207-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứNăm10-9-2020
CÔNG TUẤN
T
ác phẩm nổi tiếng
Lôi
của nhà soạn kịch
Trung Quốc Tào Ngu
kể lại xung đột của một gia
đình phong kiến điển hình
vào những năm 1930, tái
hiện một thời kỳ đen tối, khi
mà giai cấp phong kiến bắt
tay với tư sản mại bản tạo ra
một chế độ xã hội kỳ quái.
Tấn trò đời và những
số phận lạc lối
Nhân vật Chu Phác Viên
là cậu ấm của một gia đình
giàu có, lỡ yêu cô đầy tớ Thị
Bình và có con trai tên Chu
Bình. Định kiến môn đăng
hộ đối đã đẩy người hầu gái
đến con đường tự tử cùng đứa
con thứ hai chỉ mới ba ngày
tuổi. Chu Phác Viên sau đó
lấy nàng Phồn Y xinh đẹp,
chỉ hơn đứa con chồng bảy
tuổi, sinh ra một người con
trai tên Chu Xung.
Thị Bình ôm đứa con đỏ
hỏn nhảy xuống sông quyên
sinh mà không chết, sau đó
gá nghĩa với một người cùng
khổ tên Lỗ Quý, sinh thêm
con gái Lỗ Tứ Phượng. Đứa
con thứ hai với Chu Phác
Viên lấy họ của cha dượng
tên Lỗ Đại Hải.
Hơn 20 nămsau, địnhmệnh
đưa đẩy Lỗ Quý và con gái
lại vào làm thuê cho nhà họ
Chu, còn Lỗ Đại Hải cũng
làm công nhân mỏ đá của
Phác Viên. Từ đây, những
bi kịch rối rắm liên tiếp xảy
ra trong căn nhà quyền thế
đương đại tái hiện sự bóc
lột và thảm sát kinh hoàng ở
vùng khai thác mỏ của Chu
Phác Viên, giúp khán giả có
thể hình dung rõ hơn về bối
cảnh xã hội tàn khốc.
Khán giả sẽ rất ấn tượng
với một Chu Phác Viên tàn
nhẫn và độc đoán qua những
cái trừngmắt, gằn giọng đáng
sợ của Hồ Minh Mẫn, để
rồi dịu lòng chia sẻ hơn với
người đàn ông đau khổ, cô độc
hoài vọng mối tình 30 năm
do Trung Trí diễn đoạn sau.
Phương Thảo nhỏ nhắn
vào vai Thị Bình thuộc thành
phần dưới đáy xã hội nhưng
đầy lòng tự trọng, mềm yếu
mà cương nghị tạo điểm nhấn
xuyên suốt cho màn đổi vai
của Hồ Xuân Trúc giàu biểu
cảm khi đổ gục trước tình yêu
bi kịch của hai đứa con ruột.
Người đàn bà đẹp Phồn Y
đắm say trong tình yêu điên
loạn mẹ kế - con chồng với
những tiếng cười đắng cay
đã giúp Thanh Ngô ghi nhiều
điểm cộng. Còn giọng Bắc
thú vị của Vân An lúc diễn
cảnh Phồn Y quằn quại ghen
tuông, khi bi lụy, cuồng nộ chỉ
mong có thể sống cuộc đời
của chính mình khiến người
xem yêu ghét lẫn lộn.
NSND Việt Anh chọn vai
Chu Bình cho gươngmặt lạnh
lùng Ma Ran Đô dễ gây trầm
trồ trong khán phòng cùng
nét diễn ngạo nghễ, phóng
túng, trái ngược với tâm
trạng hối lỗi, dằn vặt và chỉ
mong trốn chạy do Hoàng
Trọng thủ vai.
Khán giả sẽ yêu nhiều Lỗ
Tứ Phượng của Lê Phúc Hậu
ngây thơ chìm đắm trong tình
trường của một cô gái mới 18
tuổi với đài từ truyền cảm.
Cậu ba Chu Xung trong
sáng nhất qua diễn xuất của
Thái Sơn và Phạm Bình, hay
nhân vật Lỗ Đại Hải ngang
tàng và nghĩa khí của Trọng
Vĩ và Phú Hưng,... sẽ đưa
khán giả đi hết ngạc nhiên
này đến bất ngờ khác.•
Lôi Vũ
tái xuất ấn tượng
sau 30 năm
Sự thăng hoa của
thầy trò đạo diễn
Đạo diễn NSND Việt Anh và
trợ giảngNgọcTưởng đã nhào
nặn
Lôi Vũ
thêmnhữngnétmới
lạ hơn so với phiên bản 1988.
Vởdiễnkhóđãbuộc cácdiễn
viên trẻ phải dùng hết nội lực,
từ thần thái, hình thể, tiếng
nói, biểu cảm,... để diễn tả nội
tâm của nhân vật. Những hậu
bối của thầy Việt Anh đã làm
rất tròn trịa.
Lôi Vũ
chính thức được công
diễn lúc 20 giờ thứ Sáu 11-9 tại
Sân khấu kịch Phú Nhuận.
Tiêu điểm
ngột ngạt và loạn luân đầy
tội lỗi.
Cậu hai Chu Bình bị người
mẹ kế Phồn Y hừng hực lửa
tình quyến rũ và dan díu với
nhau suốt một thời gian dài,
trước khi Chu Bình đem lòng
yêu Lỗ Tứ Phượng. Cả hai
yêu nhau mà không hề biết
họ là anh em cùng mẹ khác
cha. Cậu ba Chu Xung cũng
yêu Lỗ Tứ Phượng khiến cho
Phồn Y buộc phải gọi Thị
Bình lên trả con về. Bi kịch
dồn dập xảy ra chỉ trong một
đêmgiông tố bão bùng đã dẫn
đến cái chết thê thảm của Lỗ
TứPhượng, ChuXung vàChu
Bình, hai người vợ của Chu
Phác Viên hóa điên...
Những năm 1990, cả nước
có đến năm đơn vị cùng dựng
vở
Lôi Vũ
. Nhưng ăn khách
nhất là sàn kịch
Lôi Vũ
của
đạo diễn Hoa Hạ. Dàn diễn
viên trẻ mới ngoài 20 tuổi của
Sân khấu kịch 5B khi ấy như
Hữu Châu, HồngVân, Thanh
Thủy, Quốc Thảo, Phương
Linh, Minh Hải bên cạnh các
tiền bối ViệtAnh, Thành Lộc,
MinhTrang nổi như cồn trong
suốt ba năm liền.
Lửa nghề của một
thế hệ diễn viên trẻ
yêu sân khấu
Nguyên tác
Lôi Vũ
của Tào
Ngu có tám nhân vật nhưng
“nhà phép thuật Ba Ram” sở
hữu đến 16 diễn viên. Và với
nghệ thuật sắpđặt tài tình, nghệ
sĩViệtAnh đã giúp họ nâng đỡ
nhau lột tả đầy đủ qua những
sắc thái đa dạng trongdiễnbiến
tâm lý phức tạp của nhân vật.
Mở màn
Lôi Vũ
2020 đầy
hình tượng với cảnh múa
Vai người đàn bà
đẹp Phồn Y đắm say
trong tình yêu điên
loạn mẹ kế - con
chồng với những
tiếng cười đắng
cay đã giúp Thanh
Ngô ghi nhiều điểm
cộng.
ĐẶNG TRUNG
S
au trận lũ ấy, nhiều chính sách hỗ trợ
cho đồng bào ảnh hưởng vì bão số 3
được triển khai khẩn cấp, trong đó có
việc phải tìm ngay một nơi ở mới an toàn cho
đồng bào. Tuy nhiên, tiền hỗ trợ về chậm.
Đến nay những khu nhà tái định cư dù đã
mọc lên giữa núi rừng nhưng còn thiếu thốn
đủ đường và nhiều người dân chưa chuyển
đến được nơi an toàn.
Nghe mưa là chạy
Cuối tháng 8-2020, chúng tôi trở lại huyện
biên giới Mường Lát sau một năm nơi này
hứng chịu trận lũ kinh hoàng hồi tháng
8-2019. Tàn tích sau trận lũ lịch sử ấy là
những ngôi nhà, phận người vùi trong đất.
Đến nay núi rừng nơi này đã phủ một màu
xanh của sự sống nhưng vẫn còn đó nỗi ám
ảnh trong tâm trí của bao lớp người nơi đây
bị thiệt hại nặng nề do lũ gây ra.
Những bản làng người Thái, người Mông
chênh vênh, vắt vẻo bên các sườn núi ẩn hiện
mình giữa lớp sương sớm mây mù. Từ trên
cao nhìn xuống, những ngôi nhà nhỏ bé như
những bao diêm mà chỉ cần một trận mưa
đêm cũng có thể khiến những ngôi nhà ấy
bị vùi lấp bất kể lúc nào.
Chúng tôi đến nhà của ông Sung Xáy Pó (65
tuổi) nằmgiữa lưng chừng núi bản Chim. Ngôi
nhà nằm trong diện có nguy cơ bị sạt lở cao, bắt
buộc phải di dời đến khu tái định cư mới. Ông
Pó đang ngồi bóc những củmăng rừng vừa đào
từ chiều hôm trước, nói với tôi: “Cán bộ ơi, nửa
nămrồi chúng tôi vẫn háo hức về nơi ởmới lắm.
Vì về đó sẽ an toàn, ngủ sẽ ngon lắm.
Nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa thể về
được vì không có điện, đường sá chênh vênh
khó đi và tiền hỗ trợ nhà ở sau lũ vẫn còn
ở mãi trên tỉnh. Ở đây ngó rứa chứ mưa là
đồng bào phải chạy đến nơi khác, không dám
ở lại vì sợ núi đổ xuống là vùi
lấp hết nhà cửa của chúng tôi”.
Nhà anh Sung Văn Chá (31
tuổi) ở bản Chim bị sập và vùi
lấp hoàn toàn sau trận lũ. Sau
đó anh được Nhà nước hỗ trợ
300 triệu đồng để đến nơi ở
mới an toàn hơn. Trong khoảng
thời gian tìm nơi ở mới và xây
dựng nhà cửa, gia đình anh
phải đi ở nhờ bà con trong một
thời gian dài. “Đến nay dù về nơi ở mới rồi
nhưng chúng tôi mới chỉ nhận 60% tiền hỗ
trợ, trong khi không có điện, đường không
thành đường. Vì thế, cuộc sống của đồng bào
chúng tôi vốn dĩ khó khăn lại càng khó khăn
hơn” - anh Chá tâm sự.
Tái định cư ba không
Sau trận lũ tháng 8-2019, huyện Mường
Lát thống kê có ba bản với 156 hộ dân bị
ảnh hưởng của cơn bão số 3 sẽ được bố trí
tái định cư, bao gồm bản Nà Ón (xã Trung
Lý) có 54 hộ, bản Chim (xã Nhi Sơn) có 52
hộ và bản Xim (xã Quang
Chiểu) có 48 hộ.
Tại thời điểm đó, kinh phí
hỗ trợ nhà ở bị thiệt hại do
mưa lũ gây ra đối với 30 ngôi
nhà bị sập hoàn toàn với mức
chi trả là 300 triệu đồng/nhà;
12 nhà bị thiệt hại rất nặng
được hỗ trợ 200 triệu đồng/
nhà; 15 nhà bị thiệt hại nặng
là 100 triệu đồng/nhà; nhà
thiệt hại một phần dưới 30% và nhà di dời
khẩn cấp là 40 triệu đồng/nhà.
Ông Lương Văn Xích, Bí thư Đảng ủy xã
Nhi Sơn (Mường Lát), cho biết: “Hiện nay
khu tái định cư bản Chim chưa có điện, đường
dẫn đến bản tái định cư còn khó khăn lắm
Phậnngười chạy lũởMườngLát
“Tôi mong cấp trên
sớm hỗ trợ, hoàn
thiện khu tái định
cư để người dân có
điện, có đường, có
tiền để sớm về nơi ở
mới an toàn.”
Ông
Lương Văn Xích
Nhà cửa, tài sản cả đời
người đồng bào chắt chiu
gầy dựng nhưng chỉ trận
lũ kinh hoàng hồi tháng
8-2019 ở huyện biên giới
Mường Lát (ThanhHóa),
nhiều gia đình rơi vào
cảnh trắng tay.
Năm1988, vở
kịch
Lôi Vũ
ramắt công
chúng gây sốt
với cả ngàn
suất diễn và
phải đến 30
năm sau, vở
kịch kinh
điển nàymới
được dựng lại
bởi bàn tay
tài hoa của
NSNDViệt
Anh, dưới sự
khắc họamới
lạ của dàn
diễn viên trẻ.
Mẹ con Thị Bình và Lỗ Tứ Phượng trong trong phiên bản
Lôi Vũ
tái xuất. Ảnh: CT
Hồ sơ - Phóng sự
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook