197-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy29-8-2020
K Ỷ N I ỆM 7 5 NĂM NG À Y T RU Y Ề N T HỐNG NG ÀNH T Ư PHÁ P ( 2 8 - 8 - 1 9 4 5 – 2 8 - 8 - 2 0 2 0 )
Ngày 28-8, Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức họp thường
kỳ tháng 8-2020 và kỷ niệm 75 nămNgày truyền thống
ngành tư pháp Việt Nam (28-8-1945 – 28-8-2020).
Khai mạc buổi lễ, ông Huỳnh Văn Hạnh, Thành ủy
viên, Ủy viênUBNDTP, Giámđốc SởTư phápTP.HCM,
ôn lại truyền thống 75 năm truyền thống ngành tư pháp.
Theo đó, trong những nămqua, ngành tưphápTP.HCM
đã không ngừng phát triển, lớn mạnh, trở thành một
trong những cơ quan chuyên môn quan trọng của TP.
Đội ngũ cán bộ tư pháp của TP được kiện toàn cả ba
cấp: Tư pháp hộ tịch cấp xã, phòng tư pháp và Sở Tư
pháp. Đội ngũ cán bộ tư pháp ngày càng trưởng thành,
năng động, sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu công tác
trong tình hình mới.
Với đội ngũ công chức, viên chức, người lao động
có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, ngành
tư pháp TP.HCM đã thực hiện tốt vai trò thammưu cho
chính quyền các cấp của TP.HCM.
Ông Hạnh nhấn mạnh: “Từ thực tiễn quản lý, điều
hành, trong công tác thammưu, ngành tư pháp TP luôn
cân nhắc, thận trọng nhằm đảm bảo cân bằng giữa
quản lý nhà nước với việc đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của người dân, không áp dụng pháp lý đơn
thuần để dành phần dễ về phía Nhà nước, đẩy cái khó
về phía người dân…”.
Theo ông Hạnh, với yêu cầu nhiệmvụ trong giai đoạn
mới, cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp TP
quyết tâmkhông ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ tư pháp.
Đội ngũ luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, tiếp tục
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ năng lực
thực tiễn để hoàn thành xuất sắc công tác tư pháp,
xứng đáng với sự tin cậy của lãnh đạo TP, lãnh đạo
ngành tư pháp và xứng đáng với niềm tin của nhân
dân TP.HCM.
Tại buổi lễ, bà Phan Thị Bình Thuận, Phó Giám
đốc sở và ông Lê Đức Thanh, Phó Giám đốc sở, được
Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có thành tích
trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài ra, có 18 cá nhân thuộc Sở Tư pháp có thành
tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
TP được UBND TP.HCM tặng Huy hiệu TP.HCM.
KIM PHỤNG
Ngành tư pháp luôn đảmbảo cân bằng giữa quản lý nhà nước với quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
ÔngHuỳnh
VănHạnh,
Giámđốc
Sở Tư pháp
TP, trao
Huy hiệu
TP.HCM
cho các cá
nhân xuất
sắc. Ảnh:
NGUYỆT
NHI
Ngành tưpháp thammưu tốt cho chínhquyềnTP.HCM
Ca sĩ Nhật KimAnh và chồng cũ tại tòa ngày 28-8. Ảnh: NN
Bà Phan
Thị Bình
Thuận và
ông LêĐức
Thanh
nhận bằng
khen của
Thủ tướng
Chính phủ.
Ảnh:
NGUYỆT
NHI
Do tòa án cấp sơ thẩmvi phạm cả tố tụng lẫn
nội dung nên cấp phúc thẩm tuyên hủy án để
xét xử lại từ đầu.
Chưa xong vụ ca
sĩ Nhật Kim Anh
đòi nuôi con
NHẪNNAM
N
gày 28-8, TAND TP Cần
Thơ xử phúc thẩm vụ tranh
chấp thay đổi quyền trực
tiếp nuôi con sau ly hôn giữa bà
Đỗ Thị Kim Huê (tức ca sĩ, diễn
viên Nhật Kim Anh) và ông Ngô
Nguyễn Phúc Bửu Lộc. Phiên tòa
phúc thẩm được mở do có kháng
cáo của bị đơn và kháng nghị của
VKS cấp sơ thẩm.
Tòa sơ thẩm giao con cho
nguyên đơn
Theo đơn khởi kiện, bà Huê trình
bày bà và ông Lộc trước đây là vợ
chồng, có đăng ký kết hôn. Ông bà
có một con chung sinh năm 2015, vì
mâu thuẫn nên ông bà đã ly hôn, bà
Huê đã tự nguyện giao con chung
cho ông Lộc trực tiếp chăm sóc.
Tuy nhiên, bà không được chồng
cũ tạo điều kiện cho thăm, gặp con
khi bà có yêu cầu. Do đó, bà khởi
kiện yêu cầu tòa thay đổi quyền nuôi
con từ người trực tiếp nuôi dưỡng
là ông Lộc sang cho bà.
Ngược lại, ông Lộc cho rằng ông
không ngăn cản bà gặp, chăm sóc
con chung nên không đồng ý yêu
cầu của bà Huê.
Tại phiên tòa phúc thẩm,
đại diện VKS đề nghị
chấp nhận kháng cáo,
kháng nghị, bác yêu cầu
khởi kiện của bà Huê.
Hai căn cứ thay đổi quyền nuôi con
HĐXX cho rằng theo khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình quy
định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một
trong các căn cứ sau: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực
tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; người trực tiếp nuôi con không
còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Xử sơ thẩm hồi tháng 3, TAND
quận Ninh Kiều đã chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của bà Huê, giao con
chung của bà với ông Lộc cho bà
chăm sóc.
Sau đó, ông Lộc có kháng cáo cho
rằng án sơ thẩm vi phạm nghiêm
trọng về tố tụng nên đề nghị hủy án
hoặc sửa án, không chấp nhận yêu
cầu của nguyên đơn. VKSND quận
Ninh Kiều kháng nghị theo hướng
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
là không có căn cứ.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện
VKSND TP Cần Thơ đề nghị chấp
nhận kháng cáo, kháng nghị, bác yêu
cầu khởi kiện của bà Huê.
Bà Huê trình bày: Nếu được nuôi
con chung thì bà không làm nghệ sĩ
nữa mà chuyên tâm vào việc điều
hành công ty và chăm con. Thực tế
thì hai năm nay bà đã giãn công việc
của một nghệ sĩ nhiều để chuẩn bị
cho việc được nuôi con.
Ông Lộc cho rằng ông và gia đình
không ngăn cản bà Huê thăm, gặp
con. Ông trực tiếp nuôi con từ đó
đến nay và cháu bé phát triển tốt
nên không đồng ý cho bà Huê trực
tiếp nuôi con…
Hủy án vì vi phạm tố tụng
HĐXX phúc thẩm cho rằng phiên
tòa xét xử sơ thẩm vào ngày 20-3,
các đương sự được triệu tập hợp lệ
lần thứ nhất. Do vậy, tòa sơ thẩm
không chấp nhận đơn xin hoãn
phiên tòa ngày 20-3 của văn phòng
luật sư (nơi có luật sư bảo vệ cho
bị đơn) mà xét xử vắng mặt là vi
phạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích của đương sự.
Đơn xin hoãn phiên tòa của bị
đơn là hợp pháp vì luật sư bảo vệ
quyền lợi đi nước ngoài và tình hình
dịch bệnh COVID-19 thời điểm đó
diễn biến phức tạp theo chỉ thị của
chánh án TAND Tối cao. Đây là lý
do xin hoãn chính đáng do trở ngại
khách quan.
Về nội dung, HĐXX cho rằng
bản án ly hôn vào năm 2008, có
nội dung về hôn nhân, cho bà Huê
ly hôn với ông Lộc, về con chung
ghi nhận sự tự nguyện của bà Huê
giao con chung cho ông Lộc tiếp
tục nuôi dưỡng. Theo thừa nhận
của các bên thì từ khi ly hôn đến
nay, ông Lộc là người trực tiếp nuôi
dưỡng con chung.
Ngày 6-7-2019, bà Huê có đơn
kiện yêu cầu thay đổi người trực
tiếp nuôi con vì cho rằng ông Lộc
và gia đình ngăn cản quyền thăm
nom, chăm sóc, giáo dục con chung
của bà.
Theo hồ sơ và lời khai của các
đương sự thể hiện ông Lộc trực tiếp
nuôi con từ lúc cháu được sinh ra và
sau khi ly hôn đến hiện tại. Bà Huê
cho rằng ông Lộc và gia đình ngăn
cản quyền thăm nom, nuôi dưỡng,
giáo dục con chung của bà và bà có
đủ điều kiện để nuôi con trực tiếp.
HĐXX nhận định trước khi đưa
vụ án ra xét xử, thẩm phán phải xác
định nguyên nhân tranh chấp, điều
kiện, hoàn cảnh gia đình. Cấp sơ
thẩm cho rằng bà Huê chứng minh
được điều kiện nuôi con như cung
cấp về thu nhập, nhà cửa, còn ông
Lộc không chứng minh được.
Ông Lộc cho rằng ông có đầy đủ
điều kiện để nuôi con, cháu phát
triển tốt về thể chất và tinh thần,
cháu được đi học. Tuy nhiên, cấp
sơ thẩm không làm rõ, không chứng
minh được ông Lộc không còn đủ
điều kiện trực tiếp nuôi con.
Về các bằng chứng do bà Huê
cung cấp về việc bị ngăn cản thăm
con là các vi bằng của thừa phát lại.
Tuy nhiên, nội dung vi bằng không
trực tiếp chứng kiến trao đổi giữa
bà Huê và ông Lộc, trong khi ông
Lộc không thừa nhận ngăn cản. Do
vậy, cần thu thập chứng cứ tại địa
phương xemông Lộc có hành vi cản
trở việc thăm con của bà Huê không.
Từ đó, tòa quyết định chấp nhận
một phần kháng cáo của bị đơn,
kháng nghị của VKS, tuyên hủy
án sơ thẩm, giao hồ sơ cho TAND
quận Ninh Kiều xét xử lại từ đầu.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook