212-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Tư16-9-2020
NGUYỄNHIỀN
T
hời gian qua,
Pháp Luật
TP.HCM
nhận được
nhiều câu hỏi liên quan
đến việc tạm dừng đóng bảo
hiểm xã hội (BHXH) đối với
các doanh nghiệp (DN) chịu
ảnh hưởng COVID-19.
Để giải đáp những thắcmắc
trên, cơ quanBHXHTP.HCM
đã trả lời những trường hợp
cụ thể mà bạn đọc đã gửi.
Thủ tục tạm dừng
đóng bảo hiểm
. Bạn đọc
PhạmAnhDũng
hỏi:
Khách sạn của tôi có 90%
là khách nước ngoài. Tình
hình dịch bệnh như hiện nay
đã làm ảnh hưởng rất lớn đến
doanh thu của khách sạn. Xin
hỏi, DN tôi phải theo những
quy định nào để thực hiện thủ
tục tạmdừng đóng BHXHcho
nhân viên khách sạn?
+
BHXHTP.HCM
trả lời:
Trong trường hợp gặp khó
khăn do dịch COVID-19,
các đơn vị căn cứ tình hình
DN với các điều kiện hướng
dẫn theo Công văn 1511/
LĐTBXH-BHXH của Bộ
LĐ-TB&XH, Công văn số
15288/SLĐTB-XH của Sở
LĐ-TB&XHTP.HCMvàCông
văn số 992/BHXH-QLT của
BHXH TP.HCM để lập thủ
tục đề nghị tạm dừng đóng
vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Cơ quan BHXH TP.HCM
sẽ giải quyết tạm dừng đóng
vào quỹ hưu trí, tử tuất ngay
khi DN đủ điều kiện và lập
hồ sơ theo quy định.
. Bạn đọc
Nguyễn Mạnh
Hoàng
hỏi:
Các DN gặp khó
khăn do dịch COVID-19 phải
đáp ứng điều kiện nào để được
tạm dừng đóng vào quỹ hưu
trí và tử tuất? Ngoài ra, thời
hạn tạm dừng đóng hai quỹ
trên kéo dài đến khi nào?
+
BHXHTP.HCM
trả lời:
Việc tạm dừng đóng BHXH
vào quỹ hưu trí và tử tuất đối
với DN gặp khó khăn do dịch
COVID-19 rơi vào các DN
có từ 50% số lao động đang
tham gia BHXH phải tạm
thời nghỉ việc trở lên, hoặc
bị giảm trên 50% nguồn thu
nhập của DN.
Về thời gian giải quyết,
hiện nay, theo hướng dẫn
của BHXH Việt Nam thì đối
tượng, điều kiện và thời gian
tiếp tục tạm dừng đóng vào
quỹ hưu trí và tử tuất được
thực hiện cụ thể như sau:
- Đối với các DN gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19,
đã được giải quyết tạm dừng
đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất,
nay vẫn còn gặp khó khăn thì
được tiếp tục tạm dừng đóng
vào quỹ hưu trí và tử tuất, tối
đa đến hết tháng 12-2020.
- Đối với các DN mới
gặp khó khăn do đại dịch
COVID-19 mà đủ các điều
kiện tạm dừng đóng vào quỹ
hưu trí và tử tuất: Sẽ được giải
quyết tạm dừng đóng vào hai
quỹ nói trên theo quy định và
thời gian tạm dừng tối đa đến
hết tháng 12-2020.
Mức phạt cho việc
chậm đóng bảo hiểm
.Bạnđọc
ĐặngThịPhương
hỏi:
Hiện nay, theo quy định,
nếu chậmđóng tiền BHXH thì
cách tính phạt như thế nào?
Trên thực tế, đối với các đơn
vị thường xuyên tuân thủ việc
nộp tiền BHXH nhưng vì lý
do đột xuất nào đó dẫn đến
tình trạng bị phạt chậm đóng
thì thiệt thòi. Vì thế, cơ quan
BHXH có thể xem xét lại cách
tính lãi suất tiền chậm đóng
BHXH được không?
+
BHXH TP.HCM
trả
lời: Căn cứ vào quy định
tại khoản 3 Điều 122 Luật
BHXH thì người sử dụng
lao động có hành vi như
trốn đóng BHXH bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp; chậm
đóng tiền BHXH, bảo hiểm
thất nghiệp... từ 30 ngày trở
lên thì ngoài việc phải đóng
đủ số tiền chưa đóng, chậm
đóng thì còn phải nộp số tiền
lãi. Số tiền lãi này bằng hai
lần mức lãi suất đầu tư quỹ
BHXH bình quân của năm
trước liền kề tính trên số tiền,
thời gian chậm đóng.
Nếu người vi phạm không
thực hiện thì theo yêu cầu của
người có thẩm quyền, ngân
hàng, tổ chức tín dụng khác,
Kho bạc Nhà nước có trách
nhiệm trích từ tài khoản tiền
Dùng các đầu số 0555..., 8009...
lừa tiền người đóng bảo hiểm
BHXH Việt Nam vừa có thông báo về thủ đoạn lừa đảo
mới của kẻ gian, mạodanh cơquan BHXHgọi điện thoại cho
người dân để thông báo đến người đi khám BHYT.
Theo đó, những ngày gần đây, đường dây hotline của
BHXH Việt Nam đã nhận được thông tin phản ánh của một
sốngười dânvề việc họnhậnđược các cuộc điện thoại có các
đầu số 0555..., 8009..., tự xưng là người của cơ quan BHXH.
Các đối tượng này thông báo cho người dân việc họ đã
đi khámchữa bệnh bằng thẻ BHYT nhưng chưa thanh toán
tiền khám chữa bệnh, hoặc thông báo người dân rằng họ
đã trục lợi tiền khám chữa bệnh từ quỹ BHYT…
Sauđó, nhómngười gọi điện thoại yêucầungười dâncung
cấp thông tin nhân thân và nộp một khoản tiền thông qua
tài khoản. Số tiền này để thanh toán chi phí đã khám chữa
bệnh hoặc hoàn trả tiền đã trục lợi từ quỹ BHYT.
Nhómngười này còn dọa nếu không thanh toán, cơ quan
bảo hiểmsẽ báo công an vào cuộc điều tra, trừ tiền có trong
tài khoản ngân hàng của người dân, cắt quyền sử dụng thẻ
BHYT của người dân...
BHXH Việt Nam đưa ra cảnh báo: Việc đối tượng tự xưng
là người của cơ quan BHXH gọi điện thoại cho người dân
để thông báo các nội dung trên là lừa đảo.
Hiện nay, cơ quan BHXH không triển khai bất kỳ hình thức
gọi điện thoại trực tiếp nào cho người dân để thông báo
việc họ đã đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, hoặc nói họ
đã trục lợi tiền của quỹ BHYT.
BHXH Việt Nam đang tập hợp các số điện thoại tự nhận
là người của cơ quan BHXH, có hành vi lừa đảo nêu trên.
Sau đó, cơ quan này sẽ chuyển Bộ Công an và đề nghị bộ
phối hợp vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm theo quy định
của pháp luật.
BHXH Việt Nam đề nghị người dân nâng cao cảnh giác
khi nhận được các cuộc điện thoại lạ tự xưng là người của
cơ quan BHXH. Người dân tuyệt đối không thực hiện bất cứ
yêu cầu nào của các đối tượng, nhất là không chuyển tiền
hoặc cung cấp thông tin cánhân chongười lạquađiện thoại.
Trong trường hợp nhận được các cuộc gọi như trên, cần
báo ngay cho cơ quan công an để xử lý hoặc thông báo đến
số hotline của BHXHViệt Nam19009068 để được tư vấn, hỗ
trợ và giải đáp kịp thời.
ẢnhhưởngCOVID-19, doanhnghiệp
đượcdừngđóngBHXH thếnào?
gửi của người sử dụng lao
động để nộp số tiền chưa
đóng, chậm đóng và lãi của
số tiền này vào tài khoản của
cơ quan BHXH.
Cơ quan BHXH là cơ
quan thực thi pháp luật về
BHXH, bảo hiểm y tế, vì
thế việc thực hiện tính lãi
căn cứ vào Luật BHXH và
các văn bản hướng dẫn dưới
luật. Do đó, cơ quan BHXH
không có chức năng giảm
lãi, không tính lãi hay cho
phép đơn vị gia hạn đóng
tiền BHXH.•
Người dân làmthủ tục tại Bảo hiểmxã hội TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
Cơ quan BHXH
không có chức năng
giảm lãi, không
tính lãi hay cho
phép đơn vị gia hạn
đóng tiền BHXH.
Bảo hiểmxã hội sẽ giải quyết tạmdừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất ngay khi doanh nghiệp đủ điều kiện và
lập hồ sơ theo quy định.
Lýdo chậmtrả tiền thanh lýhợpđồng chokháchhàng
Gửi thông tin đến
Pháp Luật TP.HCM
, bà Phạm Thị
Tuyết Nhung (ngụ phường 11, quận Gò Vấp, TP.HCM)
trình bày: Đầu năm 2019, bà có ký hợp đồng nguyên tắc
chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án GR để mua một
nền đất với Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Âu Lạc (gọi tắt
là công ty).
Theo hợp đồng, trong vòng 10 tháng kể từ ngày ký
hợp đồng trên, phía công ty với khách hàng sẽ ký tiếp
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại phòng
công chứng. Tuy nhiên, đến hạn nhưng công ty vẫn
không thực hiện.
Ngày 6-3, giữa bà Nhung và công ty đã thanh lý hợp
đồng nêu trên. Theo biên bản thanh lý hợp đồng, công ty
sẽ trả lại cho bà Nhung hơn 1 tỉ đồng mà bà đã thanh toán
cho công ty mua nền đất. Theo đó, công ty sẽ trả số tiền
cho bà Nhung thành bốn đợt và chậm nhất là đến ngày 5-7
sẽ trả xong.
“Biên bản thanh lý hợp đồng giữa tôi và công ty đã thỏa
thuận rõ, vậy mà đến nay đã trễ hạn gần hai tháng, công ty
chỉ trả cho tôi được 50% số tiền. Mỗi lần liên hệ với công
ty cũng đều bị hẹn lại. Số tiền trên tôi phải vay mượn
người khác để mua đất, mong có đất ổn định cuộc sống,
vậy mà giờ đất không có, tiền cũng chưa lấy được hết” -
bà Nhung bức xúc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tiên, Phó
Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Âu Lạc, cho
biết: “Chúng tôi đầu tư trong lĩnh vực bất động sản theo
hình thức mua lại đất dự án với số lượng lớn của một
công ty làm chủ đầu tư. Với dự án GR, do đang bị vướng
về pháp lý nên chưa thể ra sổ cho khách hàng theo đúng
hạn. Đối với khách hàng là bà Nhung, công ty đã tiến
hành thanh lý hợp đồng”.
“Số tiền mà chúng tôi thu được của khách hàng đều
chuyển cho công ty chủ đầu tư dự án. Sở dĩ chúng tôi
chậm thanh toán tiền cho khách hàng vì chúng tôi phải
chờ công ty chủ đầu tư chuyển lại cho chúng tôi. Sau
nhiều lần thỏa thuận, công ty chủ đầu tư đã thống nhất
đến cuối tháng 9-2020 sẽ thanh toán một phần tiền cho
chúng tôi. Sau khi nhận được tiền của công ty chủ đầu
tư, chúng tôi sẽ thanh toán lại cho khách hàng” - ông
Tiên khẳng định.
VÕ HÀ
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook