188-2020 - page 2

2
Thời sự -
Thứ Tư 19-8-2020
7 5 NĂM C Á C H MẠNG T HÁNG T ÁM ( 1 9 - 8 - 1 9 4 5 – 1 9 - 8
Cuộc cáchmạng của tình dân tộc,
Rõ ràng, khi lợi
ích quốc gia, dân
tộc được đặt lên
trên hết, chắc chắn
sẽ được nhân dân
đồng tình ủng hộ.
Khi những nhà
lãnh đạo thật sự vì
dân, vì nước, nhân
dân sẽ ủng hộ, tin
tưởng và đi theo.
Chính nhờ sự ủng hộ của nhân dân, lực lượng cáchmạngmới quy tụ được sức mạnh to lớn từ quần chúng,
làmnên sự thành công vĩ đại của CáchmạngTháng Tám.
TSVŨTRUNGKIÊN
C
ách mạng Tháng Tám
(CMT8) năm 1945 là
cuộc cách mạng vĩ đại
nhất của nhân dân ta trong
thế kỷ 20. Thắng lợi của
CMT8 đã chấm dứt hơn
80 năm đô hộ của thực dân
Pháp và sự chiếm đóng của
phát xít Nhật trên đất nước
Việt Nam. Thành công của
CMT8 và sau đó là sự ra đời
của Nhà nước Việt NamDân
chủ Cộng hòa là cột mốc
vĩ đại của lịch sử dân tộc
Việt Nam, làm thay đổi vận
mệnh đất nước, dân tộc. Đó
là cuộc cách mạng của tinh
thần đại đoàn kết toàn dân
tộc, của tình dân tộc, nghĩa
đồng bào.
Tất cả vì một Việt
Nam độc lập, tự do
Trong mỗi người Việt Nam
chân chính đều chảy dòngmáu
yêu nước do tổ tiên truyền
đời. Tinh thần yêu nước ấy
tiềm ẩn trong mỗi người Việt
Nam, để rồi khi có dịp là thổi
bùng lên dữ dội. Dòng máu
nóng yêu nước sục sôi ấy sẽ
kết thành tinh thần, sức mạnh
khi được khơi gợi đúng lúc.
Có lẽ vì vậy mà ít có cuộc
cách mạng nào quy tụ được
đông đảo các tầng lớp nhân
dân thamgia như cuộcCMT8.
Trong cuộc cách mạng vĩ
đại này có mặt hầu như tất cả
giới đồng bào, từ những quan
lại cao cấp của triều đình đến
những nhân sĩ, trí thức, những
đại điền chủ giàu có, các nhà
tư sản dân tộc đến các tầng
lớp nhân dân trên khắp mọi
miền Tổ quốc.
Tình dân tộc, nghĩa đồng
bào đã thức tỉnh nhiều quan
lại, trí thức lớn để họ quyết
định gia nhập đội ngũ của
nhân dân. Khâm sai đại
thần Bắc bộ của chính phủ
Trần Trọng Kim là cụ Phan
Kế Toại trước khi rời nhiệm
sở đã căn dặn những người
lính dưới quyền không được
nổ súng nếu Việt Minh vào
tiếp quản phủ Khâm sai. Vậy
nên cuộc giành chính quyền
ở Hà Nội đã diễn ra hầu như
trong trật tự.
Trước tình hình sục sôi của
cách mạng, trước sự lưỡng lự
của nhà vua, bốn trí thức nổi
tiếng trong hội đồng tư vấn
của chính phủ Trần Trọng
Kim là Nguyễn Văn Huyên,
NgụyNhưKonTum, HồHữu
Tường và Nguyễn Xiển đã
thống nhất đánh một bức điện
vào Huế yêu cầu vua Bảo Đại
thoái vị, giao cho Việt Minh
thành lập chính phủ để tránh
nội chiến.
Bứcđiệnấy, nhưGSNguyễn
Xiển đã viết: “Chúng tôi tự
động gửi bức điện trên coi
như phản ánh nguyện vọng
của đại bộ phận trí thức
Trung, Nam, Bắc. Chúng
tôi được ghi nhận là “Nhóm
bốn người đánh điện” (les
quatre télégraphistes) nhưng
hiểu rằng CMT8 là sự nghiệp
của toàn dân vùng lên giành
chính quyền từ tay Nhật và
đánh đổ triều đình phong kiến
nhà Nguyễn, cử chỉ của chúng
tôi chỉ là góp thêm một tác
động nhỏ về chính trị tinh thần
vào một cao trào lớn mạnh ở
một tình thế đã chín muồi”.
Bức điện rất ngắn gọn nhưng
chứa đựng đầy đủ thông điệp:
“Một chính phủ nhân dân cách
mạng lâm thời đã thành lập,
chủ tịch là cụ Hồ Chí Minh.
Yêu cầu đức vua thoái vị ngay
để củng cố và thống nhất nền
độc lập nước nhà”.
Ở Sài Gòn, hàng trăm ngàn
thanh niên thuộc lực lượng
Thanh niên tiền phong đã nghe
theo vị thủ lĩnh của phong
trào - BS Phạm Ngọc Thạch
ngả về phía nhân dân, phía
cách mạng. Nhờ sự ủng hộ
to lớn ấy của một lực lượng
hùng hậu mà quân đội Nhật ở
Sài Gòn khi ấy dù vẫn còn rất
đông đã không dám chống cự
và hoàn toàn thúc thủ.
Cũng chính tình dân tộc,
nghĩa đồng bào ấy, vua Bảo
Đại khi thoái vị, dù quân Nhật
đề nghị nhưng đã thức thời
không cho nổ súng đàn áp
lại nhân dân. Ông đã nhanh
chóng thoái vị để trao quyền
lại cho Việt Minh với tuyên
bố nổi tiếng: “Trẫm muốn
được làm dân một nước tự do
hơn làm vua một nước nô lệ”.
Chính phủ Trần Trọng Kim
đã nhanh chóng tự nguyện
rút lui để nhường quyền lãnh
đạo cho lực lượng mà họ cho
rằng sẽ tốt hơn: Mặt trận Việt
Minh. Sau này, nhiều thành
viên chính phủ, chính quyền
Trần Trọng Kim đã tham gia
vào bộ máy chính quyền do
Mặt trận Việt Minh lãnh đạo.
Ngày 19-8-1945, hàng chục
vạn người dân ởHàNội và
các tỉnh lân cận kéo về quảng
trườngNhà hát lớnHàNội dự
mít tinh hưởng ứng cuộc Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền.
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Tiến vào chiếmBắc Bộ Phủ -
Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền tại HàNội tháng 8-1945.
Ảnh: Tư liệu TTXVN
Hai cuộc triển lãmvềCáchmạngThángTámvàNgàyĐộc lập
Sáng 18-8, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt
Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà
nước, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam khai
mạc triển lãm chuyên đề “Cách mạng Tháng
Tám - Mốc son lịch sử”.
Triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình
ảnh và hiện vật tiêu biểu, gồm các nội dung
chính:
Phần 1 - Mùa thu lịch sử: Trưng bày những
hình ảnh, hiện vật tiêu biểu khẳng định vị
trí, tầm vóc vĩ đại và giá trị lịch sử to lớn
của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước
của dân tộc ta.
Phần 2 - Sức mạnh niềm tin: Giới thiệu
những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu
phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng
suốt của Đảng, sự vận dụng sáng tạo cùng
những bài học kinh nghiệm từ thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa
xuân năm 1975.
Phần 3 - Tiếp bước vinh quang: Trưng bày
nhiều hình ảnh, tài liệu, hiện vật phản ánh
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong
hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất
nước cua toàn Đang, toàn dân và quân ta trong
sư nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những tư liệu, hiện vật quý, triển
lãm còn giới thiệu nhiều câu chuyện về những
con người xuất hiện, gắn bó với giờ phút lịch
sử 75 năm trước. Trong đó có câu chuyện về
bà Lê Thi, người phụ nữ kéo cờ Tổ quốc trong
lễ Tuyên ngôn độc lập năm 1945. Câu chuyện
về vợ chồng nhà tư sản Trịnh Văn Bô - Hoàng
Thị Minh Hồ là tấm gương tiêu biểu của giai
cấp tư sản ủng hộ Đảng, Bác Hồ bằng cả vật
chất và tinh thần.
Tại triển lãm, ban tổ chức cũng giới thiệu
nhiều tài liệu, hiện vật mang giá trị lịch sử cao
như: Bộ sưu tập truyền đơn, báo chí phát hành
trước và trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm
1945; bộ sưu tập vũ khí thô sơ (gươm, giáo,
mác, kiếm…) của nhân dân sử dụng trong ngày
tổng khởi nghĩa giành chính quyền; bộ sưu tập
sắc lệnh, văn bản của Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ban hành trong những năm
đầu của chính quyền cách mạng; diễn văn khai
mạc và báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa…
VIẾT THỊNH
Người dân thamquan trưng bày chuyên
sáng 18-8. Ảnh: TTXVN
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook