197-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy29-8-2020
ĐỨCMINH
N
gày 28-8, Tiểu ban Kinh
tế - Xã hội của Đại hội
Đảng XIII tổ chức phiên
họp toàn thể dưới sự chủ trì
của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc, Trưởng tiểu ban. Phiên
họp nhằm cho ý kiến, tiếp tục
cập nhật, điều chỉnh, hoàn
thiện các dự thảo văn kiện để
phù hợp với tình hình mới.
Với 51 thành viên, tiểu
ban đã có sáu phiên họp toàn
thể kể từ phiên đầu tiên vào
tháng 11-2018. Cuộc họp
lần này tập trung cho ý kiến
về hai nội dung: Một là sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện dự
thảo báo cáo trong bối cảnh
Việt Nam (nhìn rộng ra là
toàn cầu) đang gánh chịu
những tác động rất nặng nề
của COVID-19. Hai là bàn
về các công việc cần tiếp tục
triển khai của tiểu ban trong
thời gian tới.
Không để nền kinh tế
đứt gãy
Kết luận phiên họp, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc
cho rằng trong một thế giới
thay đổi rất nhanh, chúng ta
cần nhạy cảm, nhanh nhạy
hơn trong quản trị nhà nước.
và Việt Nam gặp nhiều khó
khăn như hiện nay.
“Đất nước ta, con người
Việt Nam chúng ta cần thích
ứng, thay đổi cách quản lý để
làm sao vượt qua khó khăn
với tinh thần lạc quan” - Thủ
tướng nói và cho rằng không
có tinh thần lạc quan thì khó
có thể phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc cũng đề nghị làm rõ
hơn kết quả nổi bật trong
thực hiện mục tiêu kép, vừa
quyết liệt phòng chống dịch,
chính trị (là văn kiện trung
tâm của đại hội). Theo đó,
đến năm 2030 Việt Nam là
nước đang phát triển có công
nghiệp theo hướng hiện đại,
thuộc nhóm trên của các nước
có thu nhập trung bình cao.
Đến năm 2045, Việt Nam trở
thành nước phát triển có công
nghiệp hiện đại, thu nhập cao.
Liên quan đến quan điểm
phát triển, Thủ tướng đồng ý
với các ý kiến của tổ biên tập
bổ sung nội hàm về chuyển
số và hình thành năng lực sản
xuất quốc gia mới, chú ý phát
triển doanh nghiệp, trong đó
có doanh nghiệp dân tộc.
Về đột phá chiến lược, Thủ
tướng thống nhất bổ sung các
nội hàm về phát triển, bồi
dưỡng nhân tài, khát vọng
phát triển, hình thành năng
lực sản xuất quốc gia mới
với tính tự chủ, khả năng
thích ứng và chống chịu của
nền kinh tế. “Tôi đề nghị
các thành viên ở tổ biên tập
và thường trực Ban chỉ đạo
xem xét, cân nhắc kỹ, bổ
sung các nội hàm mới phù
hợp với tình hình mới, cả
về thể chế, nhân lực và hạ
tầng” - Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ
cũng yêu cầu hai bộ KH&ĐT
và Tài chính tính toán kỹ lại
các chỉ tiêu về tài chính, ngân
sách nhà nước, đầu tư công,
tinh thần là phải tiếp tục đẩy
mạnh đầu tư, kể cả đầu tư xã
hội và đầu tư công.
Thủ tướng cũng yêu cầu
cơ cấu lại nền kinh tế, đổi
mới mô hình tăng trưởng,
phát triển kinh tế số, các
mô hình, phương thức kinh
doanh mới, mang tính sống
còn trong điều kiện bình
thường mới do tác động của
COVID-19… •
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII củaĐảng,
phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: TTXVN
Ngày 28-8, Văn phòng Quốc hội (QH) tổ chức hội nghị
trực tuyến đến 63 tỉnh, TP lấy ý kiến về dự thảo nghị
quyết thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu, tổ chức của văn phòng đoàn đại biểu (ĐB)
QH và HĐND cấp tỉnh.
Trình bày tờ trình và dự thảo nghị quyết, Tổng thư ký
QH, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho
hay việc xây dựng nghị quyết nhằm tiếp tục thể chế hóa
chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức, sắp xếp tổ chức
bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nâng cao
chất lượng hoạt động của QH. Việc này cũng nhằm tinh
giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức; cụ thể hóa các quy định của Luật Tổ chức QH.
Theo ông Phúc, việc thành lập văn phòng chung trên cơ
sở hợp nhất hai văn phòng của đoàn ĐBQH và HĐND cấp
tỉnh cần kế thừa và phát triển những mặt tích cực, ưu điểm
của các quy định trước đây, khắc phục những hạn chế, bất
cập. Bên cạnh đó, việc hợp nhất vừa phải đảm bảo cho
hoạt động phục vụ chung, vừa phải đảm bảo thực hiện
chức năng riêng của đoàn ĐBQH và HĐND…
Liên quan đến cơ cấu, tổ chức của văn phòng chung, dự
thảo quy định lãnh đạo văn phòng gồm chánh văn phòng
và không quá ba phó chánh văn phòng.
Đối với số lượng phòng, dự thảo nghị quyết đề xuất hai
phương án. Cụ thể, phương án 1 là văn phòng chung gồm
ba phòng: Phòng Công tác QH, Phòng Công tác HĐND
và Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị. Ngoài ra, căn
cứ theo tính chất, mức độ công việc có thể bố trí thêm một
phòng (chức năng, nhiệm vụ, tên phòng do địa phương
quyết định).
Phương án 2 là căn cứ quy định của Chính phủ về tiêu chí
số lượng biên chế tối thiểu để thành lập phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp tỉnh. Sau khi thống nhất với trưởng đoàn
ĐBQH, thường trực HĐND cấp tỉnh quyết định số lượng,
tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, số lượng phó
trưởng phòng của các phòng đảm bảo đúng quy định.
Thảo luận sau đó, các ý kiến thống nhất với nhiều nội
dung của dự thảo nghị quyết. Liên quan đến các phòng
chuyên môn, nhiều ý kiến thống nhất với phương án 1.
Tuy nhiên, có ý kiến đề xuất nên có thêm phòng về công
tác thông tin, dân nguyện.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Ninh Bình
Bùi Văn Phương cho rằng Phòng Công tác thông tin, dân
nguyện là phòng cốt yếu. Theo ĐB Phương, đây phải là
phòng chuyên môn cứng vì nó gắn với chức năng của cơ
quan dân cử. Cơ quan này có trách nhiệm lắng nghe, tập
hợp ý nguyện của nhân dân, giải quyết quyền lợi chính
đáng, hợp pháp của dân; theo dõi đơn thư, kiến nghị, ý
kiến của cử tri...
Các ý kiến thảo luận cũng đề nghị làm rõ biên chế văn
phòng đoàn ĐBQH và HĐND, đảm bảo cơ sở vị trí việc
làm gắn với chức năng, nhiệm vụ và không vượt quá số
lượng biên chế của văn phòng trước khi sáp nhập, hợp
nhất.
ĐỨC MINH
Người đứng đầu Chính phủ
nhấn mạnh: Trong khó khăn
của đất nước, chúng ta đã cố
gắng vượt qua. Thủ tướng
nhắc tới kết quả cuộc điều
tra xã hội học, tìm hiểu dư
luận xã hội của Ban Tuyên
giáo Trung ương, theo đó có
đến 97% người dân được hỏi
đều thể hiện sự tin tưởng đối
với các biện pháp của Đảng,
Nhà nước trong phòng, chống
COVID-19; tình cảmdân tộc,
“ý Đảng, lòng dân” là nền
tảng quan trọng để chúng ta
vượt qua khó khăn.
Thủ tướng cho rằng vấn đề
khát vọng dân tộc, đổi mới
sáng tạo với nền tảng văn
hóa con người Việt Nam cần
được khẳng định trong các
dự thảo văn kiện, đặc biệt
trong bối cảnh cả thế giới
vừa phục hồi phát triển kinh
tế - xã hội.
Trước một số ý kiến đề
nghị đặt mục tiêu phấn đấu
đạt tăng trưởng 2% trong
năm 2020, Thủ tướng cho
rằng không để đứt gãy nền
kinh tế, không tăng trưởng
âm là một cố gắng rất lớn.
Phát triển, bồi
dưỡng nhân tài
Về chủ đề của chiến lược,
tiểu ban thống nhất cần bảo
đảm thống nhất với báo cáo
“Đất nước ta,
con người Việt Nam
chúng ta cần thích
ứng, thay đổi cách
quản lý để làm sao
vượt qua khó khăn
với tinh thần
lạc quan.”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
Năm 2020 không tăng trưởng âm
là một cố gắng rất lớn
Trước một số ý kiến đề nghị đặt mục tiêu phấn đấu đạt tăng trưởng 2% trong năm2020,Thủ tướng cho rằng
không để đứt gãy nền kinh tế, không tăng trưởng âm làmột cố gắng rất lớn.
Các phươngánvề hợpnhất vănphòngĐBQH
vàHĐNDtỉnh
Việc hợp nhất văn phòng đại biểuQuốc hội và HĐND tỉnh nhằmđổi mới, sắp xếp bộmáy tinh gọn,
hoạt động có hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.
TP.HCMbiểu dương các tác phẩmđạt giải
học và làm theo gương Bác
Sáng 28-8, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM phối hợp
với Đài Truyền hình TP và Sở VH&TT TP.HCM tổ chức
lễ tổng kết và trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác
phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai
đoạn 2015-2020.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Nguyễn Như Khuê,
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, chia sẻ: Chủ
tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt
Nam, suốt cuộc đời là tấm gương phấn đấu, hy sinh không
mệt mỏi vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo
đức, phong cách của Người là mạch nguồn cảm hứng vô
tận cho hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật và báo chí.
Ông Khuê cho biết trong giai đoạn 2015-2020, ban tổ
chức đã trao giải cho 162 tác phẩm, 209 tập thể, cá nhân;
biểu dương 26 tập thể, 21 cá nhân có nhiều thành tích
trong hoạt động quảng bá.
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM kêu gọi đội
ngũ văn nghệ sĩ, báo chí TP cùng cán bộ, đảng viên, hội
viên và các tầng lớp nhân dân TP tích cực hưởng ứng tham
gia hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ
thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Để từ đó sẽ ngày càng có
nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật góp
phần quan trọng trong xây dựng nền văn học, nghệ thuật,
báo chí cũng như văn hóa, con người TP và nước nhà.
Dịp này, TP.HCM sẽ trao tặng, vinh danh và biểu dương
30 tập thể, cá nhân đoạt giải đợt II (giai đoạn 2015-2020)
do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
THANH TUYỀN
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook