197-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy29-8-2020
Sở GTVT đề nghị chi thêm
128 tỉ đồng trợ giá xe buýt
Sở GTVT TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND
TP phê duyệt giá, trợ giá đặt hàng cung cấp sản
phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt.
Tại tờ trình, Sở GTVT cho biết ban đầu, dự
toán chi ngân sách trợ giá xe buýt năm 2020
được Sở Tài chính thẩm định trình UBND TP là
1.150 tỉ đồng (bao gồm 156 tỉ đồng dự phòng).
Tuy nhiên, sau khi thẩm định, rà soát nhu cầu
thực tế và có đánh giá tác động do ảnh hưởng
của COVID-19 thì tổng dự toán cần thiết cần
khoảng 1.278 tỉ đồng.
Do vậy, Sở GTVT trình UBND TP xem xét,
phê duyệt giá, mức trợ giá đặt hàng cung ứng
sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt và đưa rước học sinh, sinh viên trên
địa bàn TP trong năm 2020 tăng 128 tỉ đồng.
Trong 128 tỉ đồng tăng thêm này sẽ có 22,5 tỉ
đồng hỗ trợ đơn vị vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19. Số tiền còn lại sẽ dùng 51 tỉ đồng để
dự phòng việc phát sinh khối lượng, nhiên liệu,
điều động phương tiện phục vụ nhiệm vụ chính
trị và 54,4 tỉ đồng chênh lệch chi phí do thay đổi
mức lương.
Trên cơ sở giá, mức trợ giá nêu trên, Trung
tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM sẽ
tiến hành thương thảo theo chức năng, đảm bảo
nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả, không vượt
mức trợ giá được phê duyệt.
Về kiến nghị này của Sở GTVT, UBND TP đã
giao Sở Tài chính thẩm định, tham mưu, đề xuất
trình UBND TP theo đúng trình tự, thủ tục. Thời
gian hoàn thành việc thẩm định này trước ngày
10-9.
HƯƠNG TRANG
Đảm bảo an toàn nhà ở cho
người dân mùa mưa bão
Nhằm kịp thời phòng chống, ứng phó thiên
tai trong mùa mưa bão năm 2020, UBND
TP.HCM vừa chỉ đạo các sở/ngành, quận/huyện
hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp
phòng, chống thiên tai.
Cụ thể, công tác phòng, chống thiên tai được
thực hiện theo bốn tài liệu gồm: Hướng dẫn nhà
an toàn phòng, chống bão lũ; hướng dẫn phân
loại nhà an toàn; khuyến cáo lắp đặt bồn nước
cho nhà và công trình; quy trình kiểm định các
công trình ăngten thu phát sóng viễn thông,
truyền thanh truyền hình. Người dân, chủ sở
hữu cần thực hiện các biện pháp gia cố, đảm
bảo an toàn nhà ở, công trình trước mùa mưa
bão.
Sở QH-KT được giao cập nhật các giải pháp
ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu vào
quy hoạch đô thị, khu dân cư phù hợp với đặc
điểm địa hình, khí hậu ở những khu vực thường
xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Sau đó, sở
này đưa ra các giải pháp quy hoạch khu tái định
cư an toàn và từng bước di dời dân về khu tái
định cư an toàn.
Sở Xây dựng tăng cường khắc phục sự cố hạ
tầng kỹ thuật vào mùa mưa bão; hướng dẫn,
cảnh báo người dân, nhà thầu thi công thực
hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn cho
người, thiết bị, công trình.
Các chủ đầu tư, đơn vị quản lý, sử dụng các
công trình tháp (trụ) viễn thông, truyền hình
cần báo cáo chi tiết số lượng công trình đang
quản lý, khai thác, sử dụng, thời gian đưa vào
sử dụng, vị trí xây dựng, đặc biệt đối với công
trình đặt tại các vị trí xung yếu.
Tổng Công ty Điện lực TP.HCM cần đánh giá
hiện trạng các cột điện ly tâm bê tông cốt thép;
thực hiện gia cường, chằng chống đối với các
trường hợp không đảm bảo an toàn, nghiêng
hoặc bố trí hoạt tải sai khác so với thiết kế ban
đầu. Công ty này cần chú ý cắt điện cục bộ tại
nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng
mất an toàn trong vận hành lưới điện do bị ảnh
hưởng của giông gió, lốc xoáy, ngập úng…
NGUYỄN CHÂU
THU TRINH
M
ới đây, Thường trực
HĐND TP.HCM tổ
chức giám sát kết quả
thực hiện chủ đề năm 2020
về đẩy mạnh hoạt động văn
hóa và xây dựng nếp sống văn
minh đô thị.
Tại cuộc họp, ông Tăng Hữu
Phong, Trưởng banVăn hóa - Xã
hội HĐND TP.HCM, đã kiến
nghị UBND TP.HCM xem xét
việc mở phố đi bộ ở các quận,
huyện ngoại thành.
Sẽ đánh giá nhu cầu
của người dân
Lý do đề xuất mở phố đi bộ
ở các quận, huyện ngoại thành,
ông Tăng Hữu Phong cho rằng
để tạo công bằng trong thụ
hưởng văn hóa của người dân.
TheoôngPhong, hiệnTP.HCM
mới có hai phố đi bộ là Nguyễn
Huệ và Bùi Viện (quận 1). Ngoài
ra có đường sách Nguyễn Văn
Bình cũng đặt ở quận 1 nên
thuận tiện cho người dân ở trung
tâm TP. Tuy nhiên, người dân
ở các quận, huyện ngoại thành
muốn đến tham quan thì cũng
khó khăn vì quá xa.
Chị Thanh Hà (quận 12) bày
tỏ: “Tôi nhớ có một năm người
ta tổ chức chợ hoa tết ở đường
Lê Thị Riêng (phường Thới
An, quận 12). Lúc đó không
khí rất hào hứng, phấn khởi,
thu hút đông người tham gia,
cũng chẳng khác gì phố đi bộ
cả. Tôi nghĩ dù ở các quận,
huyện ngoại thành hay các quận
trung tâm thì việc hưởng thụ
văn hóa của người dân cũng
nên bình đẳng”.
Anh Cao Tùng (ngụ quận
Bình Tân) cho biết: Đa phần
các quận, huyện ngoại thành
đều thiếu địa điểm vui chơi,
giải trí như công viên, phố đi
bộ… nên người dân cũng rất
lười ra ngoài. Nếu có phố đi
bộ một cách đúng nghĩa như
đường Nguyễn Huệ, đường
Bùi Viện thì sẽ tiện ích hơn
cho người dân.
Trao đổi với PV, đại diện
UBND quận Bình Tân cho biết:
Phố đi bộ sẽ phục vụ nhu cầu
giải trí của người dân. Sắp tới,
UBND quận sẽ tìm hiểu, đánh
giá nhu cầu của người dân. Đồng
thời, quận cũng tham khảo tại
các phố đi bộ như Nguyễn Huệ,
Bùi Viện, sau đó xem xét, đánh
giá việc triển khai phố đi bộ
có phù hợp trên địa bàn quận
hay không.
TP HCM: Có nên mở phố
đi bộ ở ngoại thành?
Theo chuyên gia, nếumở phố đi bộ ở các quận, huyện ngoại thành TP.HCM
thì cơ quan chức năng cần tính toán kỹ việc chọn vị trí và quy hoạch.
“Thông thường phố đi
bộ được mở ở nơi dân
cư đông đúc và mở
theo nguyên tắc có lực
hút người dân, khách
du lịch đến.”
PGS-TS
Nguyễn Minh Hòa
Sắp có phố đi bộ không rượu bia ở quận 10
Dự kiến tháng 9-2020 phố đi bộ không rượu bia ở quận 10 sẽ
được vận hành.
Phố đi bộ được thiết kế dài hơn 100 m, từ ngã ba Nguyễn Lâm
- Bà Hạt đến Nguyễn Lâm - Nhật Tảo. Địa điểm cụ thể là khu xung
quanh kỳ đài Quang Trung (đường Nguyễn Lâm), khu vực bốn bãi
giữ xe hiện hữu.
Dự kiến có 48 gian hàng ẩm thực, đồ lưu niệm cùng với các hoạt
động văn hóa, âm nhạc đường phố, trò chơi... Phố đi bộ này sẽ mở
cửa từ 18 giờ đến 23 giờ mỗi ngày. Tuyến đường Nguyễn Lâm sẽ
hạn chế xe ra vào trong thời gian phố đi bộ hoạt động.
Cần chọn vị trí và
quy hoạch tốt
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam
Sơn, chuyên gia quy hoạch đô
thị, cho rằng nếu TP tạo thêm
không gian đi bộ cho người dân
ở quận, huyện ngoại thành là tốt.
Tuy nhiên, phải có quy hoạch
tốt, chọn vị trí tốt và mục tiêu
hướng đến ưu tiên phục vụ cộng
đồng thì tính khả thi sẽ cao.
Ông Sơn cho hay ở nhiều nước
trên thế giới, ngoài khu vực
trung tâm thì những nơi ngoại
thành họ cũng rất ưu tiên làm
phố đi bộ cho người dân. Khi
cộng đồng dân cư hình thành
thì khu vực trung tâm (bao gồm
cả trung tâm của quận, huyện
ngoại thành đó) sẽ có phố đi
bộ làm mối liên kết các chức
năng phục vụ cộng đồng như
thương mại, hành chính, văn
phòng, văn hóa triển lãm, sinh
hoạt giải trí…
Trong đó, tuyến đường có
chức năng kết nối và có khả
năng làm phố đi bộ cần kết hợp
cây xanh, mặt nước tạo cảnh
quan để mọi người giao lưu,
sinh hoạt, thư giãn.
Ngoài ra, kiến trúc sư Nam
Sơn cho rằng nếu mở phố đi bộ
và chỉ phục vụ dịch vụ thương
mại, ăn uống thì cũng khả thi
nhưng chưa hoàn chỉnh. Vì vậy,
cần kết hợp đa dạng các chức
năng, ưu tiên phục vụ cộng đồng,
sau đó phục vụ khách du lịch.
Theo ông Sơn, khi làm đúng
cách, lượng khách thường
xuyên sẽ tăng lên, tạo cơ hội
cho doanh nghiệp phát triển
dự án và dịch vụ thương mại.
Đây là sẽ nguồn thu nuôi sống
phố đi bộ cũng như nguồn thu
ngân sách nhà nước.
“Nếu chọn được vị trí tốt, quy
hoạch tốt thì việc mở phố đi bộ
ở quận, huyện ngoại thành, TP
cũng nên khuyến khích” - ông
Nam Sơn góp ý.
Theo đánh giá của PGS-TS
NguyễnMinhHòa,nguyênTrưởng
Khoa đô thị học (Trường ĐH
KHXH&NV), khi mở phố đi
bộ ở các quận, huyện ngoại
thành thì cơ quan chức năng
cần xem xét kỹ lưỡng. Bởi mở
thêm phố đi bộ phải gắn liền
bối cảnh của khu vực và yếu
tố hỗ trợ như khách du lịch, tụ
điểm vui chơi giải trí, hoạt động
thu hút người dân. Nếu không
tính toán kỹ lưỡng thì mở phố
đi bộ sẽ không có ý nghĩa gì
và không thành công.
“Thông thường phố đi bộ
được mở ở nơi dân cư đông
đúc và mở theo nguyên tắc có
lực hút người dân, khách du
lịch đến. Phố đi bộ Nguyễn
Huệ phát triển và thu hút vì nó
gắn liền với người nước ngoài
và khách du lịch” - PGS-TS
Nguyễn Minh Hòa nhận định.•
Người dân xuống phố Bùi Viện (quận 1, TP.HCM) vui chơi thời điểmtrước dịch. Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook