188-2020 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư19-8-2020
Thế giới 24 giờ
Belarus sẽ trở thành chiến trường
mới của Nga và NATO?
Bất ổn kéo dài do biểu tình ở Belarus khiến cả Nga và NATOđứng ngồi không yên, đưa tới viễn cảnh có thể
xảy ramột cuộc xung đột chớp nhoáng nhưng thương vong cao giữa hai bên ở nước này.
VĨ CƯỜNG
H
ãng tin
Reuters
ngày
17-8 dẫn lời Tổng thống
Mỹ Donald Trump cho
biết ông đang “theo dõi sát
sao” tình hình biểu tình bất
ổn ở Belarus, đồng thời nhận
xét những gì đang xảy ra ở
nước này hiện nay là “rất
khủng khiếp và tồi tệ”.
Trong khi đó, một quan
chức NhàTrắng lên tiếng rằng
chính quyền Belarus không
thể làm ngơ trước yêu cầu cải
cách dân chủ của người dân.
Quan chức này cũng cảnh báo
Nga nên tôn trọng chủ quyền
và quyền tự quyết của người
dân Belarus, không được đưa
lực lượng can thiệp.
Các phát ngôn nói trên
được đưa ra trong bối cảnh
Belarus chìm trong làn sóng
biểu tình phản đối kết quả bầu
cử ngày 9-8 khi Tổng thống
Alexander Lukashenko giành
chiến thắng áp đảo với 80,1%
tổng phiếu bầu. Phe đối lập
cáo buộc ông Lukashenko
gian lận, yêu cầu tổ chức bầu
lại. Đến ngày 15-8, nhà lãnh
đạo này khẳng định vừa được
người đồng cấpNgaVladimir
Putin camkết hỗ trợ toàn diện,
giúp Belarus đảmbảo an ninh
trong trường hợp cần thiết.
Vị thế quan trọng
của Belarus
Là quốc gia nằm giữa Nga
và ba nước thuộc khối NATO
(Latvia, Litva và Ba Lan),
Belarus từ lâu được xem là
vùng đệm chiến lược giữa
Moscowvà phươngTây, dođó
bị nhiều bên dòm ngó để tìm
cách gây ảnh hưởng. Đơn cử,
cổng thông tin chính thức của
Ủy ban châuÂu (EU) cho hay
Nga hiện là đối tác thươngmại
lớn nhất của Belarus với giá
trị xuất nhập khẩu đạt 49,2%
tổng kim ngạch ngoại thương
của nước này. Moscow đồng
thời đang nỗ lực đàm phán để
đặt một căn cứ không quân ở
Belarus nhằm phản ứng trước
việc NATO liên tục mở rộng
hiện diện ở Đông Âu.
Trong khi đó, NATO từ đầu
năm đã tiến hành đối thoại
tích cực với giới chức Minsk
về khả năng Belarus tham gia
tập trận chung với khối này
và khả năng cao là Minsk đã
đồng ý dù chưa có xác nhận
chính thức, đài
BBC
cho hay.
Theo hãng tin
AFP
, NATO
cũng đang theo dõi tình hình
ở Belarus, nhiều khả năng là
do lo ngại cam kết của ông
Putinvới ôngLukashenko.Nhà
lãnh đạo Belarus ngày 16-8
cáo buộc NATOđã điều nhiều
máy bay và xe tăng đến khu
vực chỉ cách biên giới nước
này 15 phút di chuyển. Tuy
nhiên, phát ngôn viên NATO
Oana Lungescu khẳng định
tổ chức này không triển khai
quân chống lại Belarus.
“Sự hiện diện đa quốc gia
của NATO ở Đông Âu không
phải là mối đe dọa đối với bất
kỳ quốc gia nào. Nó chỉ mang
tính tự vệ và nhằm mục đích
ngăn chặn xung đột, giữ gìn
hòa bình” - bà Lungescu nói.
Nguy cơ Nga, NATO
đụng độ ở Belarus
Trang tin quân sựNga
Avia-
pro
cho rằng trong trường hợp
nổ ra xung đột quân sự giữa
lực lượng Nga và NATO ở
Belarus, rất có thể cuộc chiến
này sẽ kết thúc chớp nhoáng
chỉ trong vài ngày, thậm chí
vài giờ, do Moscow từ lâu đã
luôn trù bị khả năng kịch bản
này thành hiện thực.
“Giữa Minsk và Moscow
đã ký nhiều thỏa thuận phòng
thủ chung cho phép Nga phản
ứng bằng vũ lực nếu Belarus
bị liênminh quân sự bất kỳ tấn
công. Do đó, Nga chắc chắn
sẽ ngay lập tức tấn công các
lực lượngNATOvà hàng ngàn
binh sĩ đối phương sẽ bị tiêu
Binh sĩ Belarus vàNga thamgia tập trận chung ở khu vực phía tây Nga vào tháng 9-2017. Ảnh: AP
Mỹ
: Tờ
South China Morning Post
ngày 17-8 cho biết chính quyền Mỹ vừa bắt
giữ một cựu nhân viên Cục Tình báo Trung
ương Mỹ (CIA) tên Alexander Yuk Ching
Ma với cáo buộc tuồn nhiều thông tin quân
sự tuyệt mật cho Trung Quốc gần 10 năm
qua. Bắc Kinh được cho là đã trả cho người
này ít nhất 50.000 USD. Dự kiến Ching Ma
sẽ hầu tòa vào ngày 18-8 (giờ địa phương)
và có nguy cơ ngồi tù chung thân nếu bị
kết tội.
Bồ Đào Nha
: Ngày 17-8, Tổng thống
Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa khi
đang nghỉ mát ở bãi biển Praia do Alvor
ở vùng Algarve, miền Nam nước này thì
phát hiện một chiếc xuồng chở hai phụ nữ
bị chìm, theo đài
BBC
. Ông lập tức lao ra
và hai người đàn ông ở gần đó đưa hai phụ
nữ này vào bờ thành công.
BBC
cho hay
chuyến đi của ông de Sousa đến Algarve
là nhằm quảng bá du lịch, kích cầu kinh tế
trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
• Canada
: Bộ trưởng Tài chính
Canada Bill Morneau
(ảnh)
ngày 17-8
cho biết đã nộp đơn xin từ chức lên
Thủ tướng Justin Trudeau, theo hãng
tin
Reuters
. Ông Morneau nhấn mạnh
giờ là lúc Canada cần một bộ trưởng tài
chính mới để vạch ra kế hoạch cho giai
đoạn khó khăn phía trước. Truyền thông
Canada
tuần trước
từng đưa
tin về
bất đồng
giữa ông
Morneau
và ông
Trudeau
liên quan
đến các
biện pháp
kích cầu kinh tế trong bối cảnh thâm hụt
ngân sách đã lên tới hơn 250 tỉ USD.
PHẠM KỲ
Ông Lukashenko xuống nước,
đề nghị chia sẻ quyền lực
Trước viễn cảnh biểu tình có thể còn tăngmạnh trong
nhiều tuần tới,Tổng thốngBelarusAlexander Lukashenko
ngày 17-8 đã tuyên bố sẵn sàng chia sẻ quyền lực và tiến
hành các bước để thay đổi nội dung hiến pháp nhằm
phân bổ lại quyền lực của mình, theo hãng tin
Reuters
.
Dù vậy, ông cũng khẳng định sẽ không tổ chức một
cuộc bầu cử tổng thống mới: “Chúng ta đã bầu rồi. Trừ
khi các vị giết tôi, sẽ không có cuộc bầu cử nào khác”.
Nhiều khả năngngười sẽđiềuhànhđất nước cùngông
là lãnh đạo phe đối lập - bà Sviatlana Tsikhanouskaya.
Bà từng cho biết rất sẵn lòng ngồi vào vị trí lãnh đạo.
Reuters
cũngchobiếtđếnnayôngAlexanderLukashenko
đã làm tổng thống Belarus sáu nhiệm kỳ, kể từ khi đắc
cử lần đầu tiên vào tháng 7-1994.
Hiện Belarus trong tình thế
giằngco,phảichọngiữaphương
Tây và Nga. Phầnmình, cả Nga
và phương Tây phải rất thận
trọng trongquan hệ với Minsk,
bởi chỉ một sai lầm nhỏ cũng
có thể đảo lộn hoàn toàn trật
tự toàn châu Âu.
GS
ELLIS MITCHELL,
ĐH King’s College (Anh)
Tiêu điểm
Trường hợp Minsk
lợi dụng vị thế chiến
lược, cho phép Nga
đặt căn cứ không
quân trên lãnh thổ
Belarus thì NATO
coi như để mất vùng
Baltic vào quỹ đạo
của Moscow.
1.000
NDT là mức giá cho hai mũi tiêm
vaccine COVID-19 do Tập đoàn
Dược quốc gia Trung Quốc sản
xuất, tương đương khoảng 3 triệu
đồng, tờ
Guangming Daily
dẫn
lời chủ tịch tập đoàn này - ông
Lưu Kính Trinh ngày 17-8. Dự kiến
vaccine này sẽ được tung ra vào
cuối năm 2020 và hiện trong quá
trình thử nghiệm trên người ở
Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhất (UAE).
PHẠM KỲ
diệt chỉ trong hơn một tiếng
đồng hồ. Nga thậm chí có thể
tiến hành tấn công ngay từ
lãnh thổ của mình” -
Avia-pro
nhận xét, đồng thời cảnh báo
NATOkhông nên xem thường
quan hệ giữa Belarus và Nga
khi hai nước từng là hai cựu
thành viên của Liên Xô.
Trong khi đó, tờ
The Hill
đã so sánh một cuộc đổ quân
củaNga vàoNATOgiốngmột
“con dao đặt ngay yết hầu”
của khối này. Cụ thể, do vị
thế chiến lược, Belarus vô tình
chặn luôn một đầu của con
đường NATO đi xuống vùng
Baltic, cô lập các thành viên
NATO ở đây là Litva, Latvia
và Estonia. Khi xung đột xảy
ra, quân đội Nga từ vùng lãnh
thổ hải ngoại Kaliningrad
gần đó và từ Belarus sẽ tràn
xuống tấn công các nước này
mà NATO không có cách nào
gửi quân tăng viện. Trường
hợp Minsk lợi dụng tình thế
hiện tại và cho phép Nga đặt
căn cứ không quân trên lãnh
thổ Belarus thì NATO coi như
để mất vùng Baltic vào quỹ
đạo của Moscow.
“Ông Putin hiện chưa có
động thái điều lực lượng chính
quy tới Belarus và thậm chí
có thể không làm điều này vì
lo ngại nổ ra chiến tranh với
NATO, bất chấp kết quả thế
nào của cuộc khủng hoảng ở
Belarus. Tuy nhiên, nếu Nga
quyết điều quân tới Belarus,
NATO không có bất cứ giải
pháp nào để ngăn cản” -
The
Hill
bình luận.
Trước viễn cảnh ảm đạm
trên, tờ báo này đề xuất Mỹ và
các đối tác NATO nên chuẩn
bị nhanh chóng các biện pháp
đối phó như dọa áp đặt thêm
các lệnh trừng phạt kinh tế nếu
Nga đưa quân vào Belarus
và sẽ tăng mức độ cấm vận
nếu Moscow thiết lập căn cứ
quân sự tại đây.
“Kinh tế Nga đang tổn thất
nặng nề do các lệnh trừng phạt
kéo dài và ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19 nên khó có
thể chịu thêm cấm vận mới.
Nguy cơ gia tăng áp lực kinh
tế sẽ đủ để ngăn ông Putin
đi quá xa và quá nhanh ở
Belarus” -
The Hill
nêu rõ.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook