207-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứNăm10-9-2020
Sách giáo khoa lớp 1 bắt buộc
chỉ 8 cuốn
NGUYỄNQUYÊN-HÀPHƯỢNG
N
ăm học 2020-2021 là
năm đầu tiên thực hiện
chương trình giáo dục
phổ thông 2018. Với năm bộ
sách giáo khoa (SGK) khác
nhau cùng rất nhiều sách
tham khảo, sách bài tập như
một ma trận khiến phụ huynh
lúng túng.
Trong khi đó, một số trường
lại nhập nhèm giữa sách bắt
buộc, sách mang tính bổ trợ.
Vì thế, nhiều gia đình đã tốn
rất nhiều tiền đề mua sách vở
đầu năm cho con nhưng lại
không thể sử dụng hết.
Không sử dụng
vở bài tập
Phản ánh đến báo chí, nhiều
phụ huynh cho biết khi đi làm
hồ sơ nhập học cho con, họ
đều được giáo viên giới thiệu
mua trọn bộ sách tại trường.
Cứ nghĩ mua tại trường cho
tiện nhưng khi biết được giá
tiền, phụ huynh đều choáng
vì mỗi bộ như thế gồm SGK,
sách bài tập, bộ học cụ, tiếng
Anh lên đến 700.000 đồng. Dù
tốn nhiều tiền để mua nhưng
một số phụ huynh cho rằng
có những cuốn sách không
biết để làm gì.
“Chẳng hạn cuốn Giáo dục
thể chất và Hoạt động trải
nghiệm.Đây làmôn thựchành,
nếu có cần sách vở gì đó thì
chỉ có thể là sách hướng dẫn
cho giáo viên chứ không phải
cho trò” - chị QT, phụ huynh
có con học lớp 1 băn khoăn.
CôNH, giáoviênmột trường
tiểu học, cho biết hầu như
trong lớp cô không sử dụng
vở bài tập. Trong các vở bài
tập, cuốn vở bài tập về hoạt
động trải nghiệm cô thấy
không có tác dụng với học
sinh. “Giáo viên có thể dựa
vào cuốn vở bài tập để thiết
kế những hoạt động cho học
sinh sao cho phù hợp. Còn học
sinh thì không cần thiết, mua
về bản thân các em cũng khó
thực hành. Mất tiền lại không
sử dụng gây nên lãng phí”.
Thực tế, một số trường tiểu
học cũng không sử dụng vở
bài tập trong quá trình dạy.
Hiệu trưởng Trường Tiểu
học Triệu Thị Trinh, quận 10
cho biết trong năm học này
nhà trường lựa chọn các môn
thuộc bộ sách
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
.
Riêng bộ sách
Cánh diều
có sách giáo khoa điện tử
nên thuận lợi cho phụ huynh
có kỹ năng định hướng công
nghệ thông tin cho các con.
Hiện nay, trong các tiết dạy
trường sử dụng SGK theo
quy định. Về vở viết chỉ sử
dụng hai quyển vở toán và
tiếng Việt theo chỉ đạo của
Sở GD&ĐT TP.HCM.
“Trong tiết dạy không sử
dụng vở bài tập vì trong SGK
cũng đã có nội dung tương tự.
Những cuốn sách tham khảo
và vở bài tập nếu phụ huynh
có điều kiện có thểmua để con
luyện tập thêm ở nhà. Những
vấn đề này đều đã được giáo
viên chủ nhiệm lớp 1 trao đổi
kỹ với phụ huynh trong ngày
tựu trường” - vị này nói thêm.
Đề cập đến vấn đề này, ông
NguyễnVănGiàu,Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Hồng Đức,
quận 8, cho biết nhà trường
cũng giới thiệu sách để phụ
huynh mua sao cho giống với
bộ SGK trường chọn. Tuy
nhiên, khi trao đổi với phụ
huynh, trường đều nói rõ phụ
huynh chỉ cần mua SGK, còn
sách bài tập và những tài liệu
khác chỉ mang tính bổ trợ.
“Những em nào đã mua
vở bài tập sẽ không phải sử
dụng vở ô ly. Còn những em
nào sử dụng vở ô ly sẽ không
Ngoài những SGK
chính thức này,
những tài liệu khác
đều là bổ trợ tham
khảo cho học sinh,
phụ huynh có thể tự
mua sắm theo nhu
cầu thực tế và quyền
tự chọn, không bắt
buộc.
cần phải làm vở bài tập vì nó
không cần thiết. Học sinh chỉ
cần học kỹ trong SGK là đã
có thể nắm đủ kiến thức vì
khi nghiên cứu lựa chọn SGK
là nghiên cứu trên sách chứ
không có vở bài tập” - ông
Giàu nói thêm.
Chỉ có sách giáo khoa
là bắt buộc
Trưa 9-9, Sở GD&ĐT
TP.HCMđã ban hành văn bản
về trang bị SGK và tài liệu
tham khảo trong trường tiểu
học. Theo đó, SGK là tài liệu
bắt buộc sử dụng trong dạy
học theo chương trình giáo
dục phổ thông cấp tiểu học
được bộ trưởng Bộ GD&ĐT
quy định.
Nhà trường trang bị tài liệu
tham khảo phục vụ cho hoạt
động giảng dạy và nghiên
cứu của giáo viên; khuyến
khích giáo viên sử dụng tài
liệu tham khảo để nâng cao
chất lượng giáo dục.
Mọi tổ chức, cá nhân không
được ép buộc học sinh phải
mua tài liệu tham khảo; phụ
huynh, học sinh tự mua sắm
theo nhu cầu thực tế và quyền
tự chọn, không bắt buộc.
Về vấn đề này ông Thái
Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo
dục tiểu học, cho biết theo
quy định bộ SGK lớp 1 theo
chương trình giáo dục 2018 có
támcuốn bắt buộc gồm: Tiếng
Việt, Đạo đức, Tự nhiên - xã
hội, Giáo dục thể chất, Hoạt
động trải nghiệm, Âm nhạc,
Mỹ thuật và sách Tiếng Anh
tự chọn và một môn tự chọn.
Ngoài những SGK chính
thức này, những tài liệu khác
đều là bổ trợ tham khảo cho
học sinh, phụ huynh có thể tự
mua sắm theo nhu cầu thực
tế và quyền tự chọn, không
bắt buộc.
Đây là năm đầu tiên triển
khai chương trình lớp 1 mới
ở các trường nên Bộ GD&ĐT
đã ban hành văn bản hướng
dẫn và thường xuyên nhắc
nhở, yêu cầu các nhà trường
cần thực hiện nghiêm, đúng
theo quy định.•
mà chỉ cần một trận mưa thôi là biệt lập với
bên ngoài. Nhiều người phải đi vay tiền, vay
xi măng, tấm lợp mái cho xong trước mùa
mưa lũ. Còn nhiều nhà chưa có tiền thì vẫn
phải đợi thôi.
Đặc biệt, ở Mường Lát vẫn còn trong mùa
mưa lũ nên người dân rất lo lắng. Vì thế, tôi
mong cấp trên sớm hỗ trợ, hoàn thiện khu
tái định cư để người dân có điện, có đường,
có tiền để sớm về nơi ở mới an toàn” - ông
Xích chia sẻ.
Chưa thể an cư
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Cao
Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường
Lát, cho biết: “Huyện thống kê tổng số tiền
hỗ trợ cho đồng bào là 15,4 tỉ đồng để xây
nhà, sớm ổn định chỗ ở cho bà con bị ảnh
hưởng sau trận bão số 3. Đến nay, người dân
bị ảnh hưởng mới được hỗ trợ hơn 60% với
khoảng 9 tỉ đồng.
“Hiện nay còn thiếu hơn 6 tỉ đồng nên tiến độ
có chậm đi, trong khi nhân dân không có tiền
làmnhà. Bởi nhiều gia đình đã trôi hết nhà, hết
cửa thì họ lấy đâu ra tiền nhưng chúng tôi vẫn
quyết tâm động viên bà con, các doanh nghiệp
hỗ trợ vào để họ làm. Đến nay thì về cơ bản
nhà cửa của người dân tại ba bản tái định cư đã
tạmổn nhưng còn thiếu điện, đường đi lại khó,
một phần tiền hỗ trợ cho bà con từ chính sách
hỗ trợ vẫn chưa đến tay người dân và họ vẫn
chưa thể an cư” - ông Cường trăn trở.
Bí thưHuyện ủy huyện
Mường Lát - ông HàVăn
Ca cho biết: “Hiện Tỉnh
ủy tỉnh Thanh Hóa đã có
công văn điều chỉnh cơ
chế nguồn kinh phí hỗ
trợ về nhà ở cho các hộ
dân có nhà bị thiệt hại do
cơn bão số 3 năm 2019
gây ra trên địa bàn huyện
Mường Lát. Theo đó,
Tỉnh ủy Thanh Hóa đã
thống nhất chủ trương
điều chỉnh cơ chế để hỗ
trợ nhà ở cho các hộ dân còn thiếu lấy từ
nguồn ngân sách nhà nước.
“Tỉnh ủyThanhHóa đã giao choUBND tỉnh
Thanh Hóa chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên
quan triển khai thực hiện theo quy định, sớm
hoàn thành việc xây dựng nhà ở, góp phần
ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ dân
vùng thiệt hại trên địa bàn huyện Mường Lát.
Hiện UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã giao
cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan, căn cứ kết luận của thường
trực Tỉnh ủy Thanh Hóa khẩn trương triển
khai thực hiện và có ý kiến báo cáo chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa” - ông Ca thông tin.•
Những đứa trẻ nghịch đất giữa vùng tái định cư bản Chim
còn đó bao ngổn ngang. Ảnh: ĐẶNGTRUNG
Ngôi nhà của Sung Xáy Pó (65 tuổi) nằmtrong diện nguy cơ sạt lở cao, bắt buộc phải di dời đến
khu tái định cưmới. Ảnh: ĐẶNGTRUNG
Phụhuynh tìmmua sách lớp1 cho con tại nhà sáchPhanHuy Ích, quậnGòVấp. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Những tài liệu khác đều là bổ trợ thamkhảo.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook