169-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Trước đó, trong dự thảo Luật giao
thông đường bộ sửa đổi phân ra 17
hạng bằng lái. Sau đó, nhiều ý kiến
cho rằng không nhất thiết phải phân
ra quá nhiều hạng GPLX gây rối và tốn
kém kinh phí. Sau đó, ban soạn thảo
đã tiếp thu chỉnh lý cho phù hợp như
nêu trên.
Không nên quy định người 16-18 tuổi phải có bằng A1
Nói về quy định cấp GPLX hạng A1 cho người 16-18 tuổi (chỉ được điều khiển xe máy có dung tích xi lanh dưới 50
cm
3
và xe máy điện có công suất động cơ điện 4 kW), nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn
Thanh nêu quan điểm không đồng tình và cho rằng chỉ làm phức tạp thêm. “Một người thi sát hạch và đạt để lấy
bằng A1 đương nhiên họ được phép điều khiển xe từ 50 cm
3
trở lên” - ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, để nâng cao ý thức về an toàn giao thông cho học sinh cần tuyên truyền kiến thức về luật an
toàn giao thông trên các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, Bộ GTVT và Bộ GD&ĐT cần ngồi lại và có thể đưa
ra một chương trình để lồng ghép kiến thức an toàn giao thông vào các môn học trong trường.
“Thay vì chỉ học lý thuyết, các thầy cô nên cho học sinh thực hành để bài học không bị nhàm chán, tăng tính hiệu
quả” - ông Thanh nói.
CÙ HIỀN
Tuy nhiên, sau khi tiếp thu ý kiến
của người dân, chuyên gia…, dự
luật điều chỉnh như trên…” - ông
Thống lý giải.
Như vậy, so với Luật Giao thông
đường bộ hiện hành, dự luật này
chỉ tăng thêm một hạng GPLX, đó
là hạng D2.
Chỉ thay đổi tên gọi,
không tăng chi phí
Theo Tổng cục Đường bộ Việt
Nam, dự luật sẽ bổ sung quy định
chuyển tiếp để làm rõ kể từ ngày
luật có hiệu lực thi hành, GPLX cấp
theo hạng mới sẽ được thực hiện đối
với người cấp mới. Tức không ảnh
hưởng đến những giấy phép đã cấp.
Cụ thể, GPLX đã cấp vẫn có giá
trị sử dụng đến khi hết hạn (các
hạng A1, A2, A3 không thời hạn).
Trường hợp giấy phép hết thời hạn
sử dụng, bị hỏng hoặc mất, cơ quan
chức năng sẽ tiến hành làm các thủ
tục chuyển đổi sang hạng tương
đương, chỉ khác nhau tên gọi.
Chẳng hạn, lái xe có bằng lái xe
hạng A3 sẽ được cấp mới bằng lái
hạng B1, hạng B1 lái ô tô số tự động
sẽ được cấpmới hạng B2, hạng B2 cũ
được cấp đổi sang hạng B, hạng D cũ
được cấp đổi sang hạng mới là D2,
hạng E cũ được cấp sang hạng D…
Riêng hạng A mới dùng cho cấp
mới và cấp đổi cho người đã có bằng
lái hạngA1 cũ để điều khiển xe máy
VIẾT LONG
T
heoTổngcụcĐườngbộViệtNam,
dự thảo Luật Giao thông đường
bộ (sửa đổi) mới nhất đã phân lại
hạng giấy phép lái xe (GPLX). Theo
đó, số hạng GPLX giảm xuống 14
hạng (gồmA1, A, B1, B2, B, C, D1,
D2, D, BE, CE, D1E, D2E và DE),
thay vì 17 hạng như dự thảo trước đó.
Tiếp thu ý kiến để chỉnh lý
dự luật
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng
Vụ Phương tiện và người lái (Tổng
cục Đường bộ Việt Nam), cho biết
so với dự thảo trước, ban soạn thảo
ghép hạng A0 vào hạng A1.
Có nghĩa hạng A1 ngoài cấp cho
người điều khiển xe máy có dung
tích xi lanh đến 125 cm
3
và xe máy
điện có công suất động cơ điện đến
11 kW, còn được cấp cho người điều
khiển xe máy có dung tích xi lanh
dưới 50 cm
3
và xe máy điện có công
suất động cơ điện 4 kW.
Tuy nhiên, GPLX hạng A1 quy
định người 16-18 tuổi chỉ được điều
khiển xe máy có dung tích xi lanh
dưới 50 cm
3
và xe máy điện có công
suất động cơ điện 4 kW. Sau độ tuổi
trên, người lái mới được phép điều
khiển các phương tiện còn lại trong
hạng A1. “Tức là người có nhu cầu
cấp GPLX xe hạng A1 chỉ học, sát
hạch để được cấp GPLX và phát sinh
chi phí một lần thay vì hai lần như dự
thảo trước đây” - ông Thống cho hay.
So với dự thảo trước đây, dự luật
cũng bỏ hạng C1 và C1E. Việc bỏ
hai hạng này không ảnh hưởng đến
người sử dụng GPLX tại Việt Nam
mà chỉ tác động đến người có GPLX
hạng C1 và C1E ở nước ngoài khi
sử dụng GPLX tại Việt Nam.
“Dự thảo trước đây cơ quan soạn
thảo muốn phân ra hạng C1 và C1E
nhằm nội luật hóa các quy định về
phân hạng GPLX tại Công ước
Vienna, tạo điều kiện cho việc sử
dụng GPLX của Việt Nam ở nước
ngoài và nước ngoài vào Việt Nam.
Dự thảo luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) mới nhất đã phân lại hạngGPLX giảmxuống 14 hạng thay vì 17 hạng
như dự thảo trước đó. Đồ họa: HỒTRANG
Bộ GTVT lại đề xuất giảm còn
14 hạng bằng lái xe
Ban soạn thảo dự luật giao thông đường bộ sắp xếp lại các hạng giấy phép lái xe, tăngmột hạng
so với quy định hiện hành nhưng giảmba hạng so với dự thảo trước đây.
có dung tích xi lanh trên 125 cm
3
xe máy điện có công suất động cơ
điện trên 11 kW. Tuy nhiên, tại mặt
sau của bằng lái ghi điều kiện hạn
chế đối với người đổi từ GPLX hạng
A1 cũ chỉ được điều khiển xe máy
có dung tích xi lanh đến 175 cm
3
xe máy điện có công suất động cơ
điện đến 14 kW…
Ông Thống khẳng định việc thay
đổi một số tên gọi trên nhằm thực
hiện nghĩa vụ của quốc gia thành
viên khi tham gia Công ước Vienna.
“Những thay đổi này cũng không
làm phát sinh thủ tục, chi phí nào
đối với người dân…” - ông Thống
nhấn mạnh.•
“Người có nhu cầu cấp
GPLX xe hạng A1 chỉ
học, sát hạch để được
cấp GPLX và phát sinh
chi phí một lần thay vì
hai lần như dự thảo
trước đây” - ông Thống
cho hay.
Chỉ trong chiều 27-7, tại huyện Mộc Châu, Sơn La đã
liên tiếp xảy ra bốn trận động đất.
Trận động đất đầu tiên, cũng là trận động đất mạnh nhất
xảy ra lúc 12 giờ 14 phút với độ lớn 5,3 độ Richter, độ sâu
chấn tiêu khoảng 14 km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 vùng
chấn tâm. Đây được coi là trận động đất tương đối mạnh ở
Việt Nam nên nhiều người dân Hà Nội cũng cảm nhận được
rung lắc mạnh.
Đến khoảng 12 giờ 39 phút, cũng tại khu vực huyện Mộc
Châu xảy ra trận động đất thứ hai có độ lớn 3 độ Richter,
độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Trận động đất thứ ba xảy ra
vào lúc 15 giờ 52 phút cùng ngày, có độ lớn 3,8 độ Richter,
độ sâu chấn tiêu khoảng 12 km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp
0. Trận động đất thứ tư xảy ra vào khoảng 16 giờ 17 phút
cùng ngày, có độ lớn 3,3 độ Richter, độ sâu chấn tiêu
8,6 km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Trao đổi với PV
,
TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng
Viện Vật lý địa cầu, cho biết việc các trận động đất xảy ra
liên tiếp như vậy là hiện tượng bình thường, vì sau các trận
động đất lớn thường sẽ có những trận động đất nhỏ hơn.
Do ảnh hưởng của động đất, trên địa bàn tỉnh Sơn La bắt
đầu có thiệt hại, rất may chưa có thiệt hại về người. Cụ thể,
trụ sở UBND của các xã Nà Mường, Tà Lại, Lóng Sập đã bị
lún, nứt tường, chập cháy nổ một số hệ thống điện, nứt gãy
nhiều đoạn cổ trần trụ sở làm việc... Ngoài ra còn có 127
nhà dân và một số nhà văn hóa, trạm y tế và trường học của
xã Tà Lại, xã Tân Hợp, xã Quý Hướng bị sập trần nhựa, lún
nứt tường. Trận động đất cũng làm đá rơi làm bẹp đầu một
chiếc ô tô tại thị trấn Nông trường Mộc Châu.
Trước các trận động đất xảy ra liên tiếp với vùng tâm
chấn động đất tại huyện Mộc Châu, Thủ tướng đã có công
điện yêu cầu các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình khẩn
trương kiểm tra, khắc phục hậu quả động đất.
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh trên khẩn trương kiểm tra,
đánh giá thiệt hại, ảnh hưởng của động đất, kịp thời triển
khai công tác cứu hộ, cứu nạn để đảm bảo an toàn tính
mạng cho người dân.
Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT, Bộ Công
Thương kiểm tra, bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ
đập lớn tại khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất. Thủ tướng
giao Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực
lượng đóng quân trên địa bàn sẵn sàng triển khai lực lượng,
phương tiện hỗ trợ địa phương triển khai công tác tìm kiếm
cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có yêu cầu...
AN HIỀN
Sơn La động đất 4 lần liên tiếp, Thủ tướng chỉ đạo khẩn
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook