188-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Ngày 10-6, UBNDTP.HCM đã có văn
bản khẩn gửi Bộ GTVT góp ý về việc
đầu tưmở rộng cao tốcTP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây. Theo UBND TP, việc
nghiên cứumở rộng cao tốc này là rất
cần thiết và đồng bộ với việc xây dựng
sân bay Long Thành.
Những lưu ý khi mở rộng cao tốc
Theo TS Vũ Anh Tuấn, khi mở rộng cao tốc cần xác định những đoạn có
lưu lượng phương tiện lớn sẽ ưu tiên làm trước. Khi giải quyết các nút thắt
cổ chai, đường giao cắt (nút giao An Phú, nút giao vòng xuyến rẽ vào quốc
lộ 51) cần có giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ùn tắc.
Đặc biệt, vấn đề quan trọng nhất là an toàn giao thông. Do đó phải áp
dụng tiêu chuẩn công nghệ mới nhất để đảm bảo điều này. Ngoài ra, cần
xem xét tính cạnh tranh giữa cao tốc và tuyến đường sắt (khu đô thị Thủ
Thiêm - sân bay Long Thành). Đường sắt sẽ chia sẻ một phần lưu lượng
người di chuyển cho cao tốc.
sát tại Trạm thu phí Long Phước năm
2017 (14,17 triệu lượt), đơn vị tư vấn
đưa ra dự báo về số làn xe cho cao
tốc này theo từng giai đoạn: Năm
2025 dự kiến mở rộng năm làn xe,
năm 2030 thành bảy làn, năm 2035
mở rộng tám làn, năm 2038 lên chín
làn và năm 2040 thành 10 làn.
Trước đây, tổng giám đốc Tổng
Công ty Cửu Long cũng từng đề
xuất mở rộng cao tốc này. Cụ thể,
đoạn từ nút giaoAn Phú đến thị trấn
Long Thành dài 24 km sẽ mở rộng
từ bốn lên tám làn xe từ năm 2025
với nguồn vốn hơn 9.800 tỉ đồng.
Sau năm 2040, đoạn này cần được
mở rộng lên 10 làn xe. Riêng 31 km
từ Long Thành đi Dầu Giây có thể
sẽ giữ nguyên.
Nghiên cứu sớm nhưng
phải đạt chất lượng
TSVũAnh Tuấn, Giám đốc Trung
tâmnghiên cứuGTVTViệt Đức, nhận
định: “Quyết định mở rộng cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
lên 10 làn xe là hợp lý và đúng thời
điểm. Do đó rất cần nghiên cứu lập
dự án khả thi cũng như thiết kế kỹ
thuật để triển khai tuyến cao tốc này
sớm nhất, đáp ứng lượng xe ngày
càng gia tăng”.
Theo TS Tuấn, hiện nay lưu lượng
xe trên cao tốc này, đặc biệt đoạn từ
nút giao An Phú đến đoạn giao với
quốc lộ 51 lưu lượng xe rất lớn, vượt
quá công suất của đường và bắt đầu
có trạng thái bão hòa.
Trong khi đó, tuyến cao tốc được
khai thác vào năm 2015 thì đúng ra
phải đến khoảng năm 2030 mới đạt
ngưỡng bão hòa. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy tốc độ phát triển kinh tế của
TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng
Tàu rất nhanh. Giao thương và nhu
cầu vận chuyển con người, hàng hóa
giữa TP.HCMvới các tỉnh phía đông
như Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Thuận… cũng phát triển mạnh mẽ.
Do đó, lưu lượng xe trên cao tốc đạt
đến trạng thái bão hòa sớm hơn rất
nhiều so với dự kiến.
TS Tuấn cho biết thêm, trong bối
cảnh như vậy, quyết định của Bộ
GTVT là đúng thời điểm. Vấn đề
KIÊNCƯỜNG- THUTRINH
B
ộ GTVT vừa giao Tổng Công
tyCửu Long lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi dự án đầu tư
mở rộng đường cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây, trình bộ
xem xét, đưa vào kế hoạch trung
hạn 2021-2025.
Theo đó, Bộ GTVT đồng ý cho
mở rộng cao tốc này nhằm giải tỏa
ùn tắc cho con đường huyết mạch
phía Nam.
Nghiên cứu nhiều
phương án
“Bộ GTVT vừa giao cho chúng
tôi nghiên cứu về các phương án mở
rộng cao tốc này. Khi nào có kết quả
cụ thể, chúng tôi sẽ thông báo sau”.
Ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc
Tổng Công ty Đầu tư phát triển và
quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long,
trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM
ngày 18-8 như trên.
Theo các phương án trước đó về
mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây, giai đoạn
2021-2030, đoạn từ nút giaoAn Phú
(TP.HCM) đến thị trấn Long Thành
(Đồng Nai) sẽ mở rộng 8-10 làn xe.
Đoạn còn lại từ Long Thành đến Dầu
Giây giữ nguyên bốn làn xe.
Bộ trưởng Bộ GTVTNguyễn Văn
Thể yêu cầu trong nghiên cứu phải
làm rõ quy mô và trách nhiệm đầu
tư đối với các nút giaoAn Phú, quốc
lộ 51, vành đai 2, vành đai 3... Ngoài
ra, Bộ GTVT giao Vụ Kế hoạch và
Đầu tư thammưu bố trí vốn để triển
khai dự án.
Trước đó, để giải quyết tình trạng
kẹt xe liên tục trên cao tốc Long
Thành, UBND tỉnh Đồng Nai kiến
nghị Bộ GTVT mở rộng đường này
từ bốn lên 12 làn xe. Bộ đã giao Tổng
Công ty Cửu Long khảo sát, nghiên
cứu để đề xuất phương án.
Dựa trên số liệu lưu lượng xe khảo
Sau nămnămhoạt động, cao tốc TP.HCM - Long Thành - DầuGiây hiện đã quá tải. Ảnh: VŨHỘI
Mở rộng cao tốc Long Thành -
Dầu Giây: Hợp lý, đúng thời điểm
Quyết định của Bộ GTVT là đúng thời điểm, vấn đề còn lại là làm sao để những nghiên cứu khả thi
được hoàn chỉnh và đạt chất lượng.
còn lại là làm sao cho những nghiên
cứu khả thi được làm hoàn chỉnh và
phải đạt chất lượng. Nếu được thông
qua sớm thì nhanh chóng làm cơ sở
huy động vốn cho bước thiết kế kỹ
thuật mời thầu.
Ngoài ra, cần nghiên cứu những
tuyến cao tốc khác cắt ngang qua
cao tốc này tạo thành mạng lưới giao
thông đáp ứng nhu cầu vận tải hàng
hóa và con người. Ví dụ, tuyến cao
tốc Biên Hòa - Bà Rịa-Vũng Tàu cần
triển khai sớm vì quốc lộ 51 hiện đã
bão hòa, thường xuyên xảy ra ùn tắc
và tai nạn giao thông.
Việc đầu tư hai bên đường song
hành cao tốc cũng thực sự cần thiết
vì đặc trưng của cao tốc là hạn chế
những điểm ra vào. Do đó cần có
đường song hành để đảm bảo nhu
cầu lưu thông tại các khu đô thị dọc
tuyến. Ông Tuấn góp ý: Phát triển
đường song hành nên huy động vốn
từ các nhà đầu tư bởi nó sẽ phát triển
gắn liền với các dự án bất động sản.•
Nhiều công trình trọngđiểmtạiĐàNẵngđược thi công trở lại
Ngày 18-8, ông Nguyễn Nhường, Phó Chủ tịch UBND
quận Liên Chiểu, cho hay quận đã cho phép bốn công trình
trọng điểm trên địa bàn được thi công trở lại.
Cụ thể là dự án Mikazuki Spa & Hotel Resort (Tập đoàn
Mikazuki Nhật Bản đầu tư). Dự án này có 450 công nhân
và khoảng 50 quản lý, cả người ngoại tỉnh và người Nhật.
Theo ông Nhường, công nhân tại đây luôn ở lại tại chỗ,
không đi ra ngoài.
“Người Nhật làm rất nghiêm. Hôm qua đi kiểm tra, tôi
yêu cầu họ làm phương án phòng, chống dịch. Phòng y
tế của quận lên kiểm tra kỹ càng rồi quận mới quyết định
cho thi công trở lại. Họ làm từng nhóm riêng 5-6 người, ăn
riêng, ngủ riêng từng nhóm cho dễ quản lý” - ông Nhường
cho hay.
Ba công trình khác tại quận Liên Chiểu cũng được thi
công trở lại là các công trình thuộc dự án đường vành đai 2,
do Ban quản lý Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng
điều hành.
Ông Nhường khẳng định: Nguyên tắc là chỉ những công trình
trọng điểmmới cho phép thi công. Riêng một số công trình rất
cá biệt, không phải trọng điểm nhưng ít công nhân, không di
chuyển đi đâu thì quận xem xét, đề xuất TP xin ý kiến.
Cùng ngày, ông Lê Văn Lâm, Giám đốc Ban quản lý Dự
án đầu tư xây dựng công trình giao thông Đà Nẵng, cho hay
bốn dự án do đơn vị điều hành cũng đã được thi công trở lại.
Trong đó, đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan có 35 công
nhân. Tuyến đường vành đai phía tây đoạn từ quốc lộ 14B
đến đường Hồ Chí Minh có 181 công nhân. Dự án nâng cấp,
cải tạo đường ĐT 601 có 161 công nhân. Dự án cải thiện môi
trường nước phía đông quận Sơn Trà có 83 công nhân.
Đơn vị này cũng đang chờ UBND quận Ngũ Hành Sơn
cho thi công trở lại dự án Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành
Sơn (90 công nhân), lối xuống biển khu vực dự án Future
Property Invest (năm công nhân).
Một dự án khác đang chờ UBND quận Liên Chiểu chấp
thuận cho thi công là Trạm xử lý nước thải Phú Lộc giai đoạn
2 (32 công nhân). “Chúng tôi đã làm việc với các nhà thầu,
cam kết trong khu vực công trình phải kiểm soát, quản lý công
nhân, lán trại theo yêu cầu của Sở Xây dựng” - ông Lâm nói.
Ông Lương Thạch Vỹ, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án
đầu tư xây dựng công trình dân dụng công nghiệp Đà Nẵng,
cho hay từ ngày 18-8, dự án Nhà máy nước Hòa Liên bắt
đầu thi công trở lại.
Theo ông Vỹ, trên công trường dự án này có ba vị trí
thi công với khoảng 100 công nhân. Các công nhân này ở
tập trung từ khi khởi công dự án đến nay, chủ yếu là người
ngoại tỉnh. Sau khi TP cấm thi công thì những công nhân
này tự sinh hoạt với nhau trong lán trại, tuân thủ các biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Sở Xây dựng…
“Giờ tuyệt đối không cho ra khỏi công trường, chỉ phân
công người đi chợ vài ngày một lần để nấu ăn, đảm bảo yêu
cầu phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây
dựng do Sở Xây dựng đề ra” - ông Vỹ cho hay.
TẤN VIỆT
Lưu lượng xe trên cao tốc
đạt đến trạng thái bão
hòa sớm hơn rất nhiều so
với dự kiến.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook