188-2020 - page 10

10
Bất động sản -
Thứ Tư19-8-2020
Khi đầu tư căn hộ này,
ông Quân phải đi vay ngân
hàng, mỗi tháng trả góp gần
20 triệu đồng. “Giá căn hộ
hiện đã đạt đến mức cao
nên tôi quyết định bán ra để
thu hồi vốn, chốt lợi nhuận.
Nếu kéo dài không cho thuê
được thì lợi nhuận từ tăng
giá căn hộ cũng không đủ
bù” - ông nói.
Tương tự, căn nhà phố
mặt tiền mang lại khoản
tiền thuê mỗi tháng hơn 40
triệu đồng cho ông Tuấn
Anh nay trống khách suốt
nhiều tháng. Kinh doanh
khó khăn buộc ông Tuấn
Anh quyết định bán ra, chịu
giá thấp hơn mặt bằng 100
triệu đồng để có tiền đầu tư
lĩnh vực khác.
Theo báo cáo thị trường
BĐS tháng 7 của kênh thông
tin batdongsan.com.vn, xu
hướng bán nhà, đất đang tăng
lên trong khi số lượng người
trên 10 tỉ đồng có thể sẽ bán
ra khoảng 20% số lượng BĐS
họ đang nắm giữ. Thứ hai
là nhóm đầu cơ có tiềm lực
tài chính hạn chế phải vay
ngân hàng trên 70% giá trị
BĐS thì sẽ bán ra 40% số
lượng nhà, đất họ đang nắm.
Tuy nhiên, ôngQuang đánh
giá với tình hình hiện nay
vẫn chưa xuất hiện giảm giá
mạnh mà chỉ là giảm “hữu
nghị”, dân trong nghề gọi là
giảm giá kỹ thuật. Ví dụ, chủ
nhà rao bán giá không giảm
nhưng nếu gặp khách thiện
chí muốn mua thì có thể chủ
động giảm 1%-2%. Giá nhà,
đất không giảm nhưng nhà
đầu tư có thể chi trả phí môi
giới cao hơn. Bình thường
là 2% nhưng giờ có thể cho
môi giới tới 4% để bán được
nhanh hơn.
“Đối với bán căn hộ, hiện
nay có xu hướng nhà đầu tư
tự bỏ thêm khoảng 200 triệu
đồng để hoàn thiện nội thất
nhưng vẫn bán theo giá bình
thường. Chủ nhà chấp nhận
lỗ khoản đầu tư nội thất để
dễ thu hút khách hơn” - ông
Quang nói.
Ông Quang dự báo từ nay
đến cuối năm giá BĐS khó
dao động, có thể tăng 5% nếu
tình hình dịch được khống
chế. Kịch bản tiêu cực hơn
thì giá sẽ giảm khoảng 5%
nhưng là giảm giá kỹ thuật.
Nguyên nhân là nguồn cung
ít trong khi nhu cầu thật vẫn
có. Ngoài ra, một số người
tranh thủ cơ hội này để đổi
được BĐS có vị trí tốt hơn.
Đồng tình, TS Sử Ngọc
Khương, Giám đốc cấp cao
Savills Việt Nam, cũng nhận
định giá BĐS sẽ khó giảm
và xu hướng bán ra sẽ tăng
mạnh từ nay đến cuối năm.
Về phía cầu, TS Khương cho
hay đang có nhiều nhà đầu tư
tìm kiếm BĐS để mua vào.
Những người này chủ yếu
là có sẵn tiền, họ săn lùng
những BĐS ưng ý mà trước
đó chưa mua được hoặc do
chủ nhà không bán.
“Vì thế, dù giá nhà không
giảm nhưng đây là cơ hội
cho người mua có sẵn tiền
trong túi được chọn lựa, mua
được BĐS ngon lành, vị trí
đẹp” - TS Khương chia sẻ.•
quan tâm lại giảm xuống.
Làn sóng COVID-19 thứ
hai ngay lập tức có tác động
lớn tới thị trường. Lượng tin
đăng và mức độ quan tâm
ghi nhận biến động giảm
trong các ngày cuối tháng 7.
Lượng tin đăng trung bình
tăng 3% so với tháng 6 và
tăng nhiều nhất ở mảng cho
thuê căn hộ chung cư (6%).
Điều này cũng phản ánh thực
tế khi nhu cầu thuê giảm do
thiếu hụt lượng khách nước
ngoài đến làm việc, du lịch
lưu trú tại Việt Nam.
Tại TP.HCM, giá rao bán
nhà mặt phố bắt đầu ghi
nhận xu hướng giảm ở biên
độ nhỏ. Đa số chủ nhà rao
bán đều đang cần tiền gấp
Giá BĐS sẽ khó
giảm và xu hướng
bán ra sẽ tăng mạnh
từ nay đến cuối năm.
hoặc do vay ngân hàng để
đầu tư nhưng không kham
nổi. Chủ nhà muốn bán
nhanh chỉ còn cách chấp
nhận lợi nhuận kém hoặc
không có lời.
Nhiều cơ hội cho
người mua
Ông Trần Khánh Quang,
Tổng giám đốc Công ty cổ
phần Đầu tư BĐS Việt An
Hòa, cho biết làn sóng thứ
hai của dịch COVID-19 sẽ
ảnh hưởng lớn đến các nhà
đầu tư BĐS, đặc biệt là
những nhà đầu cơ, buộc họ
phải bán sản phẩm ra.
Đối với nhóm nhà đầu tư
có BĐS giá trị lớn như nhà
phố trên 20 tỉ đồng, đất nền
QUANGHUY
K
inh tế khó khăn do dịch
bệnh kéo dài khiến nhu
cầu mua bất động sản
(BĐS) để ở và đầu tư tiếp
tục giảm. Trong khi người
mua nhà trì hoãn đợi giảm
giá thêm thì nhiều nhà đầu
tư gặp khó về dòng tiền buộc
phải bán tháo nhà đất, chấp
nhận lỗ để xoay vòng vốn.
Đuối sức buộc phải
bán ra
Căn hộ, nhà phố mặt tiền
là phân khúc được các chủ
nhà rao bán nhiều nhất trong
những tháng gần đây. Ông
Minh Quân (quận Thủ Đức,
TP.HCM) cho biết đang rao
bán căn hộ mà ông đầu tư
để cho thuê ở quận 7. Dù
BĐS có vị trí khá đẹp nhưng
mấy tháng nay không có
khách thuê.
Khó khăn về nguồn vốn, áp lực trả
nợ vay, cho thuê mặt bằng ế ẩm…
là những nguyên nhân khiến
nhiều người phải bán gấp nhà, đất.
Đua nhau bán tháo
nhà, đất
Giá căn hộ, nhà phố vẫn tăng
Theo báo cáo thị trường BĐS quý II của Bộ Xây dựng, dù
thị trường rơi vào trầm lắng nhưng giá bán nhà, đất vẫn
tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tại Hà Nội giá căn
hộ chung cư tăng khoảng 1%, trong đó phân khúc căn hộ
cao cấp giá giảm khoảng 0,2%, căn hộ trung cấp giá tăng
khoảng 1,6%và căn hộ bình dân giá tăng khoảng 2,5%. Đối
với nhà ở riêng lẻ, giá tăng khoảng 3,8%.
TạiTP.HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,5%, trong
đó phân khúc căn hộ cao cấp tăng 2,8%, trung cấp tăng
khoảng 3,7% và căn hộ bình dân giá tăng khoảng 3,8%. Với
nhà ở riêng lẻ, giá tăng khoảng 8,4%.
Hơn10.000 cănnhàởTP.HCMđãđược bán chongười nước ngoài
Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM (HoREA) vừa
đưa ra thống kê sơ bộ về tình hình bán nhà cho tổ chức, cá
nhân nước ngoài trong năm năm qua (2015-2020) của 17
tập đoàn và doanh nghiệp BĐS lớn.
Cụ thể, trong văn bản về việc “Nên hay không nên
nới giới hạn trần sở hữu nhà trong dự án nhà ở thương
mại cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và việc mua căn
hộ du lịch (condotel)”, HoREA cho biết trong năm năm
qua có 10.020 căn nhà được bán cho tổ chức, cá nhân
nước ngoài.
Theo HoREA, giả định 17 tập đoàn và doanh nghiệp
lớn trên chiếm khoảng 70%-80% thị phần nhà ở bán cho
các cá nhân nước ngoài, như vậy ước lượng số căn nhà
người nước ngoài mua trong năm năm qua trên phạm vi
cả nước chỉ vào khoảng 14.800-16.000 căn.
Trong đó, năm tập đoàn hàng đầu (Vingroup, Novaland,
Phú Mỹ Hưng, CBRE, Hưng Thịnh) được nhiều người
nước ngoài lựa chọn nhất với 10.571 căn, chiếm 85,7%.
Theo số liệu báo cáo thị trường BĐS cả nước trong
10 năm (2009-2019) của Bộ Xây dựng, có 5.000 dự án
nhà ở với 3,774 triệu căn nhà được hình thành. Bình
quân mỗi năm năm phát triển được khoảng 787.000 căn
nhà. Nếu so sánh với số lượng 16.000 căn nhà người
nước ngoài đã mua thì tỉ lệ chỉ chiếm 2% tổng số nhà ở.
“Thực tế thị trường cho thấy không có làn sóng người
nước ngoài mua nhà tại nước ta trong năm năm qua. Trên
thực tế, chỉ có những dự án khu đô thị, khu dân cư, nhà
chung cư cao cấp, hiện đại, có đầy đủ dịch vụ, tiện ích,
an ninh an toàn, giao thông thuận tiện mới thu hút được
người nước ngoài lựa chọn” - văn bản của HoREA nêu.
Ngoài ra, HoREA cũng đề nghị vẫn giữ giới hạn
trần số lượng nhà ở người nước ngoài sở hữu không
quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư.
Đồng thời, đề nghị giao thẩm quyền cho UBND tỉnh
quyết định tỉ lệ người nước ngoài được sở hữu nhà tại
đơn vị hành chính cấp phường để phù hợp với đặc điểm
tình hình của địa phương. Trừ trường hợp số lượng
người nước ngoài sở hữu nhà tại một đơn vị hành chính
cấp phường chiếm tỉ lệ lớn (từ 20% trở lên) thì UBND
cấp tỉnh phải báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định.
Về đề xuất cho người nước ngoài mua căn hộ du
lịch, biệt thự du lịch, nhà phố du lịch (gọi chung là
condotel), HoREA cho biết trên cơ sở nghiên cứu ý
kiến cảnh báo của Bộ Quốc phòng và kiến nghị của Bộ
Công an, hiệp hội đề nghị chưa cho phép người nước
ngoài mua và sở hữu condotel.
Người nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào các dự án
khu du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ condotel thì thực hiện
theo phương thức đầu tư tài chính theo quy định của
Luật Đầu tư.
PHAN CƯỜNG
Một nhà phố cao cấp tại quậnGò Vấp, TP.HCMtreo biển bán nhà. Ảnh: QUANGHUY
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook