuyến
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook