207-2020 - page 16

16
VĨ CƯỜNG
H
ôm9-9,Hộinghịbộtrưởng
ngoại giao ASEAN lần
thứ 53 (AMM-53) doBộ
trưởng Ngoại giao Việt Nam
Phạm Bình Minh chủ trì đã
chính thức khai mạc thông
qua hình thức trực tuyến với
sự tham dự của 28 đoàn các
nước thành viên và đối tác.
Sau AMM-53 đến hết
ngày 12-9 sẽ lần lượt diễn
ra thêm một số hội nghị cấp
bộ trưởngASEAN khác như
Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF) lần thứ 27, Hội nghị
cấp cao Đông Á (EAS) lần
thứ 10 hay Hội nghị bộ
trưởng ngoại giao ASEAN
cùng ba đối tác Trung Quốc
(TQ), Hàn Quốc và Nhật
(ASEAN+3) lần hai.
TìnhhìnhđạidịchCOVID-19
và ảnh hưởng tiêu cực của
nó lên kinh tế và xã hội các
nước ASEAN cũng là một
vấn đề yêu cầu toàn khối
phải nhanh chóng phối hợp
giải quyết.
ASEAN giữa cạnh
tranh Mỹ - Trung
Trả lời phỏng vấn của hãng
tin
Reuters
một ngày trước
đó, Ngoại trưởng Indonesia
Retno Marsudi đã lên tiếng
cảnh báo cả Washington lẫn
Bắc Kinh đừng nên tìm cách
lôi kéoASEAN vào cuộc đối
đầu giữa hai cường quốc này.
Ông khẳng địnhASEANkiên
quyết giữ vững lập trường
trung lập, không chọn phe
và kêu gọi các bên có mâu
thuẫn tìm cách đối thoại,
đàm phán trong hòa bình.
Mở đầu bằng tuyên bố bác
bỏ yêu sách chủ quyền phi
lý ở Biển Đông của TQ vào
tháng 7, Mỹ thời gian qua
dồn dập gây sức ép với Bắc
Kinh bằng hàng loạt động
thái cứng rắn trên nhiều
lĩnh vực. Gần đây nhất, Bộ
sẽ thể hiện rõ nét trong nội
dung Hội nghịAMM-53. Trả
lời tờ
South China Morning
Post
, TS Collin Koh thuộc
Trường Nghiên cứu quốc tế
S. Rajaratnam (Singapore)
nhận định ASEAN nên bám
sát vào thế mạnh của mình
là một khối luôn yêu chuộng
hòa bình và xem thượng tôn
pháp luật là kim chỉ nam
giải quyết những vấn đề ở
Biển Đông. Theo chuyên
gia này, ưu tiên trước mắt là
ASEAN nên đẩy nhanh tiến
độ của quá trình đàm phán
Bộ quy tắc ứng xử về Biển
Đông (COC) và đánh giá lại
tính hiệu quả của tiến trình
thực thi Tuyên bố về ứng xử
của các bên về Biển Đông
(DOC). Trước kịch bản Biển
Đông có thể sẽ trở thành
tâm điểm của cuộc đối đầu
quân sự Mỹ - Trung, đây là
hai văn bản pháp lý quan
trọng để tạo cơ chế kiểm
soát hành vi cần thiết cho
các bên hoạt động ở vùng
biển này.
Hai trở ngại lớn nhất mà TS
Collin Koh cho rằngASEAN
cần phải vượt qua là làm sao
để không rơi vào các chiêu
trò gây chia rẽ của TQ, như
đề xuất đối thoại đơn phương
từng nước có tranh chấp là
để thị uy bằng sức mạnh kinh
tế - quốc phòng. Ông cũng
cho rằng ASEAN cần đoàn
kết để thống nhất tầm nhìn
chung cho một Biển Đông
hòa bình, ổn định cho mọi
quốc gia, đúng như mục tiêu
“không để ai bị bỏ lại phía
sau” mà ASEAN theo đuổi.
Về phía Mỹ, các bộ trưởng
tham gia AMM-53 nên đối
thoại và kêu gọi nước này hạ
nhiệt căng thẳng với TQ và
kiềm chế các hoạt động quân
sự trong vùng. Cần làm rõ
là ASEAN vẫn mong muốn
tăng cường quan hệ hợp tác
quốc phòng với Mỹ nhưng
chỉ dừng ở mức đảm bảo an
ninh khu vực và Washington
cần tôn trọng ý nguyện của
khối. Ưu tiên lớn nhất vẫn
là mở rộng hợp tác kinh tế
và Mỹ có thể tăng cường
đầu tư vào Đông Nam Á.
Trên thực tế, đầu tư kinh
tế về dài hạn sẽ giúp ích
ASEAN nhiều hơn là các
khoản viện trợ quốc phòng
vì khi đó các nước này sẽ
có tiềm lực để phản ứng lại
các hành vi khiêu khích của
TQ. Một Đông Nam Á đủ
lực đương đầu với TQ dĩ
nhiên cũng sẽ mang lại lợi
ích choMỹ, phù hợp với mục
tiêu của chiến lược Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương
tự do và rộng mở mà không
cần các đợt triển khai quân
sự đầy rủi ro. •
Quốc tế -
ThứNăm10-9-2020
Thương mại Mỹ ngày 26-8
đã công bố danh sách 24 công
ty TQ bị trừng phạt do “hỗ
trợ Bắc Kinh xây dựng và
quân sự hóa các đảo nhân
tạo chiếm đóng trái phép ở
Biển Đông”. Hàng loạt cuộc
tập trận giữa Mỹ và các đồng
minh, đối tác cũng được tổ
chức với cuộc tập trận chung
30 nước vành đai Thái Bình
Dương (RIMPAC) vừa kết
thúc hôm 31-8.
Về phía TQ, các báo cáo
về việc TQ tông chìm tàu cá,
đưa tàu khảo sát xâm phạm
vùng đặc quyền kinh tế các
nước liên tiếp xuất hiện trong
nhiều tháng qua. Đỉnh điểm
là vụ phóng hai tên lửa đạn
đạo đối hạm DF-26B và
DF-21D ra vùng biển phía
đông nam tỉnh Hải Nam và
quần đảo Hoàng Sa thuộc
chủ quyền của Việt Nam
ngày 26-8 để “dằn mặt” lực
lượng Mỹ ngoài thực địa.
Đáng ngạc nhiên hơn là
sau tất cả hành động đe dọa
ổn định khu vực, vi phạm
luật pháp quốc tế nói trên,
TQ vẫn còn muốn lôi kéo
ASEAN bằng những lời
cam kết hợp tác cùng phát
triển hướng tới thịnh vượng
chung. Đơn cử, tờ
Hoàn Cầu
Thời Báo
đưa tin trong cuộc
gặp đại sứ các nướcASEAN
ngày 4-9, Thứ trưởng Ngoại
giao TQ La Chiếu Huy tuyên
bố chính Mỹ mới là nước
gây rối ở Biển Đông, kêu
gọi ASEAN hợp tác với
Bắc Kinh thúc đẩy cái gọi
là “hòa bình, ổn định và tự
do thương mại, chủ nghĩa
đa phương”, những giá trị
mà Bắc Kinh đã chứng minh
hết lần này đến lần khác là
sẽ sẵn sàng gạt bỏ nếu có
lợi ích riêng.
ASEAN cần có
lối đi riêng
Là một tổ chức trung tâm
của khu vực với vị thế ngày
càng vững chắc trên trường
quốc tế, ASEAN chắc chắn
phải có hướng đi riêng và lập
trường này nhiều khả năng
Bộ trưởngNgoại giao PhạmBìnhMinh chủ trì Hội nghị AMM-53 trực tuyến tại thủ đôHàNội ngày 9-9.
Ảnh: REUTERS
Trong buổi tiếp xúc với một số đại diện truyền thông
Nga ngày 8-9 ở thủ đô Minsk (Belarus), Tổng thống
Belarus Alexander Lukashenko
(ảnh)
đã lên tiếng thừa
nhận có lẽ ông đã ngồi ở vị trí lãnh đạo “hơi lâu một
chút”. Tuy nhiên, ông Lukashenko cũng nói chỉ có ông
mới bảo vệ được đất nước trước các mối đe dọa hiện nay,
theo hãng tin
Sputnik
.
Cụ thể, nhà lãnh đạo này ám chỉ làn sóng biểu tình phản
đối ông ở Belarus thực chất là do Mỹ đạo diễn thông qua
một số chính quyền một số nước xung quanh như Ba Lan
hay Cộng hòa Czech. Một nhóm nhỏ thuộc tầng lớp “tiểu
tư sản Belarus” có tham vọng quyền lực cũng ngấm ngầm
mở đường tiếp tay cho Washington.
Hiện ông Lukashenko là tổng thống tại nhiệm lâu nhất
Belarus nói riêng và toàn châu Âu nói chung khi đã lãnh
đạo năm nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1994 đến nay.
Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 9-8, ông
Lukashenko tiếp tục giành chiến thắng áp đảo, thu được
hơn 80% phiếu ủng hộ và giành thêm nhiệm kỳ thứ sáu.
Dù vậy, chiến thắng này khiến người dân phẫn nộ, cáo
buộc ông gian lận bầu cử và xuống đường biểu tình yêu
cầu nhà lãnh đạo này từ chức.
PHẠM KỲ
COVID-19 cũng phủ bóngHội nghị ASEAN
Ngoài căng thẳngMỹ -Trung, Hội nghị AMM-53 cũngdiễn
ra giữa lúc tình hình đại dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến
phức tạp với tác động tiêu cực lên kinh tế - xã hội của các
nước ASEAN. Một số nước như Philippines hay Indonesia
vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới mỗi ngày ở mức hơn 3.000
cùng số trường hợp tử vong mỗi ngày tới ba con số.
Đài
Al Jazeera
dẫn lời một quan chức ASEAN cho biết các
bộ trưởng dự kiến sẽ thảo luận về kế hoạch lập một quỹ tài
chính chung nhằm hỗ trợ những thành viên chịu thiệt hại
nặng nhất thông qua hình thức viện trợ vật tư y tế. Hiện đã
có Thái Lan tuyên bố sẽ góp khoảng 100.000 USD vào quỹ
này trong khi các nước còn lại sẽ thông báo sau. Các nước
đối tác như Nhật, Hàn Quốc và TQ dự kiến cũng sẽ tham
gia đóng góp vào quỹ.
Phải tiếp tục xây dựng lòng
tin giữa các kênh trao đổi liên
quốc gia ASEAN và đặc biệt
là thúc đẩy vai trò trung tâm
của khối. Bên cạnh đó, mục
tiêu hàng đầu là phải đảmbảo
quyền, lợi ích chính đáng của
những thành viên ven biển.
Chủ tịch Hạ viện Indonesia
PUAN MAHARANI
Tiêu điểm
ASEAN cần đoàn
kết để thống nhất
tầm nhìn chung
cho một Biển Đông
hòa bình, ổn định
cho mọi quốc gia -
đúng như mục tiêu
“không để ai bị bỏ
lại phía sau”.
ASEAN họp: Cơ hội thể hiện
sự độc lập trước Trung Quốc, Mỹ
Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 53 diễn ra giữa lúc quan hệMỹ - Trung xuống cấp
nghiêm trọng và đặc biệt căng thẳng ở BiểnĐông.
ÔngLukashenko thừanhận làmtổng thốngBelarus “hơi lâu”
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook