087-2020 - page 14

14
Đọc nhanh
Thể thao -
ThứBa21-4-2020
Thai-League lên bản quyền
truyền hình hơn 9.500 tỉ đồng
Bóng đá Thái Lan thông báo gói bản quyền truyền hình
Thai-League từ năm 2021 đến 2028 với giá hơn 400 triệu
USD, tức hơn 9.500 tỉ đồng.
Để có được gói bản quyền truyền hình khủng này, ban tổ
chứcThái Lan đã buộc các CLB phải nâng cấp CLB củamình
theo chuẩnThai-League, đồng thời mở ra những chính sách
để đưa bảnquyền truyềnhình củamìnhđếnnhiềuquốc gia.
Với gói bản quyền khủng đấy, phần lợi đầu tiên thuộc về
các CLB chuyên nghiệpThái Lan. Họ được ban tổ chứcThai-
League chia lợi nhuận theo thứ hạng, theo tầm ảnh hưởng
của CLB nhưng ngược lại, các CLB phải có trách nhiệm xây
dựng hình ảnh CLB nói riêng và hình ảnh Thai-League nói
chung qua việc đầu tư sân bãi, hệ thống cổ động viên, quy
định CLB…Đó cũng là quyền lợi song song mang tính hai
chiều mà cụ thể là Thai-League từ đứng sau V-League nay
đã là giải đấu số một Đông Nam Á và số bốn châu Á sau
J-League củaNhật, K-League củaHànQuốc và C-League của
Trung Quốc. Song song đó, trong tốp 10 CLB đắt giá nhất
Đông Nam Á, các đội bóng Thai-League chiếm đến bảy vị
trí với tổng số tiền lên đến gần 45 triệu euro.
Đ.TR
Bóng đá Việt Nam lo “sức
khỏe” những ông bầu
Trong khi các quốc gia đều có điểm chung là làm sao để các CLB hạn
chế thiệt hại trongmùa dịch COVID-19 để tồn tại thì bóng đá Việt Nam
lại có chungmối lo “thể trạng” những ông bầu.
NGUYỄNNGUYÊN
D
ù quy định rất rõ mỗi
CLB bóng đá chuyên
ngh i ệp phả i đứng
dưới sự quản lý của một
công ty cổ phần bóng đá
nhưng ai cũng biết chưa
một công ty cổ phần bóng
đá nào đủ lực để nuôi sống
CLB của mình.
Có thể thấy rất rõ phần thủ
của một CLB chuyên nghiệp
tại Việt Nam (VN) chỉ gói gọn
trong vài “món”:
- Bán vé (con số rất ít,
không đáng kể trừ vài CLB
có khán giả).
- Tài trợ (cũng chẳng đáng
là bao, thậm chí là nhiều CLB
gắn ngực áo tên doanh nghiệp
của ông bầu CLB).
- Bản quyền truyền hình
(con số mà thời bầu Kiên
lập VPF các CLB còn được
chia nhưng nay thì có CLB
lại mất tiền cho công tác
truyền hình).
- Tiền lãi từ cổ phần VPF
(không đáng kể nhưng bù
lại lãnh đạo CLB hằng
năm đều có chuyến đi học
bóng đá nhưng thực chất
là du lịch).
NếucácCLBcủanhiềuquốc
gia lo mùa dịch COVID-19
làm bóng lăn khiến nhiều
hoạt động tài chính bị ảnh
hưởng thì các CLB của VN
chỉ lo dịch làm ảnh hưởng
đến “công ty mẹ”, đến doanh
thu từ công ty của các ông
bầu rồi từ đó phần chi vài
chục tỉ đồng cho đội bóng
bị cắt giảm.
Ngoại trừ một số CLB
chắc chân với ông chủ nhận
ôm đội bóng địa phương
như bầu Đức với HA Gia
Lai, bầu Hiển với Hà Nội…
nhiều đội bóng địa phương
tồn tại theo kiểu tỉnh giao
cho doanh nghiệp nhận lo
đội bóng và bù lại tỉnh tạo
điều kiện cho doanh nghiệp
đấy có những ưu ái riêng như
dự án thơm hay đất vàng…
Những khoản được ví von là
“giao cả cần câu lẫn vùng có
nhiều cá” rồi doanh nghiệp
có nghĩa vụ lo cho đội bóng
tỉnh nhà.
Cũng có những doanh
nghiệp tự tìm đến đội bóng
rồi qua mối quan hệ xin tỉnh
cho được có nghĩa vụ đầu
tư vào đội bóng để lấy tiếng
thơmvà lấy những phần ưu ái.
Điều mà nếu không có bóng
đá thì đừng hòng chạm vào
những dự án, những miếng
bánh khai thác từ tỉnh.
Đặc thù của bóng đá VN
là khi hình thành các CLB
chuyên nghiệp thường phải
“gối đầu” vào đấy. Tất nhiên,
trong những khoản “gối đầu”
đấy có cả sự nhập nhằng giữa
phần tỉnh và phần doanh
nghiệp. Điển hình như cái
sân riêng (gần như là bắt
buộc của các CLB chuyên
nghiệp) thì đa phần CLB
VN đều dựa vào tỉnh. Thế
nên chuyện cái sân xuống
cấp về lý là thuộc về CLB
nhưng bản chất thì lại hay
được đẩy qua địa phương,
qua tỉnh và rồi lại lấy kinh
phí của tỉnh, kinh phí Nhà
nước đắp vào.
Đấy cũng là lý do khiến
nhiều CLB chuyên nghiệp
vẫn được tỉnh bao tiêu một
phần kinh phí và phần lớn
còn lại thuộc về các doanh
nghiệp.
Nó khác hẳn với danh nghĩa
đúng của bóng đá chuyên
nghiệp là tiền từ bóng đá
nuôi bóng đá.
Thế nên, ngay từ nhiệm
kỳ II LĐBĐ VN khi nhóm
nghiên cứu bóng đá chuyên
nghiệp sang Hàn Quốc và
Nhật học làm chuyên nghiệp
về đề xuất VN nên chỉ có
sáu CLB chuyên nghiệp
đứng sau là những tập đoàn
lớn để phát triển đúng nghĩa
chuyên nghiệp rồi nhân rộng
dần. Cách làm được lấy từ
mô hình của Hàn Quốc ban
đầu chỉ có sáu CLB chuyên
nghiệp và đỡ đầu cho sáu
CLB đấy là sáu tập đoàn
lớn như Samsung, Daewoo,
Hyundai…
Chính với cách làmvà cách
tồn tại chưa sang hẳn kênh
tiền bóng đá nuôi bóng đá mà
nhữngCLBVNhiện nay bước
vào mùa “đứng hình” vì dịch
thường lo “sức khỏe” của ông
bầu, ông chủ CLB nhiều hơn
lo chuyện làm ăn, tài chính
của đội bóng.
Chuyên gia bóng đá Đoàn
Minh Xương từng cảnh báo:
“Điều đáng lo nhất của bóng
đá VN là các CLB trong và
sau đại dịch COVID-19 có
thể sẽ bị cắt giảm rất nhiều
từ khó khăn của các ông
chủ. Nhiều CLB đã quen
sống và thở từ túi tiền của
ông bầu bơm vào thì trong
cơn đại dịch này sẽ không
ít ông chủ không còn dồi
dào tiền để bơm và từ đấy
các CLB sẽ nảy sinh rất
nhiều hệ lụy”.
Nguy hiểmcho bóng đáVN
là sức khỏe đội bóng hay lệ
thuộc vào những cái hắt hơi,
sổ mũi của ông chủ.•
CLB ThanhHóa đang rất lo cho “sức khỏe” của bầuĐệ, đặc biệt là khi bóng lăn trở lại
sau dịch COVID-19. Ảnh: NGỌCDUNG
CuộccáchmạngThai-
LeaguevànỗisầuV-League
Các nhà làm giải Thai-League đã quyết định chọn
thời điểm bóng lăn trở lại vào đầu tháng 9 không chỉ để
tránh dịch COVID-19 an toàn mà còn toan tính lâu dài
cho một cuộc cách mạng hoàn chỉnh.
Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan (FAT) Samyot
Poompanmuang cho biết đã nhận sự ủng hộ cao của tất
cả CLB đang chơi Thai-League 1 và 2 (tương đương
V-League và hạng Nhất) về việc mùa giải sẽ bắt đầu
từ tháng 9-2020 cho đến tháng 5-2021. Gọi là bắt đầu
dù Thai-League đã chơi xong vòng đấu thứ tư rồi bị
gián đoạn do dịch COVID-19. Không ai ngờ lịch “chữa
cháy” này sẽ trở thành phương thức mới được áp dụng
cho những mùa bóng sau đó.
Việc người Thái chuyển đổi mùa giải của mình
tương tự làng bóng châu Âu theo lý giải của họ là sẽ
giải nhiều bài toán có lợi cho cuộc chơi và cầu thủ của
mình. Ý tưởng này ban đầu nhằm tránh những tháng
vào mùa mưa ở Thái Lan có thể làm khán giả đến sân
ít đi. Sau đó, nó gỡ rối cho các CLB Thái Lan đá cúp
châu Á không bị động trùng với mùa Thai-League đang
thi đấu. Cuối cùng, tham vọng của bóng đá Thái Lan là
giúp cầu thủ của họ thuận lợi hơn khi tiếp cận với thị
trường chuyển nhượng như bóng đá châu Âu.
Dĩ nhiên, người Thái sẽ phải tiếp tục giải những bài
toán khác để hoàn thiện, nhất là Thai-League trùng với
các giải hấp dẫn ở châu Âu...
Tuy nhiên, nói như những nhà làm bóng đá Thái Lan
là phải đột phá để theo xu hướng thế giới chứ không
phải thấy khó khăn thì lùi bước.
Thực chất người Thái từ lâu đã nâng tầm giải đấu của
mình với phương pháp tổ chức như giải Ngoại hạng
Anh. Nguồn thu khổng lồ từ bản quyền truyền hình ở
Thai-League, hay kinh doanh các vật phẩm lưu niệm,
áo đấu CLB, tiền thu bán vé… là các khoản thu nhập
chính của họ, khác với V-League đa phần dựa vào sự
làm ăn của các ông chủ. Còn nhớ hãng Toyota cách đây
ba năm từng tài trợ cho V-League mỗi mùa 40 tỉ đồng
nhưng sang chơi với Thai-League thì chi gấp bốn lần
để gắn cái tên cạnh chữ Thai-League.
Điều quan trọng nhất của làng bóng Thái Lan là đột
phá đấy đã được làn sóng đồng thuận mạnh mẽ từ các
CLB thành viên bởi tất cả đều phục vụ cho quyền lợi
chung của CLB.
Nhìn lại V-League mỗi mùa thường có những khoản
tiền dư dả đưa rất nhiều đoàn lãnh đạo đội đi nghiên
cứu, học tập cách thức tổ chức giải đấu ở châu Âu, Hàn,
Nhật… nhưng đến nay đều là “cưỡi ngựa xem hoa”.
Không cần phải học Thái cách làm rập khuôn bóng
đá Anh mà chỉ cần học hai điều đã thấy rất rõ ở bóng
đá Thái Lan. Một là vị tổng thư ký của họ từng từ quan
và sang Anh học tất cả bài toán hay ở Premier League
rồi trở về áp dụng đổi mới cho làng bóng Thái, hai là
những phương thức đặt quyền lợi các CLB lên trên và
xem CLB chính là nền tảng để phát triển bóng đá.
CÔNG TUẤN
• PVF trở thành điểm tập luyện lý tưởng cho các
tuyển thủ cần hồi phục chấn thương.
Trung tâm có
điều kiện tập huấn tốt bậc nhất quốc gia với nhiều dụng
cụ tập hồi phục đã là nơi ba tuyển thủ Việt Nam Trần
Đình Trọng, Lương Xuân Trường và Duy Mạnh tập
luyện trong giai đoạn hồi phục chấn thương sau phẫu
thuật. Các tuyển thủ Việt Nam ngoài việc được tiếp cận
với những trang thiết bị tập luyện hiện đại còn được
hướng dẫn bởi bác sĩ đội tuyển người Hàn Quốc giúp
quá trình hồi phục tích cực diễn ra nhanh chóng.
H.KHANH
• CLB Ayutthaya United của Thái Lan sa thải một
loạt cầu thủ trong thời điểm nhạy cảm.
Truyền thông
Thái Lan cho biết CLB đang chơi giải hạng Hai Thái
Lan cắt hợp đồng nhiều cầu thủ để giảm bớt gánh nặng
tài chính trong mùa dịch COVID-19. Việc sa thải cầu
thủ xảy ra ngay sau khi bóng đá Thái Lan công bố mùa
giải sẽ nối lại vào tháng 9-2020. Điều này đồng nghĩa
với việc CLB phải trả lương cầu thủ thêm năm tháng
mà không có thi đấu. Báo chí Thái Lan cũng lo hình
ảnh không đẹp của CLB Ayutthaya United sẽ mở đầu
cho nhiều CLB “ăn theo”, tạo nên hiệu ứng xấu trong
làng bóng Thái.
SBV
Nguy hiểm cho
bóng đá VN là sức
khỏe đội bóng hay lệ
thuộc vào những cái
hắt hơi, sổ mũi của
ông chủ.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook