207-2020 - page 14

14
TRÚCPHƯƠNG
P
hản ánh đến
Pháp Luật
TP.HCM
, một số người
dân ở khu dân cư Tắc
Cá Cháy, ấp Doi Lầu, xã
An Thới Đông, huyện Cần
Giờ, TP.HCM cho biết từ
cuối tháng 7, hàng trăm hộ
nơi đây phải chịu cảnh thiếu
thốn nước ngọt nghiêm trọng.
Người dân phải mua từng
mét khối nước, xài chắt chiu
từng giọt nước.
Tiền mượn được, nước
không mượn được
Vừa loay hoay cọ rửa các lu,
thùng nhựa, anh Đỗ Hải Nam
(ngụ khu dân cưTắcCáCháy)
vừa chia sẻ: “Hiện gia đình tôi
phải dùng nước mưa vì nước
ngọt hết sạch. Tôi phải chuẩn
bị sẵn lu, thùng nhựa để mưa
xuống làhứngđượcnướcngay.
Bà con ở đây ai cũng phải làm
vậy mới có nước xài”.
Anh Nam cho biết thời
gian trước, khu dân cư Tắc
Cá Cháy vẫn có nước ngọt
để sử dụng. Người dân mua
nước từ một hộ kinh doanh
cấp nước do bà Trần Thị Diên
làm chủ với giá khoảng 5.000
đồng/m
3
.
Tuy nhiên, đến cuối tháng
7 thì bà Diên ngừng cấp nước
cho khu vực trên. Từ đây, hàng
trăm hộ dân phải khốn đốn
vì thiếu nước ngọt sử dụng.
“Tôiphảimuanướctừnhững
người bán lẻ khác với giá
100.000 đồng/m
3
nhưng phải
mua từhai khối thì họmới bán.
Gia đình tôi phải hứng nước
mưa để xài vì tiền mua nước
ngọt quá cao” - anh Nam nói.
Cùngấpvới anhNamnhưng
nhà anh Nguyễn Thái Phong
lại nằm sâu trong rẫy, đường
vào nhà nhỏ hẹp, xe chở nước
không vào được. Muốn mua
nước sạch cũng khó, gia đình
anh Phong phải hứng nước
mưa để sử dụng.
Theo anh Phong, nướcmưa
lấy được cũng không nhiều
và chỉ dùng để giặt giũ, tắm
rửa. Nếu muốn uống hay đun
nấu thức ăn, anh Phong phải
mua từng bình nước lọc 21
lít về dùng.
“Gia đình tôi bốnngười,một
tháng nay chỉ dám dùng đúng
1 m
3
nước ngọt còn sót lại từ
lúc trước. Nay nước ngọt sắp
hết, nước mưa chưa có, khổ
vô cùng” - anh Phong lo lắng.
Cùnghoàncảnh trên, bàTrần
ThịMai ở ấpDoi Lầu than thở:
“Gia đình tôi có đến 10 người,
do khan hiếm nước dùng nên
phải tận dụng tối đa; nước rửa
rau,vogạophảilấylạilàmnước
rửa chén. Người trong nhà hai
ngày mới dám tắm một lần.
Thiếu tiền còn dễ mượn chứ
thiếu nước ai cũng thiếu nên
không mượn ai được”.
Cuối năm sẽ có
đường ống cấp nước
vào ấp Doi Lầu
Ngày 3-9, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Nguyễn
VănNam, Chủ tịchUBNDxã
An Thới Đông, cho biết khu
dân cư Tắc Cá Cháy được
hình thành từ năm 2004.
Từ cuối tháng 7, ấpDoi Lầu
bao gồm khu dân cư Tắc Cá
Cháy đã xảy ra tình trạng thiếu
nước ngọt. Hiện khu vực này
chưa được cấp nước trực tiếp
từ Tổng Công ty Cấp nước
Sài Gòn (Sawaco). Tính riêng
khu dân cư Tắc Cá Cháy có
289 hộ bị thiếu nước.
Theo ông Nam, nguyên
nhân tình trạng thiếu nước
là do các sà lan chở nước bị
hư hỏng, phải sửa chữa nên
không thể chở nước cung cấp
cho các hộ dân.
Ngày 24-7, UBND xã An
Thới Đông đã có báo cáo
khẩn đến UBND huyện Cần
Giờ về tình trạng thiếu nước
ngọt ở ấp Doi Lầu. Đồng
thời, UBND xã đã vận động
Bỏ tiền túimua nước chobà condùng
Một số người
dân ở khu Tắc Cá
Cháy, ấp Doi Lầu
chobiếtnhữnglúc
khan hiếm nước
ngọt, vợ chồng
chị Lâm Thị Tuyết
Nhung ở cùng ấp
đã tự bỏ tiềnmua
nước ngọt phát miễn phí cho các hộ dân.
Vợ chồng chị Nhung không chỉ đi xamua nướcmà còn
dùng xe của gia đình chởnước đếnphát cho từnghộdân.
Trao đổi với chúng tôi, chị Nhung
(ảnh)
chia sẻ: “Thấy
bà con ai cũng khổ vì tình trạng thiếu nước ngọt nên
mình có chút dư giả thì giúp đỡ bà con. Muốn có nước
giá rẻ thì mình chịu khó đi xa chút, qua xã khác mua
với giá 30.000 đồng/m
3
rồi về phân phát miễn phí cho
bà con dùng. Mỗi lần mua chỉ chở được khoảng 20 m
3
.
Trong thời gian tới, nếu xảy ra tình trạng thiếu nước
ngọt thì vợ chồng tôi sẽ tiếp tụcmua nước giúpđỡbà con
thôi. Ai có lòng hảo tâmgóp sức thì càng tốt, để có thêm
nhiềunước sạchđếnvới người dân”- chị Nhungvui vẻnói.
Bạn đọc -
ThứNăm10-9-2020
“UBND huyện đang
xây dựng mạng
lưới dẫn nước của
Sawaco trên toàn
huyện, sớm giải
quyết tình trạng
thiếu nước cho người
dân” - ông Hồ Văn
Bình, Phó Trưởng
phòng Quản lý đô
thị UBND huyện
Cần Giờ.
Cần Giờ: Hàng trăm hộ dân khổ sở
vì thiếu nước ngọt
Gần 300 hộ dân ở xã AnThới Đông, huyện CầnGiờ phải chịu cảnh thiếu nước ngọt do việc cấp nước
không ổn định.
Công ty Công ích huyện Cần
Giờ hỗ trợ 185 m
3
nước phát
miễn phí cho 289 hộ dân bị
thiếu nước tại khu dân cư Tắc
Cá Cháy.
Ông Hồ Văn Bình, Phó
Trưởng phòng Quản lý đô thị
UBND huyện Cần Giờ, cho
biết ngay khi nhận được báo
cáo của UBND xã An Thới
Đông, UBND huyện đã chỉ
đạo kiểm tra, đôn đốc việc sửa
chữa các sà lan chở nước. Hiện
công tác sửa chữa đã hoàn tất,
nước ngọt đã được chở về bồn
chứa để bơm vào đường ống
cấp cho người dân.
Cũng theo ông Bình, từ
năm 2011, Sawaco đã đầu tư
đường ống dẫn nước từ huyện
Nhà Bè đến trung tâm huyện
Cần Giờ. Hiện các đường ống
nhánh đến các xã, khu vực dân
Những lu đất đựng nướcmưa nhà anhNamsắp cạn nước. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
cư nằm sâu trong rừng đang
được đầu tư. Riêng tuyến
ống dẫn nước của Sawaco
dọc đường Lý Nhơn vào ấp
Doi Lầu và khu dân cư Tắc
Cá Cháy sẽ được hoàn thành
cuối năm 2020.
“UBND huyện đang xúc
tiến xây dựng mạng lưới dẫn
nước của Sawaco trên toàn
huyện, sớm giải quyết tình
trạng thiếu nước cho người
dân” - ông Bình nói.
Đến chiều 4-9, một số
người dân ở khu dân cư Tắc
Cá Cháy cho biết đã được
cấp nước trở lại.
Người dân nơi đây đã tạm
bớt lo thiếu nước nhưng
mong muốn cơ quan chức
năng sớm làm xong đường
ống dẫn nước để không lặp
lại tình trạng này.•
Ngày 7-9,
Pháp Luật TP.HCM
đăng tải bài viết
“Gọi
số giả hotline Tiki, 5 phút mất 100.000 đồng”
về tình
trạng nhan nhản những số hotline giả danh Tiki để trục
lợi bất chính từ người dùng. Trong đó có các số
tổng đài
19006784,
1900088812
(ảnh).
Song song đó, chúng tôi phản ánh sự việc trên đến Sở
TT&TT TP.HCM để sớm xử lý các hotline mạo danh.
Chiều 8-9, trao đổi cùng
Pháp Luật TP.HCM
, ông Nguyễn
Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở TT&TT TP.HCM, cho biết sở
đã liên hệ cùng Công ty cổ phần Viễn thông FPT (gọi tắt là
FPT) để làm rõ về các đầu số hotline mạo danh.
Theo ông Thọ, FPT là đơn vị trung gian cung cấp hai đầu số
hotline 19006784 và 1900088812 (các hotline giả danh Tiki).
Do đó, Sở TT&TT yêu cầu FPT rà soát và cung cấp thông
tin về các doanh nghiệp đang sở hữu hai đầu số hotline trên.
Cũng theo ông Thọ, qua phản ánh cho thấy các hotline
giả danh có hành vi không cung cấp thông tin về giá cước
khi người sử dụng gọi điện thoại đến tổng đài dịch vụ.
Đồng thời, các hotline này cố tình
kéo dài thời gian để người gọi
phải trả phí gọi cao.
Hành vi này sẽ bị xử phạt 50-
70 triệu đồng theo khoản 3 Điều
95 Nghị định 15/2020.
“Trên cơ sở thông tin đơn vị
FPT cung cấp, Sở TT&TT sẽ
làm việc và xử lý nghiêm đối
với các doanh nghiệp sở hữu
các hotline giả danh, thu lợi bất
chính. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, chúng tôi sẽ
tiến hành thu hồi các hotline trên” - ông Thọ nói.
Về đầu số hotline 1900 thường gặp, ông Thọ nói thêm
đây là các đầu số được sử dụng trong dịch vụ cung cấp
thông tin, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp, tổ
chức. Với đầu số 1900, người gọi phải trả phí.
Quy định pháp luật yêu cầu chủ sở hữu các đầu số 1900
phải có trách nhiệm cung cấp mức
giá cước cho người sử dụng. Mức
phí gọi từ 1.000 đến 15.000 đồng
tùy theo lựa chọn của chủ sở hữu.
Khi người dùng gọi đến đầu
số 1900, đơn vị sở hữu buộc cài
đặt hộp thoại tự động dài 10 giây
(miễn phí) nêu rõ về cước phí,
chức năng của tổng đài… Sau khi
hộp thoại kết thúc, thời gian gọi
mới bắt đầu tính.
“Nhiều người dân chưa hiểu rõ tính năng của các
đầu số hotline cộng thêm tâm lý nóng vội nên sẽ sập bẫy
các tổng đài giả danh. Người dùng nên tìm kiếm các số
hotline trên website chính thức của doanh nghiệp. Khi gọi
đến các số hotline, nếu không có hộp thoại cung cấp cước
phí thì nên ngừng thực hiện cuộc gọi ngay” - ông Thọ
khuyên.
TRÚC PHƯƠNG
SởTT&TT: Sẽ xử các hotline giảdanh
Sở TT&TT sẽ tiến hành xử lý hai đầu số hotline giả danh Tiki, trục lợi người dùng.
Phản hồi
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook