169-2020 - page 14

14
NGUYỄNHIỀN
S
au khi Chỉ thị 19 ngày
19-10-2018 của Thành
ủyTP.HCMvề cuộc vận
động người dân không xả
rác ra đường và kênh, rạch
được ban hành, 24 quận,
huyện đã đưa ra nhiều kế
hoạch, chương trình để xóa
các điểm đen về rác.
Sau thời gian triển khai,
nhiều con kênh ở TP.HCMđã
được hồi sinh, người dân sống
ven kênh rất vui mừng. Thế
nhưng thời gian gần đây một
số tuyến kênh, rạch đang rơi
vào tình trạng bị ô nhiễm trở
lại, người dân lại phải chung
sống với mùi hôi thối.
“Không biết rác ở đâu
mà nhiều đến vậy!”
Rạch Xuyên Tâm được nối
từ kênhNhiêu Lộc - Thị Nghè
đến sôngVàmThuật với chiều
dài trên6kmvàba tuyếnnhánh
dài gần 2 km. Hàng chục ngàn
người dân sống dọc hai bên
rạch Xuyên Tâm phải chịu
cảnh rác thải bao quanh, muỗi,
chuột hoành hành.
AnhThanhDũng, sống bên
cạnh rạchXuyênTâm, phường
15, quậnBìnhThạnh than thở:
“Tôi sống ở đây đã lâu và phải
chịu cảnh rác lềnh như thế này.
Mà nghĩ cũng lạ, không biết
rác thải ở đâu đổ xuống kênh
nhiều đến vậy chứ người dân
ở đây đều có ký hợp đồng thu
gom rác hằng tháng. Những
người xả rác xuống kênh đâu
thấy được cảnh khổ của người
dân nơi đây. Hằng ngày chúng
tôi phải chịu đựng mùi hôi
thối từ dòng nước bốc lên.
Ám ảnh nhất là những hôm ở
dưới sàn nhà có cả xác động
vật chết lâu ngày thối không
thể chịu nổi”.
TheochịMaiHồngởphường
15, quận Bình Thạnh: “Khu
vựcnàybị ônhiễmhơncả chục
năm, chính quyền địa phương
cũng nhiều lần vận động người
dânkhôngxả rác, rồi hằng tuần
đều có người xuống gom rác
dưới rạch. Sạch sẽ được một
thời gian thì rác lại tràn ngập
như cũ. Tôi nghĩmuốn dẹp dứt
điểm tình trạng này thì phải
thay đổi được ý thức người
dân về việc không xả rác nơi
công cộng. Hai bên bờ kênh
nên được cải tạo, xây bờ kè
như bên kênh Nhiêu Lộc đã
làm thì mới mong giải quyết
được tình trạng này”.
Tương tự rạch Xuyên Tâm,
trước đây rạch Sáu Sửu trên
đườngAnPhúĐông1, phường
An PhúĐông, quận 12 có khu
chợ tự phát, rác xả đầy kênh
nhưng đã được chính quyền
và người dân thu dọn. Hiện
nay tình trạng thải rác xuống
kênh lại đang tái diễn. Rác
dưới dòng kênh tràn ngập
khiến dòng nước nước đen
đặc, bốc mùi hôi thối.
Anh Nguyễn Văn Khôi
ở đường An Phú Đông 1,
phường An Phú Đông cho
biết: “Người dân ở đây rất
mong sớm thoát cảnh sống
chung với mùi hôi thối bốc
lên từ dòng kênh này. Rác ở
đây chẳng biết từ đâu ra, dân
ở đây thì nói của tiểu thương,
tiểu thương thì bảo từ người
dân sống xung quanh. Chúng
tôi mong cơ quan chức năng
sớm có biện pháp truy tìm
những người xả rác, giải quyết
dứt điểm tình trạng ô nhiễm
này để hồi sinh dòng kênh”.
Cũng dọc theo tuyến kênh
ThamLương - Bến Cát (đoạn
qua phường Bình Hưng Hòa,
quận Bình Tân) trước đây
cũng từng được làm sạch
Khơi thông dòng chảy để giảm
ô nhiễm nguồn nước
Để không còn tình trạng xả rác xuống dòng kênh gây ô
nhiễm, quan trọng nhất là tuyên truyền để người dân có ý
thức hơn trong việc không xả rác, bảo vệ môi trường.
Việc nạo vét các tuyến kênh nhằmkhơi thông dòng chảy
để đảmbảo vệ sinhmôi trường, bảo vệ các hệ sinh vật sống
dưới nước mang lại cho dòng kênh trong xanh trở lại.
Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành nạo vét ở hai tuyến
kênh là kênh Tham Lương - Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè để giải quyết vấn ô nhiễm nguồn nước do rác thải,
bùn lấp gây ra. Đối với kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thì trong
quý III năm nay sẽ hoàn thành việc nạo vét, còn kênh Tham
Lương - Bến Cát tiến độ thực hiện xong trong quý IV-2020.
Một đại diện của Trung tâmQuản lý đường thủy
thuộc Sở GTVT TP.HCM
Bạn đọc -
ThứBa28-7-2020
Muốn dẹp dứt điểm
tình trạng này thì
phải thay đổi được
ý thức người dân về
việc không xả rác
nơi công cộng. Hai
bên bờ kênh nên
được cải tạo, xây
bờ kè như bên kênh
Nhiêu Lộc đã làm.
Để không còn rác trên
kênh, rạch
Sau thời gian được thu dọn sạch, nay các tuyến kênh, rạch ở TP.HCM lại tái ô nhiễm,
gây khổ sở cho người dân.
Tôi có hộ khẩu gốc ở quận Phú
Nhuận, TP.HCM nhưng do bán nhà
nên đã chuyển đi nơi khác để ở, gia
đình mỗi người một nơi. Hiện nay, tôi chỉ đăng ký tạm
trú tại nhà chồng ở quận 4, chưa đăng ký thường trú ở
nơi này.
Vậy cho tôi hỏi có làm được căn cước công dân
(CCCD) tại nơi tạm trú là quận 4 được không?
Bạn đọc
Bảo Ngọc 
(TP.HCM)
Luật sư
Lê Văn Bình
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả lời:
Điều 16 Thông tư 07/2016 (sửa đổi, bổ sung tại Thông
tư 40/2019) của Bộ Công an quy định về phân cấp giải
quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD như sau:
Cơ quan quản lý CCCD công an cấp huyện tiếp nhận
hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ
CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa
phương đó.
Cơ quan quản lý CCCD cấp tỉnh giải quyết cấp, đổi,
cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường
trú tại địa phương đó. Cơ quan quản lý CCCD cấp tỉnh
còn cấp đổi, cấp lại CCCD (không phải cấp lần đầu) cho
công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, TP trung
ương khác.
Như vậy, trường hợp cấp thẻ CCCD lần đầu thì công
dân phải đến công an cấp huyện hoặc công an cấp tỉnh
nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để thực hiện. Do đó,
trường hợp này chị phải liên hệ Công an quận Phú
Nhuận để thực hiện.
Theo Điều 22 Luật Cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung
năm 2013) quy định cá nhân bị xóa đăng ký thường trú
trong các trường hợp sau: Chết, bị tòa án tuyên bố là mất
tích hoặc đã chết; ra nước ngoài để định cư; đã đăng ký
thường trú ở nơi cư trú mới...
Theo các căn cứ để xóa đăng ký thường trú theo quy
định trên thì trong trường hợp này hộ khẩu chị vẫn còn ở
quận Phú Nhuận mà chưa bị xóa. Vì vậy, công dân liên
hệ Công an quận Phú Nhuận để được hướng dẫn thủ tục
cấp thẻ CCCD lần đầu.
ĐẶNG LÊ
đẹp. Gần đây tuyến kênh lại
xuất hiện tình trạng tái xả
rác xuống kênh làm nước
kênh bị ô nhiễm trở lại kinh
hoàng hơn.
Sẽ cải tạo, nạo vét
các kênh ô nhiễm
Trao đổi với chúng tôi,
ông Nguyễn Huy Nghị, Phó
Chủ tịch UBND phường 15,
quận Bình Thạnh, cũng thừa
nhận mức độ ô nhiễm ở rạch
Xuyên Tâm gần đây và nêu
giải pháp. Để giảm bớt tình
trạng rác thải xuống kênh,
phường đã trao tặng hơn
600 thùng rác cho các hộ
dân sống ven kênh, giải tỏa
nhà vệ sinh có ống thải trực
tiếp ra kênh, rạch.
Đồng thời, phường cũng
đã vận động người dân nơi
đây đóng tiền thu gom rác để
họ không đổ rác xuống rạch.
Tuy nhiên, khu vực phường
2 và phường 15 là hạ nguồn
nênmỗi khi nước lên ở thượng
nguồn nước chảy về mang
theo rác thải và ứ đọng lại
nên phường gặp rất nhiều
khó khăn trong việc xử lý
rác ở đây.
“Vừa qua phường có phối
hợp với Phòng Quản lý đô
thị quận khảo sát những điểm
nóng về rác để tham mưu
cho UBND quận thực hiện
kế hoạch nạo vét. Tình trạng
rác thải nơi đây được chính
quyền quan tâm và chúng
tôi cố gắng dồn sức để khắc
phục, mong muốn mang lại
môi trường xanh, sạch, đẹp
cho người dân an tâm sinh
sống” - ông Nghị cho biết.
Ông Nguyễn Hải Lâm, Phó
Chủ tịch UBND phường An
Phú Đông, quận 12, cũng
nhận định rạch Sáu Sửu dọc
đườngAn Phú Đông 1 trước
đây là điểm đen rác thải nhức
nhối của địa phương. Phường
cũng đã áp dụng nhiều biện
pháp để xóa điểm đen rác
này nhưng tình trạng rác thải
xuống rạch vẫn chưa được
giải quyết dứt điểm.
Theo chủ trương của quận
thì hiện tại tuyến rạch đang
được khởi công nạo vét, đổ
bê tông. Tại địa bàn phường
đang cải tạo, nạo vét đồng
loạt ba tuyến. Kinh phí nạo
vét do quận hỗ trợ thực hiện.•
Rạch Xuyên Tâm, quận Bình Thạnh trước đây được dọn sạch sẽ
khi thực hiện Chỉ thị 19. (Ảnh chụp vào tháng 12-2019)
Ảnh: NGUYỄNHIỀN
Rạch Xuyên Tâmbị tái ô nhiễm. (Ảnh chụp vào tháng 7-2020)
Ảnh: NGUYỄNHIỀN
Cóđượclàmcăncướccôngdânởnơi tạmtrú?
Góc ảnh
Cần đậy miệng cống hố ga này
Trên ngã tư đường
số 9 - số 10, Khu
công nghiệp Sóng
Thần, TP Dĩ An, Bình
Dương có hố ga hỏng
nắp trở thành mối
nguy hiểm cho người
và xe qua lại. Người
dân lo sợ có người lọt
hố nên đã cắm cành
cây cột bao để cảnh
báo.
Mong cơ quan chức
năng sớm khắc phục
nắp mới cho hố ga để
tránh nguy hiểm có thể
xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là đối với người đi đường vào
ban đêm.
THÁI HOÀNG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook