188-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 19-8-2020
- 2 0 2 0 ) V À QUỐ C KHÁNH ( 2 - 9 - 1 9 4 5 – 2 - 9 - 2 0 2 0 )
nghĩa đồng bào
“Cống hiến bởi đơn giản đất nước cần”
Khi đó, rất nhiều các gia đình giàu có, các đại điền chủ,
các nhà tư sản yêu nước đã cùng nhau đóng góp cho cách
mạng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Đơn cử như gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị
MinhHồ đã đóng góp cho cáchmạng hơn 5.000 lượng vàng
(theo giá trị khi ấy là rất lớn).
NhàtưsảnĐỗĐìnhThiệnủnghộcáchmạngnhữngngàytrứng
nước 10 vạn đồng Đông Dương, 100 lạng vàng trong“Tuần lễ
vàng”(trong khi cả nướcmới quyên góp được 300 lạng vàng).
Sau này, vợ chồng cụ đã tự bỏ tiền ra mua nhà máy in
Taupin của người Pháp để hiến cho cách mạng và Bộ Tài
chính làm cơ sở in tiền của nhà nước ta trong thời kỳ đầu
của cuộc kháng chiến. Trả lời về sự hy sinh, cống hiến hết
mình cho cáchmạngnhữngngày trứngnước ấy, cụĐỗĐình
Thiện chỉ khái quát một cách thật đơn giản: Cống hiến bởi
đơn giản đất nước cần...
Lợi ích quốc gia,
dân tộc phải đặt
lên trên hết
Thành công của cuộcCMT8
năm1945 là thành quả của gần
80 năm đấu tranh xương máu
của các thế hệ ngườiViệtNam,
nhất là 15 năm đấu tranh kiên
cường, bất khuất của những
người cộng sản. Cả bốn tổng
bí thư đầu tiên củaĐảngCộng
sản Việt Nam (Trần Phú, Lê
Hồng Phong, Hà Huy Tập,
NguyễnVăn Cừ) vì yêu nước,
chống thực dân, đế quốc mà
đều bị bắt, tù đày và hy sinh.
Nhưng chắc chắn một điều,
cuộc cáchmạng này sẽ không
thể thành công nhanh chóng
nếu không có sức mạnh đại
đoàn kết vĩ đại từ tình dân
tộc, nghĩa đồng bào.
Nếu không có sự ủng hộ của
nhân dân, không quy tụ được
sức mạnh vĩ đại của nhân dân,
làm sao có thể thành công
nhanhchóng trongmột khoảng
thời gian ngắn như vậy? Đó là
sự dấn thân và hy sinh không
cần tính toán, đong đếm của
các thế hệ người Việt Nam
khi ấy, chứ hoàn toàn không
phải là một cuộc cách mạng
“ăn may” như các luận điệu
xuyên tạc hiện nay.
Chúng ta nhớ rằng khi cuộc
CMT8 nổ ra là lúc mà tiềm
lực của đất nước và nhân dân
hầu như kiệt quệ. Kiệt quệ bởi
trước đó gần 2 triệu đồng bào
vừa chết tức tưởi trong nạn đói
kinh hoàng. Ấy vậy mà khi
lệnh tổng khởi nghĩa do Việt
Minh ban ra, ngay lập tức đã
nhận được sự ủng hộmạnhmẽ
của các giới đồng bào cả nước.
Rõ ràng, khi lợi ích quốc
gia, dân tộc được đặt lên trên
hết, chắc chắn sẽ được nhân
dân đồng tình ủng hộ. Khi
những nhà lãnh đạo thật sự
vì dân, vì nước, nhân dân sẽ
ủng hộ, tin tưởng và đi theo.
Khi trái tim, khối óc của lực
lượng lãnh đạo hòa cùng nhịp
đập, suy nghĩ trong niềm vui
và nỗi đau của dân tộc mình,
chắc chắn sẽ được nhân dân
ủng hộ. Và khi nào lực lượng
lãnh đạo khơi trúng mạch
nguồn, tình dân tộc, nghĩa
đồng bào, tinh thần đoàn
kết của các tầng lớp nhân
dân - sức mạnh to lớn nhất
đưa đất nước đi lên sẽ được
khơi dậy.
Tinh thần của CMT8 mãi
còn nguyên giá trị cho công
cuộc xây dựng, bảo vệ và đưa
đất nước tiến lên phía trước.•
Tinhthầnmùathu1945
đồnghànhcùngsựpháttriển
Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam thì thời nào
cũng có và sức mạnh của lòng yêu nước đó thường
được khơi chảy tuôn trào trong những thời khắc khó
khăn, lúc xuất hiện thời cơ bứt phá đưa đất nước sang
một bước ngoặt mới.
Tôi gọi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là
“Cuộc cách mạng của niềm tin”. Bởi Đảng Cộng sản
Đông Dương, với lãnh tụ anh minh Hồ Chí Minh khi
ấy, đã nhìn thấy được các nút thắt chủ yếu nhất để từ
đó quy tụ sức mạnh niềm tin vào một vectơ lực, lật đổ
ách thống trị của các thế lực thực dân, phát xít, phong
kiến. Từ đây đã ra đời và dựng xây một thể chế chính
trị hoàn toàn mới trong lịch sử mấy ngàn năm của dân
tộc - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khi sức mạnh yêu nước đã được tập hợp, được quy tụ,
nó sẽ tạo ra dòng xoáy của lực và từ đó cộng hưởng với
thời và thế tạo nên sự công phá mãnh liệt. Lực - thời - thế
đến lượt chúng tạo thành “Nhân hòa”. Tất cả điều đó
đã tạo nên sức mạnh như vũ bão cho mọi hành động của
dân tộc Việt Nam để làm nên mùa thu lịch sử năm 1945.
Chúng ta khẳng định rằng tầm vóc của cuộc Cách
mạng Tháng Tám quá lớn! Đã 75 năm trôi qua, âm
hưởng hào hùng của cuộc cách mạng đó vẫn còn vang
xa, vẫn mãi là mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.
Những giá trị của cuộc cách mạng đó đã trở nên bất
diệt và còn mãi đến hôm nay.
Giá trị của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là
nguồn sáng cổ vũ cho các giai đoạn kế tiếp trên bước
đường phát triển dân tộc Việt Nam.
Nhất là trong bối cảnh hiện nay, cũng như nhiều
nước trên thế giới, Việt Nam đang chịu sự thử thách
rất lớn từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đà tăng
trưởng bị chặn lại; đời sống nhân dân gặp khó khăn
lớn. Chính lúc này đây, dòng sức mạnh đoàn kết toàn
dân tộc của người Việt Nam đang tiếp tục được thể
hiện mạnh mẽ. Chúng ta tin tưởng rằng sức mạnh ấy sẽ
giúp đất nước bước qua cơn đại dịch COVID-19 này.
Tất nhiên, sức mạnh ấy chỉ phát huy tối đa khi toàn
dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự điều
hành của Chính phủ. Nghĩa là niềm tin cần được đặt
đúng chỗ: Đảng và Nhà nước tin dân; dân tin Đảng và
Nhà nước. Từ đó, tất cả hệ thống chính trị mới cùng
vào cuộc với tinh thần chống dịch như chống giặc!
Tinh thần của Cách mạng Tháng Tám luôn có trong
hành trang của nhân dân Việt Nam tiến lên phía trước.
Với tinh thần ấy, chúng ta tin tưởng rằng đất nước ta
chắc chắn sẽ vượt qua mọi thử thách để tiến về phía
trước nhanh và bền vững hơn.
GS-TS
MẠCH QUANG THẮNG
,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Công bố dịch vụ công
thứ 1.000 trên Cổng
dịch vụ công quốc gia
Dịch vụ kê khai, nộp lệ phí trước bạ và nộp tờ khai
đăng ký ô tô trực tuyến sẽ là dịch vụ công thứ 1.000
được công bố trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Hôm nay (19-8), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ (VPCP) tổ chức lễ khai
trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Trung tâm
thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ (trung tâm) và công bố dịch vụ công trực tuyến
thứ 1.000 trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Theo đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan
quản lý hành chính nhà nước và phục vụ người dân, doanh
nghiệp ngày một tốt hơn, VPCP đã chủ trì, phối hợp với các
bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều hệ thống nền tảng
về chính phủ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và trung tâm đi vào vận
hành được coi là điểm nhấn quan trọng mang tinh đôi mơi,
thay đổi phương thức
chỉ đạo, điều hành từ
dựa trên thông tin, số
liệu trên văn bản giấy
chuyển sang dựa trên
dữ liệu số.
Trung tâm này kết
nối với các trung tâm
điều hành, hệ thống
thông tin báo cáo, các
cơ sở dữ liệu quốc gia,
các hệ thống thông tin,
cơ sở dữ liệu chuyên
ngành của bộ, ngành,
địa phương, trở thành
một trong những thành
phần cốt lõi của hạ
tầng số thông minh.
Từ trung tâm, Thủ
tướng Chính phủ, các
thành viên Chính phủ
có thể theo dõi, kiểm
tra được các hoạt động
theo từng lĩnh vực do các bộ, ngành, địa phương quản lý.
Đồng thời, thông qua dữ liệu số, hình ảnh trực quan, trực tuyến
giúp lãnh đạo Chính phủ thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành
trực tiếp tới các bộ, ngành, địa phương và trên thực địa.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCPMai Tiến Dũng, Hệ
thống thông tin báo cáo quốc gia và trung tâm được khai
trương sẽ là điểm nhấn quan trọng trong chặng đường xây
dựng, phát triển chính phủ điện tử. Việc này cũng thể hiện
quyết tâm cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động quản lý, loại bỏ dần việc xử lý công
việc bằng hệ thống văn bản giấy, đổi mới phương thức chỉ đạo,
điều hành theo hướng chính phủ không giấy tờ.
Cũng trong sáng nay, VPCP sẽ công bố tích hợp ba dịch
vụ công trực tuyến được người dân, doanh nghiệp quan
tâm trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đó là dịch vụ công
thứ 1.000: Kê khai, nộp lệ phí trước bạ và nộp tờ khai đăng
ký ô tô trực tuyến; dịch vụ công số 999: Liên thông đăng
ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất
nghiệp và báo cáo tình hình thay đổi lao động; và dịch vụ
công thứ 998: Đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
N.THẢO
(Theo
chinhphu.vn
)
Trưng bày sổ ghi chép của Bác
từ Ngày Độc lập 2-9
Cùng ngày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) cũng đã khai mạc
trưng bày chuyên đề “Ngày Độc lập 2-9”.
Tại đây giới thiệu hơn 150 tài liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu, được
lựa chọn, trưng bày thể hiện qua hai chủ đề “Sức mạnh dân tộc” và
“Ngày Độc lập 2-9”.
Chủ đề “Sức mạnh dân tộc” giới thiệu những tài liệu, hiện vật, hình
ảnh tiêu biểu gồmcác nghị quyết, chỉ thị, những sưu tập báo chí, truyền
đơn, vũ khí, cờ…thể hiện sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh
tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công.
Chủ đề “Ngày Độc lập 2-9” giới thiệu những tài liệu, hiện vật, hình
ảnh về sự kiện ngày 2-9-1945 và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, gồm hình ảnh, tài liệu, hiện vật về Lễ Độc lập tại Quảng
trường Ba Đình, quốc kỳ, quốc ca, hiến pháp, sưu tập tiền Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (hay còn gọi là giấy bạc Cụ Hồ), tem thư… cùng ký
ức, những câu chuyện kể của một số nhân chứng lịch sử. Đặc biệt, lần
đầu tiên trưng bày, giới thiệu đến công chúng hai cuốn sổ tay ghi chép
các công việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 2-9 đến 17-10-1945.
đề “NgàyĐộc lập 2-9” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Việc đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
quản lý là xu hướng tất yếu. Ảnh: HOÀNGGIANG
Tiết kiệm hơn 13.000
tỉ đồng/năm
Sauhơntámthángvậnhành,Cổng
dịch vụ công quốc gia đã kết nối
với 18 bộ, cơ quan, 63 tỉnh, thành
phố và tám ngân hàng, trung gian
thanh toán, đơn vị cung cấpdịch vụ
ví điện tử; chuẩn bị tích hợp, cung
cấp 1.000 dịch vụ công trực tuyến.
Hiện có gần 56,4 triệu lượt truy
cập, hơn 220.000 tài khoản đăng
ký; hơn 14 triệu hồ sơ được đồng
bộ trạng thái, hơn 260.000 hồ sơ
được thực hiện trên Cổng dịch vụ
công quốc gia. Tổng chi phí xã hội
tiết kiệmđược khi thực hiệndịch vụ
công ước tính hơn 13.000 tỉ đồng/
năm, trong đó Cổng dịch vụ công
quốc gia đóng góp trên 6.700 tỉ
đồng/năm.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook