087-2020 - page 9

9
Chủ đầu tư khu du lịch
đảo Hòn Tằm tự ý lấn biển
Chủ đầu tư khu du lịch đảoHòn Tằm trong vịnhNha Trang tự ý lấn biển,
làmđất đá tràn xuống biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái.
TẤNLỘC
N
gày 20-4, đại diện Sở
TN&MT tỉnh Khánh
Hòa xác nhận cơ quan
này vừa báo cáo UBND tỉnh
các vi phạm về sử dụng đất
tại dự án khu du lịch (KDL)
đảo Hòn Tằm trên vịnh Nha
Trang do Công ty CPHòn Tằm
biển Nha Trang (Công ty Hòn
Tằm) làm chủ đầu tư.
Việc kiểm tra thực tế tại
dự án này được tiến hành
theo chỉ đạo của UBND tỉnh
Khánh Hòa. Qua kiểm tra, Sở
TN&MT phát hiện chủ đầu
tư KDL đảo Hòn Tằm đã tự
ý san ủi đất lấn biển, chiếm
đất nông nghiệp trái phép với
diện tích lớn.
Lấn biển trái phép
hàng ngàn m
2
TheoSởTN&MTtỉnhKhánh
Hòa, kết quả kiểm tra xác định
Công ty Hòn Tằm đã tự ý san
ủi mặt bằng hơn 2.720 m
2
tại
khu vực tây namđảo HònTằm.
Trong đó, có 2.321 m
2
đất nằm
trong phần diện tích đất liền xin
mở rộng, 228 m
2
đất nằm trong
phần diện tích đất có mặt nước
ven biển xin mở rộng, 172 m
2
đất nằm ngoài diện tích đất xin
mở rộng dự án.
Toàn bộ diện tích đất xin mở
rộng đến nay chưa được giao
đất, cho thuê đất. Sở TN&MT
khẳng định việc Công ty Hòn
Tằm tự ý san ủi mặt bằng để thi
công công trình phần đất xin
mở rộng dự án và ngoài ranh
giới khu đất xin mở rộng dự án
theo quy hoạch 1/500 đã được
phê duyệt, chưa được cơ quan
thẩm quyền quyết định giao
đất, cho thuê đất là vi phạm
pháp luật về đất đai.
SởTN&MT tỉnh Khánh Hòa
xác định: Hành vi chiếm đất
nông nghiệp tại khu vực đô
thị với diện tích hơn 2.320 m
2
mức xử phạt áp dụng bằng hai
lần mức xử phạt tương xứng
theo quy định và do là tổ chức
nên mức phạt tiền áp dụng xử
phạt hành vi này là 110 triệu
đồng. Biện pháp khắc phục
hậu quả là buộc thực hiện tiếp
thủ tục giao đất, cho thuê đất
theo quy định.
Ngoài ra, Công ty Hòn
Tằm còn hủy hoại 400 m
2
đất
(gồm 228 m
2
đất có mặt nước
ven biển và 172 m
2
đất nằm
ngoài ranh giới quy hoạch phê
duyệt). Ngoài xử phạt bằng
tiền, biện pháp khắc phục hậu
quả là buộc khôi phục lại hiện
trạng ban đầu của đất trước
khi vi phạm.
Đại diện Sở TN&MT cho
biết thêm do mức phạt của
hành vi chiếm đất thuộc thẩm
quyền xử phạt của chủ tịch tỉnh
nên Thanh tra Sở TN&MT sẽ
lập các thủ tục xử lý vi phạm
hành chính trình chủ tịch tỉnh
xử phạt đối với Công ty Hòn
Tằm về các hành vi trên theo
quy định.
Ảnh hưởng
nghiêm trọng
hệ sinh thái biển
Theo Ban quản lý vịnh Nha
Trang, việc xây dựng các
công trình tại KDL đảo Hòn
Tằm đã làm đất, đá trong quá
trình san lấp tràn xuống biển,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hệ sinh thái vùng biển khu
vực này.
Báo cáo của Ban quản lý vịnh
Nha Trang nêu: “Qua lặn kiểm
tra dưới đáy biển, Ban quản lý
vịnh Nha Trang phát hiện đất,
đá trong quá trình san lấp đã
tràn xuống biển, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hệ sinh
thái khu vực này; đặc biệt là
hệ sinh thái rạn san hô bị hủy
hoại, khó có khả năng phục hồi
nguyên trạng ban đầu”. Ngoài
ra, một lượng bùn đất không
nhỏ theo dòng chảy tràn ra các
khu vực xung quanh có nguy
cơ ô nhiễm cục bộ tại khu vực
vùng nước sát bờ phía tây nam
đảo Hòn Tằm.
Theo quy chế quản lý vịnh
Nha Trang, các công trình
xây dựng trong vịnh phải có
phương án rào chắn đất đá,
bùn cát tràn ra biển, không gây
xáo trộn các lớp trầm tích, làm
đục nước, ảnh hưởng đến sự
sống của các loài thủy sinh.•
Lấn biển trái phép khu vực tây namđảoHòn Tằm. Ảnh: TL
Phạt 40 triệu đồng do xây dựng
không phép
Cuối tháng 3-2020, UBND TP Nha Trang đã ban hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối với Công
ty HònTằm. Lý do công ty này có hành vi tổ chức thi công công
trình không có giấy phép xây dựng tại dự án KDL đảo HònTằm.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, Công ty Hòn Tằm đã tự
ý san ủi mặt bằng, xây dựng các hạng mục công trình bằng
bê tông cốt thép tại dự án KDL đảo Hòn Tằm không có giấy
phép xây dựng và không có trong quy hoạch được điều chỉnh.
Chủ đầu tư KDL
đảo Hòn Tằm đã
tự ý san ủi đất lấn
biển, chiếm đất nông
nghiệp trái phép với
diện tích lớn.
ĐồngNai xâydựng
khu tái định cưdựán
sânbayLongThành
Ngày 20-4, tỉnh Đồng Nai tổ chức khởi công xây
dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật của khu tái định
cư (TĐC) Lộc An - Bình Sơn. Dự án này là một
trong năm dự án thành phần thuộc dự án thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ TĐC Cảng hàng không quốc tế
Long Thành.
Khu TĐC Lộc An - Bình Sơn nằm phía bắc sân bay
Long Thành, dọc theo tuyến đường tỉnh 769 và tiếp
giáp Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn, có diện
tích hơn 282 ha. Khu TĐC này được chia làm ba phân
khu với hơn 5.000 lô TĐC, đáp ứng chỗ ở cho gần
30.000 người của các hộ dân bị giải tỏa trắng.
Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cho biết
khu dân cư TĐC Lộc An - Bình Sơn sẽ là nơi bố trí
TĐC cho 700 hộ dân đầu tiên di dời. Dự kiến tháng
8-2020, tỉnh Đồng Nai sẽ bàn giao đất tại khu TĐC
này để người dân xây dựng nhà cửa, sớm ổn định
cuộc sống.
Ông Lê Văn Tiếp, Phó Chủ tịch UBND huyện
Long Thành, cho hay đến nay công tác kiểm đếm đo
đạc đối với diện tích đất khu vực 1,8 ngàn ha đã xong,
hiện đang thực hiện các bước tiếp theo và từ đầu
tháng 5-2020 sẽ bắt đầu chi trả tiền bồi thường, hỗ
trợ TĐC. Trong tháng 10-2020, Đồng Nai sẽ đảm bảo
bàn giao diện tích mặt bằng sạch khu vực 1,8 ngàn ha
để phục vụ khởi công xây dựng sân bay Long Thành
giai đoạn 1. Phần diện tích còn lại cũng sẽ được bàn
giao toàn bộ cho chủ đầu tư vào giữa năm 2021.
Còn theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú
Cường, sân bay Long Thành là dự án trọng điểm
quốc gia nên các sở, ban, ngành phải phối hợp thật
tốt để thực hiện, đảm bảo tiến độ đề ra.
Trước đó, ngày 17-4, Đồng Nai chính thức phê
duyệt giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất thực hiện dự án sân bay Long Thành.
Theo đó, đối với đất ở nông thôn, tại vị trí 1 được
xác định giá cao nhất là hơn 6,5 triệu đồng/m
2
, vị
trí 4 (thấp nhất) là 1,6 triệu đồng/m
2
. Ngoài ra, đất
ở nông thôn tại những vị trí khác được định giá từ
1,3 triệu đến gần
4,6 triệu đồng/m
2
.
Toàn bộ các mức
giá, theo quyết
định, được áp giá
trên toàn bộ tổng
diện tích 3.027 ha
đất sẽ thu hồi để
làm dự án sân bay.
Tại khu vực xã
Suối Trầu (xã bị
giải tỏa trắng, nay
là xã Bình Sơn),
đất ở nông thôn tại
vị trí được định giá
cao nhất là 5,1 triệu
đồng/m
2
, vị trí thấp
nhất là 1,4 triệu
đồng/m
2
. Đối với
đất nông nghiệp,
giá đất được định
giá cao nhất là
360.000 đồng/m
2
(đất trồng cây lâu
năm và hằng năm
thuộc đường nhóm
2) và đất được định
giá thấp nhất là
161.000 đồng/m
2
(đất nuôi trồng thủy
sản và đất trồng
rừng sản xuất).
Việc công bố mức giá đất để tính tiền bồi thường
nêu trên được nhiều người dân trong vùng dự án
quan tâm sau nhiều năm chờ đợi. Tỉnh Ðồng Nai
giao huyện Long Thành chỉ đạo đơn vị liên quan
lập phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Dự
kiến giữa năm 2020, Ðồng Nai sẽ hoàn thành việc
chi trả tiền cho các hộ dân bị thu hồi đất phục vụ
giai đoạn 1 của dự án.
VŨ HỘI
Tiêu điểm
Traođổi với
PhápLuật TP.HCM
,
mộtlãnhđạotỉnhKhánhHòacho
hay tỉnh vừa có văn bản yêu cầu
SởTN&MT,SởXâydựng,UBNDTP
NhaTrang theochứcnăngnhiệm
vụ, thẩmquyền xử lý nghiêmcác
vi phạmvề xây dựng, quản lý, sử
dụng đất đai, môi trường... đối
với Công ty HònTằm theo đúng
quy định của pháp luật.
Liên quan đến công tác giải
phóngmặt bằngdựánsânbay
Long Thành, tỉnh đã có kiến
nghị đếnThủ tướng về hướng
xử lý đối với ba nội dung gồm:
Thực hiện thanh lý cây cao su,
công tác rà phá bom mìn và
khung chính sách bồi thường.
Cụ thể, Đồng Nai kiến nghị
Thủ tướng chấp thuận cho
Công tyTNHHMTVTổngCông
ty Cao su Đồng Nai được thu
hồi, thanh lý cây cao sukhi Nhà
nước thu hồi đất. Tách hạng
mục rà phá bom mìn phạm
vi 5.000 ha và giao cho UBND
tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư
triển khai theođúngquy định.
Đồng thời, tỉnh cũng kiến
nghị được áp dụng khung
chính sách bồi thường, giải
phóng mặt bằng cho các
tuyến giao thông kết nối và
các hạng mục tái lập hạ tầng
ngoàiranhsânbayLongThành
giống như khung chính sách
ápdụng với khu vực thực hiện
thu hồi đất để xây dựng sân
bay nhằmđảmbảo quyền lợi
cho người dân.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook