078-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 11-4-2022
Điều kiện xem xét quyết định hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
Điều 54 BLHS 2015 quy định tòa án có thể quyết định một hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong
khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít
nhất hai tình tiết giảm nhẹ.
Tuy nhiên, không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn
của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án
đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Trong trường hợp có đủ các điều kiện nêu trên nhưng điều luật chỉ có
một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ
nhất thì tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn.
1 vụbuôn lậu,
VKS chỉ ra
3điểmsai
VKSNDCấp cao tại TP.HCMnhận định
có nhiều sai phạmnghiêm trọng trong
quá trình tố tụng của vụ án buôn lậu tại
Công ty PhốMỹ Phẩm.
TRÚCPHƯƠNG
N
gày 31-3, VKSND Cấp cao
tại TP.HCM phát đi thông
báo rút kinh nghiệm đối với
vụ án Đỗ Ngọc Minh Phúc (38 tuổi,
giám đốc Công ty TNHH Phố Mỹ
Phẩm) phạm tội buôn lậu.
Vụ án trên bị viện trưởngVKSND
Cấp cao tại TP.HCMkháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm và được Ủy
ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại
TP.HCM xét xử tuyên hủy bản án
sơ thẩm để điều tra lại.
Vụ án qua hai lần định giá
Theo bản án sơ thẩm, vào ngày
21-6-2016, Chi cục Hải quan cửa
khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
thực hiện thủ tục hải quan lô hàngmỹ
phẩm của Công ty Phố Mỹ Phẩm.
Khi kiểm tra, Chi cục Hải quan
phát hiện có 29 danh mục mặt hàng
mỹ phẩm không khai báo hải quan
và chưa được cấp phiếu công bố
sản phẩm mỹ phẩm theo quy định.
Ngay sau đó, vụ việc được chuyển
sang cơ quan công an để điều tra
làm rõ.
Quá trình điều tra, ông Đỗ Ngọc
Minh Phúc (giám đốc Công ty Phố
Mỹ Phẩm) khai nhận đã làm việc
với Cục Quản lý dược để cấp phiếu
Bản án sơ thẩm nhận
định không đúng về
nhân thân bị cáo và mâu
thuẫn với tài liệu, chứng
cứ dẫn đến sai lầm
nghiêm trọng khi
quyết định hình phạt.
cho 29 mặt hàng trên nhưng khi
chưa được cấp, lô hàng đã về đến
Việt Nam.
Kết luậnđịnhgiá vào tháng7-2017,
Hội đồng định giá tài sản trong tố
tụng hình sự TPH kết luận giá trị số
mỹ phẩm tại thời điểm tháng 6-2016
là gần 1,8 tỉ đồng.
Từ định giá này, Đỗ Ngọc Minh
Phúc bị truy tố về tội buôn lậu theo
khoản 4 Điều 188 BLHS 2015 với
khung hình phạt 12-20 năm tù.
Đến tháng 6-2020, TAND TP H
trả hồ sơ điều tra bổ sung, đồng thời
yêu cầu định giá tài sản mà bị cáo
buôn lậu.
Theo đó, cơ quan điều tra ban hành
yêu cầu định giá bổ sung danh mục
29 mặt hàng.
Đến tháng 10-2020, kết luận định
giá bổ sung cho biết giá trị lô hàng
theo giá bán sỉ trên thị trường tại
thời điểm tháng 6-2016 là hơn 957
triệu đồng.
Từ kết luận định giá bổ sung, tháng
12-2020, TAND TP H xử sơ thẩm
đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Ngọc Minh
Phúc 450 triệu đồng về tội buôn lậu
theo điểm a khoản 3 Điều 188; điểm
s khoản 1, 2 Điều 51; Điều 52; Điều
35 BLHS 2015.
Bản án sau đó không bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
và đã có hiệu lực.
Đến tháng 12-2021, viện trưởng
VKSNDCấp cao tại TP.HCMkháng
nghị giámđốc thẩmvụánnày, đềnghị
Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao
tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm
theo hướng hủy bản án sơ thẩm để
điều tra lại.
Ba vi phạm
trong quá trình tố tụng
VKSNDCấp cao tại TP.HCMcho
rằng TAND TP H đã có những sai
lầm nghiêm trọng trong quá trình tố
tụng đối với vụ buôn lậu tại Công ty
Phố Mỹ Phẩm.
Thứ nhất, bản án sơ thẩm đã nhận
định sai về nhân thân của bị cáoPhúc.
Bản án có thể hiện “… bị cáo là
lao động chính đang nuôi dưỡng
cha mẹ già, cha bị tai biến, vợ bị
cáo mới sinh con, không có công
việc ổn định...”.
Tuy nhiên, các tài liệu, chứng cứ
cho thấy bị cáo Phúc không sống
chung với cha mẹ. Cha bị cáo làm
kinh doanh và mẹ làm nội trợ.
Thứ hai, cơ quan tiến hành tố tụng
trong quá trình tố tụng đã vi phạm
quy định về định giá lại tài sản.
Tháng 8-2020, cơ quan điều tra
ban hành yêu cầu định giá bổ sung
danh mục 29 mặt hàng đã được định
giá trước đó.
Tuy nhiên, BLTTHS không có quy
định về định giá tài sản bổ sung, chỉ
có quy định về định giá lại tài sản.
Cụ thể, theo Điều 218 BLTTHS:
“Trường hợp có nghi ngờ kết luận
định giá lần đầu, cơ quan co thâm
quyên tiến hành tố tụng tự mình
hoặc theo đề nghị của người bị buộc
tội, người tham gia tố tụng khác
ra văn bản yêu cầu định giá lại tài
sản. Việc định giá lại tài sản do Hội
đồng định giá tài sản cấp trên trực
tiếp thực hiện”.
Vì lẽ đó, việc cơ quan điều tra ban
hành yêu cầu định giá bổ sung danh
mục 29 mặt hàng là không đúng thủ
tục theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, HĐXX sơ thẩm quyết
định hình phạt không đúng quy định
pháp luật.
Theo hồ sơ, bị cáo Phúc chỉ có
một tình tiết giảm nhẹ nên không đủ
điều kiện để được áp dụng hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt theo Điều 54 BLHS.
Vì vậy, bản án sơ thẩm áp dụng
Điều 54 BLHS quyết định hình phạt
chính là phạt tiền với số tiền 450 triệu
đồng là không có căn cứ.•
Để bạn đọc hiểu rõ quy định pháp luật liên quan đến việc
xây nhà trên đất nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro,
Pháp Luật
TP.HCM
giải đáp bốn thắc mắc xung quanh vấn đề này.
1. Có được xây nhà trên đất nông nghiệp?
Luật Đất đai 2013 quy định một trong những nghĩa vụ của
người sử dụng đất (SDĐ) là phải SDĐ đúng mục đích.
Cụ thể, đất ở có mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở, đất
trồng cây hằng năm có mục đích để trồng cây hằng năm, đất
nuôi trồng thủy sản có mục đích để nuôi trồng thủy sản…
Vì vậy, nếu muốn xây nhà ở, người dân phải xây dựng trên
đất ở, không được xây trên đất nông nghiệp vì như vậy là trái
mục đích SDĐ.
2. Chỉ có đất nông nghiệp nhưng muốn xây nhà ở thì
cần làm gì?
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền SDĐ nông
nghiệp nhưng muốn xây dựng nhà ở thì trước tiên phải thực
hiện thủ tục chuyển mục đích SDĐ từ đất nông nghiệp sang
đất ở.
Khi đó, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ xin phép chuyển
mục đích SDĐ đến Phòng TN&MT cấp huyện nơi có đất để
được giải quyết.
Hồ sơ xin phép bao gồm: Đơn xin phép chuyển mục đích
SDĐ và giấy chứng nhận quyền SDĐ.
Khi chuyển mục đích SDĐ từ đất nông nghiệp sang đất ở,
người SDĐ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
của pháp luật.
Thời gian giải quyết hồ sơ là không quá 15 ngày kể từ khi
nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã
miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn.
Thời gian trên không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ theo
quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ
tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người SDĐ.
Sau khi đã chuyển mục đích SDĐ thì hộ gia đình, cá nhân
có thể bắt đầu tiến hành xây dựng nhà ở trên diện tích đất
này.
3. Xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt
bao nhiêu tiền?
Xây nhà ở trên đất nông nghiệp khi chưa xin phép chuyển
mục đích SDĐ là vi phạm quy định của pháp luật.
Khi đó, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định tại Điều 9, 10 và 11 Nghị định
91/2019.
Tùy vào loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hằng năm,
lâu năm…), diện tích vi phạm, khu vực có đất (thành thị hay
nông thôn) và đối tượng thực hiện hành vi vi phạm (là tổ
chức hay cá nhân) mà mức phạt có thể dao động từ 2 triệu
đến 1 tỉ đồng.
4. Xây nhà trên đất nông nghiệp mà bị thu hồi thì có
được bồi thường?
Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp SDĐ không đúng
mục đích (xây nhà trên đất nông nghiệp) và đã bị xử phạt vi
phạm hành chính mà tiếp tục vi phạm sẽ bị thu hồi đất.
Khi đó, hộ gia đình, cá nhân sẽ không được bồi thường về
đất. Đối với tài sản là nhà gắn liền trên đất, do nhà được xây
trái phép nên theo quy định tại Điều 92 Luật Đất đai, người
SDĐ cũng sẽ không được bồi thường.
QUỲNH LINH
Xây nhà ở trên đất nông nghiệp là không đúngmục đích sử dụng
đất. Ảnhminh họa: HỮUĐĂNG
Giải đáp4 thắcmắc về xâynhà trênđất nôngnghiệp
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook