087-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa21-4-2020
tiền. Rút tiền xong, ông N. đi ra
nhưng để quên một điện thoại (trị
giá khoảng 3 triệu đồng) trên bàn
phím của trụATM. Khoảng 20 phút
sau, ông N. quay lại tìm thì chiếc
điện thoại trên đã mất. Mấy ngày
sau, ông N. đến ngân hàng để nhờ
trích xuất camera an ninh thì thấy
bà L. vào rút tiền và lấy chiếc điện
thoại mang đi.
Ông N. trình báo và cơ quan công
an xác định khi thấy chiếc điện thoại,
bà L. lấy đem về dùng mà không
trình báo cơ quan chức năng để trả
lại người bị mất. Hiện bà L. đã giao
nộp lại chiếc điện thoại cho ông N.,
tuy nhiên bà vẫn bị xử phạt theo
điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định
167/2013 (xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội…).
Theo luật sư (LS) Nguyễn Đức
Thắng Ý, Đoàn LS TP.HCM,
khoản 1 Điều 230 BLDS 2015
quy định: Người phát hiện tài sản
do người khác đánh rơi, bỏ quên
mà biết được địa chỉ của người
mất thì phải thông báo hoặc trả lại
tài sản cho người đó. Nếu không
biết địa chỉ của người đánh rơi
hoặc bỏ quên thì phải thông báo
hoặc giao nộp cho UBND cấp xã
hoặc công an cấp xã nơi gần nhất
để thông báo công khai cho chủ
sở hữu biết mà nhận lại.
Trường hợp này bà L. không
giao nộp cho cơ quan chức năng
mà giữ chiếc điện thoại để sử dụng
cho đến khi bị Công an huyện Đak
Đoa phát hiện ra. Vì thế việc công
an xử phạt hành chính bà như trên
là có căn cứ. “Tuy nhiên, bà L. đã
có thiện chí trả lại và tài sản chỉ
có giá trị 3 triệu đồng nên thay vì
phạt 2 triệu đồng thì áp dụng hình
thức phạt cảnh cáo bà L. sẽ nhân
văn, thuyết phục mà vẫn có tác
dụng răn đe. - LS Ý nói.
Phải đánh giá rõ ý thức
ThS Võ Văn Tài, Phó Khoa kiểm
sát hình sự, Trường Đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ kiểm sát TP.HCM,
cho biết: Người nào nhặt được của
bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị từ
10 triệu đồng trở lên và người mất
tài sản hoặc cơ quan chức năng đề
nghị trả lại mà cố tình không trả lại
mới được xem là phạm tội chiếm
giữ trái phép tài sản theo quy định
tại Điều 176 BLHS.
Trong vụ này, chiếc điện thoại
được xác định có giá trị là 3 triệu
đồng thì bà L. không phải chịu
trách nhiệm hình sự và bà cũng
đã tự nguyện trả lại tài sản khi có
yêu cầu. Tuy nhiên, nếu xử phạt
hành chính thì cũng cần áp dụng
pháp luật tương tự như quy định
tại Điều 176 BLHS.
Nói cách khác, phải căn cứ vào
việc chủ sở hữu hoặc cơ quan chức
PHƯƠNG LOAN-HOA THI
V
ụ việc bà NTML (trú thị trấn
Đak Đoa, Gia Lai) bị Công an
huyện Đak Đoa xử phạt 2 triệu
đồng về hành vi chiếm giữ trái phép
tài sản sau khi nhặt được điện thoại
tại trụATMđang gây tranh cãi trong
dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng việc
xử phạt của công an huyện là chưa
thỏa đáng bởi bà L. đã chủ động trả
lại chiếc điện thoại.
Có thể phạt cảnh cáo
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản
ánh, chiều 15-2, ông NVN đến trụ
ATM của một ngân hàng để rút
Đúng, sai vụ
nhặt được
điện thoại
bị phạt 2 triệu
Khi chủ sở hữu hợp pháp đã yêu cầu được
nhận lại tài sảnmà người nhặt vẫn không
trả thì đó là căn cứ xử lý hình sự hoặc
hành chính.
năng đề nghị trả lại mà người nhặt
được tài sản không chịu giao nộp
thì việc xử phạt mới hợp lý. Ban
đầu bà L. chưa có ý thức trả lại
điện thoại mà tạm thời bà giữ để
xài nhưng sau đó, bà L. có thiện
chí để trả lại và điện thoại bị bỏ
quên có giá trị nhỏ, việc xử lý hành
chính với mức 2 triệu đồng là không
nên. “Lưu ý, điều kiện ràng buộc ở
đây là cơ quan yêu cầu nhưng bà
L. không trả mới xem là vi phạm
theo đúng tinh thần của luật” - ThS
Võ Văn Tài nói.
Một thẩm phán chuyên xử án
hình sự cho rằng nguyên tắc
chung việc xử phạt hành chính
theo Nghị định 167/2013 với
những trường hợp tương tự như
trên là đúng. Tuy nhiên, cần lưu ý
là không phải lúc nào người dân
cũng nắm rõ quy định tự trình báo
cơ quan có thẩm quyền. Ngoài
ra, đôi khi do tài sản nhặt được
có giá trị thấp, người nhặt được
bận chưa có thời gian đi trình
báo… nên cần xem xét kỹ khi
quyết định xử phạt•
Muốn truy cứu trách nhiệm hình sự bà L. thì phải có
hai điềukiệnnhưđãphân tích.Muốnxửphạt hànhchính
bà L. theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013
thì người có thẩm quyền phải chứng minh được bà L.
đã cố tình không trả lại tài sản dù chủ sở hữu hợp pháp
đã có yêu cầu được nhận lại tài sản đó.
Cần nhận thức rằng không phải ai cũng am hiểu
pháp luật và có cách xử sự đúng theo quy định của
khoản 1 Điều 230 BLDS 2015 nói trên. Thực tế, do
nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động đến
người nhặt được tài sản khiến họ không thông báo
hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp
xã nơi gần nhất.
Có thể họ cho rằng tài sản nhặt được thì đương nhiên
là của mình. Có người lại cho rằng tài sản có giá trị
không đáng kể thì không cần phải khai báo bởi vì khai
báo mất thời gian, phiền phức về thủ tục…
Ngoài ra, cũng có người nhặt được tài sản đánh rơi
nhưng do bận rộn nên cứ tạm thời giữ đó, rảnh rỗi
mới đi trình báo. Đối với những trường hợp này mà xử
lý hình sự hay xử phạt hành chính thì không cần thiết
bởi rất khó chứng minh được yếu tố lỗi cố ý - dấu hiệu
đặc trưng, bắt buộc phải có nếu muốn xử lý về hành vi
chiếm giữ trái phép tài sản.
Tuy nhiên, khi chủ sở hữu hợp pháp đã có yêu cầu
được nhận lại tài sảnmà vẫn không trả thì mới thể hiện
rõ ràng yếu tố cố tình không trả lại tài sản. Lúc này đây,
hành vi chiếm giữ trái phép tài sản mới cấu thành một
vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự (tùy theo giá
trị tài sản).
Trong vụ việc này, nếu ông N. đã có yêu cầu nhận
lại tài sản (thông qua tin nhắn, điện thoại…) mà bà L.
không trả lại thì việc xử phạt là có cơ sở. Ngược lại, nếu
ôngN. không có yêu cầu nhận lại tài sản thì không thỏa
cấu thành của vi phạm hành chính để xử phạt bà L.
TS
CAOVŨ MINH
,
Trường ĐH Luật TP.HCM
Cố tình không trả lại tài sản mới bị phạt
Nói cách khác, phải căn
cứ vào việc chủ sở hữu
hoặc cơ quan chức năng
đề nghị trả lại mà người
nhặt được tài sản không
chịu giao nộp thì việc xử
phạt mới hợp lý.
Chỉ vì cái cổng rào, ngườimang thương tật, người vào tù
Ngày 20-4, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm đã bác
kháng cáo kêu oan của hai anh em bị cáo Nguyễn Văn
Được (39 tuổi) và Nguyễn Văn Hận (33 tuổi). Tòa chấp
nhận kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt của các bị hại,
tuyên phạt hai bị cáo mỗi người sáu năm tù cùng về tội cố
ý gây thương tích.
Tại tòa, các bị cáo đều kêu oan, cho rằng không đánh
các bị hại, không làm gì ai, mong tòa xem xét, giải oan
cho các bị cáo.
Phát biểu quan điểm, đại diện VKS đề nghị sửa án sơ
thẩm, tăng hình phạt đối với bị cáo Được từ hai năm lên
năm năm tù.
HĐXX nhận định các chứng cứ tại hồ sơ đủ để kết luận
hành vi phạm tội của các bị cáo. Bị cáo Hận có nhân thân
xấu, năm 2015 từng bị phạt hành chính hai lần về hành vi
vận chuyển hàng cấm, năm 2014 bị phạt hai năm tù về tội
cố ý gây thương tích.
Từ đó, tòa phúc thẩm quyết định tuyên án như trên. Sau
khi nghe tòa tuyên án, hai anh em bị cáo ôm nhau khóc.
Theo bản án sơ thẩm, cha của hai bị cáo và ông Đặng
Mừng có mâu thuẫn trước đó về tranh chấp lối đi chung.
Chiều 10-3-2018, Hận tổ chức tiệc nhậu tại nhà cùng
hai người bạn. Đến khoảng 19 giờ cùng ngày, sau khi
nhậu xong, Hận đưa hai bạn ra quốc lộ 91 để về nhà. Khi
đi đến cửa rào của nhà ông Mừng, Hậu cự cãi với con ông
Mừng về việc rào lối đi.
Anh Đặng Cẩm Huỳnh và Đặng Hoàng Minh (con ông
Mừng) đang ngồi uống trà trong sân nhà hàng xóm gần đó
nghe cự cãi thì cùng chạy đến chỗ cửa rào lớn tiếng. Cùng
lúc đó, vợ chồng Được đi đến cửa rào kêu Hận về.
Khi anh Huỳnh chọi gạch xong thì người trong hai gia
đình đánh lộn, xô đẩy nhau... Sau đó, Hận chọi cục gạch
trúng đầu anh Huỳnh, Được đánh vào mặt ông Mừng làm
ông này té xuống đường gây thương tích.
Nhiều người trong hai gia đình bị hại và bị cáo bị
thương tích nhưng công an chưa chứng minh được người
gây thương tích, sẽ tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý sau. Một
số người từ chối giám định thương tích nên không có cơ
sở để xử lý.
Theo kết luận giám định, anh Huỳnh bị thương tích
45%, ông Mừng bị thương tích 57%.
Xử sơ thẩm vào tháng 1, TAND quận Ô Môn tuyên phạt
Hận năm năm tù, Được hai năm tù cùng về tội cố ý gây
thương tích. Ngoài ra, tòa còn tuyên buộc hai bị cáo phải
bồi thường cho hai bị hại số tiền hơn 100 triệu đồng.
Sau đó, các bị cáo và bị hại kháng cáo. Tòa phúc thẩm
đã tuyên án như trên.
NHẪN NAM
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook