197-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy29-8-2020
Tương lai Nhật Bản sau khi
ông Abe từ chức
VĨ CƯỜNG
T
rong cuộc họp báo ngày
28-8, Thủ tướngNhật Bản
ShinzoAbe đã chính thức
tuyên bố từ chức do sức khỏe
ngày càng suy yếu. Cụ thể,
ông cho biết đã được chẩn
đoánmắc chứng viêm loét đại
tràng kinh niên cùng một số
bệnh khác nên không muốn
để tình trạng của mình dẫn
tới sai lầm khi phải đưa ra
quyết sách quan trọng, theo
hãng tin
Reuters
.
“Tôi chân thành xin lỗi
người dân Nhật Bản vì đã
rời bỏ nhiệm vụ khi chỉ còn
một năm nữa là hết nhiệm kỳ,
giữa lúc đại dịch COVID-19
hoành hành và nhiều chính
sách vẫn trong quá trình triển
khai. Tuy nhiên, tôi không
thể tiếp tục làm thủ tướng
nếu tôi không đem lại được
lợi ích cho xã hội” - ôngAbe
cho biết.
Trước sự từ nhiệm đột ngột
của nhà lãnh đạo này, hai vấn
đề được chú ý nhiều nhất là
bộ mặt của Nhật Bản sẽ ra
sao một khi vắng bóng ông
Abe và liệu những người kế
nhiệm có giữ lại những di sản
của ông hay không.
Ông Abe để lại nhiều
khó khăn
Đúng như phát biểu của
Thủ tướng ShinzoAbe, Nhật
Bản hiện tại đang phải đối
diện với một loạt thách thức
trong và ngoài nước.
Tình hình dịch bệnh vẫn
chưa có dấu hiệu cải thiện ở
đây với số ca bệnh nhân mới
mỗi ngày tiếp tục chạm mốc
ba con số và có khả năng sẽ
kéo lùi thêm thời điểm tổ chức
Thế vận hội Olympic lần thứ
32 vốn đã bị dời sang mùa hè
năm 2021.
Nền kinh tế Nhật Bản mới
đây cũng đón nhậnmột số diễn
biến tiêu cực khi thống kê của
Bộ Tài chính nước này cho
thấy GDP trong quý II-2020
sụt giảm tới 27,8%, gần gấp
đôi so với mức giảm trong
cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008, mặc cho chính
quyền ôngAbe liên tiếp tung
nhiều gói kích cầu và nới lỏng
chính sách tiền tệ. Tỉ lệ ủng
hộ nhà lãnh đạo này hiện chỉ
còn khoảng 30%, theo khảo
sát hồi tháng 8 của đài
NHK
với hơn 55% số người tham
gia thất vọng với cách điều
hành của ông.
Về đối ngoại, căng thẳng
giữa Nhật Bản và TrungQuốc
về tranh chấp chủ quyền ở
biển Hoa Đông nói riêng và
sức ảnh hưởng ngày càng
lan rộng của Bắc Kinh tiếp
tục leo thang, đặt trong bối
cảnh lớn hơn của cuộc đối đầu
Mỹ - Trung. Khu vực Đông Á
xung quanh Nhật Bản những
năm gần đây cũng trở thành
trung tâm của hàng loạt điểm
nóng nguy hiểm như vấn đề
hạt nhân ở bán đảoTriềuTiên,
biểu tình Hong Kong và xung
đột Đài Loan - Trung Quốc.
Có thể thấy Tokyo đang phải
nỗ lực hoạt động dưới áp lực
từ nhiều phía để vừa đảm bảo
được an ninh quốc gia, vừa
tập trung giải quyết khủng
hoảng nội bộ.
Gánh nặng trên vai
người kế nhiệm
Đến nay chưa rõ ai sẽ trở
thành thủ tướng tiếp theo.
Ông ShinzoAbe khẳng định
không có ý kiến về vấn đề
này và hoàn toàn tôn trọng
quyết định của đảng cầm
quyền Dân chủ tự do (LDP).
Tiêu điểm
Là thủ tướng Nhật Bản nắm
quyềnlâunhấttừtrướcđếnnay,
thật khó có thể tưởng tượng
ngày mà ông ấy chính thức ra
đi. Người kế nhiệm chắc chắn
sẽ có một quãng thời gian rất
khó khăn để đuổi kịp những
thành tựu và ảnh hưởng mà
ông Abe đã để lại.
Giáo sư Đông Á học
STANLEY STEWART
,
ĐH California (Mỹ)
Dựa trên khảo sát do hãng
tin
KyodoNews
thực hiện tuần
trước, tờ
The Japan Times
cho
biết ứng viên sáng giá nhất
là cựu bộ trưởng Quốc phòng
Shigeru Ishiba với 23,3% lượt
ủng hộ, theo sau là Bộ trưởng
Môi trường Shinjiro Koizumi
nhận được 8,4% lượt ủng hộ.
Ngoại trưởng Toshimitsu
Motegi cũng là một quan
chức khác được kỳ vọng sẽ
lên nắm quyền khi ông đã
thể hiện khả năng đàm phán
sau hàng loạt chuyến công du
sang Singapore, Malaysia và
Anh thời gian qua.
Dù là nhân vật nào đi nữa
thì khả năng ra quyết định và
xử lý khủng hoảng sẽ là hai
yêu cầu hàng đầu nếu muốn
vượt qua tình thế hiện nay.
Trước mắt, nhiều khả năng
người kế nhiệm vẫn sẽ tiếp
tục chính sách tiền tệ cởi mở
của ôngAbe để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và đề ra thêm
một số biện pháp hỗ trợ giới
doanh nghiệp Nhật Bản.
Nếu tân thủ tướng là ông
Ishiba thì có thể chính khách
này sẽ tiếp tục theo đuổi tham
vọng tăng cường năng lực
quân sự của Nhật Bản, vốn
đã được ông Abe khởi động
bằng tuyên bố xét lại điều
9 hiến pháp nước này vào
năm 2019. Điều khoản này
giới hạn Nhật Bản chỉ được
sử dụng quân đội để tự vệ,
không được chủ động tham
chiến và gây chiến.
Với nhiều chỉ dấu cho thấy
nguy cơ đụng độ Mỹ - Trung
sẽ còn gia tăng vào những
năm tới, đây chắc chắn sẽ là
vấn đề gây tranh cãi dữ dội ở
nước này trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, kỳ bầu cử Mỹ
vào tháng 11 tới cũng sẽ có
ảnh hưởng phần nào tới quy
trình chọn thủ tướng khi tân
lãnh đạo phải có khả năng đàm
phán với Tổng thống Donald
Trump nếu ông giành được
nhiệm kỳ 2, hoặc chuẩn bị
tinh thần cho một nước Mỹ
truyền thống hơn khi ông
Joe Biden đắc cử.
“Giữamột thế giới hỗn loạn
như hiện tại, một thủ tướng
phù hợp phải là một lãnh đạo
mạnh mẽ, không thể khác
được. Nếu ai có đủ sức đảm
đương trọng trách thì cơ chế
hiện tại sẽ cho họ quyền lực
để tạo ra thay đổi, miễn là họ
dám ra các quyết định khó
khăn và giữ được đoàn kết
nội bộ” - chuyên gia Tobias
Harris, Công ty tư vấn Teneo
(Mỹ), nhận xét.
Tuy nhiên, theo TS LimTai
Wei, ĐHQuốc gia Singapore,
hy vọng cho một tương lai
tích cực chưa phải là hết đối
với người dân Nhật Bản. Ông
đánh giá bộ máy hành chính
của nước này là một trong
những hệ thống hiệu quả và
chuyên nghiệp nhất trên thế
giới nên thủ tướng mới sẽ
luôn được những bộ óc sáng
giá nhất hỗ trợ trong quá trình
hoạch định chính sách, theo tờ
The Washington Post
.•
Tokyo đang phải nỗ
lực hoạt động dưới
áp lực từ nhiều phía
để vừa đảm bảo
được an ninh quốc
gia, vừa tập trung
giải quyết khủng
hoảng nội bộ.
Người thay thếThủ tướng Shinzo Abe sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi tình hình trong nước
lẫn quốc tế đều xuất hiện những diễn biến khó lường.
Ngày 27-8, Tổng thống Nga
Vladimir Putin
(ảnh)
tiết lộ người
đồng cấp Belarus - ông Alexander
Lukashenko đã đề nghị Moscow điều
một nhóm nhân viên an ninh để hỗ
trợ Minsk lập lại trật tự khi cần thiết.
Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo sau đó
nhất trí rằng “chưa có nhu cầu như
vậy lúc này”, theo
AP.
Theo ông chủ điện Kremlin, tình
thế hiện nay ở Belarus vẫn ổn định. Lực lượng Nga sẽ lên
đường nếu các cuộc bạo loạn nổ ra và phe đối lập cố gắng
chiếm các tòa nhà chính phủ của Belarus. Tổng thống Nga
cũng kêu gọi giới chức Belarus và phe đối lập tìm giải pháp
chính trị cho tình trạng bất ổn. “Các
bên tham gia quá trình này có đủ nhận
thức chung để tìm ra lối thoát mà
không cần dùng đến những biện pháp
cực đoan” - tổng thống Nga nói.
Cách đây không lâu, nhà lãnh đạo
Nga từng cho biết Moscow sẵn sàng
trợ giúp Minsk cả về mặt quân sự nếu
tình hình xấu đi tại Belarus. Nga và
Belarus là hai thành viên của Tổ chức
Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO).
Hiện Belarus đang lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị
lớn nhất nhiều thập niên khi hàng vạn người dân đã đổ
xuống đường những ngày qua ở Belarus để biểu tình phản
đối kết quả bầu cử ngày 9-8, khi ông Lukashenko chiến
thắng áp đảo với hơn 80% phiếu bầu.
Trong khi đám đông liên tiếp gây sức ép để Tổng thống
Lukashenko từ chức, đối thủ của ông trong cuộc bầu cử là
bà Svetlana Tikhanovskaya, người nhận khoảng 10% số
phiếu bầu và đã trốn ra nước ngoài, tuyên bố không công
nhận kết quả bầu cử và cổ vũ làn sóng biểu tình trong nước.
Nhiều quốc gia châu Âu, gồm Pháp, Đức và các nước
Baltic, đã lên tiếng ủng hộ với người biểu tình, chỉ trích
ông Lukashenko. Liên minh châu Âu (EU) ngày 19-8
chính thức tuyên bố không công nhận kết quả bầu cử tổng
thống ở Belarus, cáo buộc cuộc bầu cử “không tự do,
không công bằng”.
PHẠM KỲ
Thủ tướngNhật Bản Shinzo Abe tuyên bố từ chức trong cuộc họp báo ngày 28-8 ở thủ đô Tokyo.
Ảnh: AFP
Đài
CNN
cho rằng việc Thủ tướng Shinzo
Abe từ chức vì sức khỏe đi xuống có thể là
hậu quả của văn hóa “làm việc tới chết” ở
nước này. Cụ thể, nhiều trợ lý của ông cho
hay chính trị gia này thường xuyên làm
việc quá sức tới khuya rồi ngủ trên bàn làm
việc. Tuần trước, sau khi khám sức khỏe trở
về, ông Abe đã lập tức họp báo tuyên bố:
“Tôi sẽ nhanh chóng trở lại làm việc và cố
gắng hết sức”.
Chuyên gia Tobias Harris nhận định Thủ
tướng Abe dường như muốn nén bệnh tật
để tiếp tục làm việc, kể cả khi bệnh tình xấu
đi, do ông cũng đã từng một lần từ chức thủ
tướng vào năm 2007 và bị dư luận Nhật Bản
lên án là không hoàn thành trách nhiệm. Qua
hình ảnh chăm chỉ làm việc, ông Abe cùng
đảng LDP sẽ tránh được tình trạng tương tự
diễn ra và tránh bị các đối thủ chính trị chỉ
trích là chểnh mảng trong công việc.
Ông Abe là nạn nhân của văn hóa làm việc Nhật Bản?
ÔngPutin lên tiếngvề khảnăngđưaquânvàoBelarus
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook