084-2022 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứHai18-4-2022
đường thì “tóm”. Chỉ có như vậy
chủ nuôi mới không dám thả chó ra
ngoài. Không chỉ là chuyện dơ bẩn
mà tôi còn lo ngại chuyện bị chó
dại cắn nữa” - ông M nói.
Phường, xã “đầu hàng”
việc thành lập đội bắt chó
chạy rông
“Đến ngày 1-4-2022, TP.HCM
có gần 10.000 hộ nuôi chó, mèo
với tổng đàn hơn 176.000 con, giảm
2,25% (trên 4.000 con) so với cùng
kỳ năm 2021.
Hiện vẫn tồn tại tình trạng chủ
nuôi thả chó chạy rông ngoài công
cộng hoặc chưa bảo đảmvệ sinhmôi
trường” - ông Lê Việt Bảo, Chi cục
trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y
TP.HCM, cho biết.
Trước đây, Chi cục Chăn nuôi
và Thú y TP.HCM có đội bắt chó
chạy rông. Tuy nhiên, từ năm 2018,
thực hiện Thông tư 07/2016 của Bộ
NN&PTNT, việc bắt chó chạy rông
thuộc thẩmquyềncủaUBNDphường,
xã, thị trấn. Sau đó, UBND quận 1
có thành lập đội bắt chó chạy rông
trên địa bàn. Tuy nhiên, đội bắt chó
này ngưng hoạt động sau một thời
gian do nhiều lý do.
“Tới thời điểm hiện tại, không có
bất kỳ UBND phường, xã, thị trấn
nào thuộc TP.HCM thành lập được
đội bắt chó chạy rông do nhiều yếu tố
khách quan. Cụ thể không có phương
tiện bắt chó, không có nơi nhốt chó,
không có lực lượng chuyên môn,
không có người có đủ thẩm quyền
lập biên bản chó chạy rông tại hiện
trường…” - ông Bảo cho biết thêm.
Từkhi hoạt động bắt chó chạy rông
chuyển về cho UBND phường, xã,
thị trấn, Chi cục Chăn nuôi và Thú
y TP.HCM đã tập huấn công tác bắt
chó chạy rông choTPThủĐức, quận
1, 4, 6, 8, 12 và huyện Cần Giờ. Sau
đó, các quận, huyện này cũng từng
đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú
y TP.HCM hỗ trợ việc bắt chó chạy
rông trên địa bàn.
“Tuy nhiên, hoạt động bắt chó chạy
rông trên địa bàn quận, huyện nói
trên thưa dần và ngưng hẳn. Trong
ba tháng đầu năm 2022, duy nhất
huyệnCầnGiờ đề nghị Chi cụcChăn
nuôi và Thú y TP.HCM hỗ trợ việc
bắt chó chạy rông” - ông Bảo nói.
“Chi cục Chăn nuôi và Thú y đang
thammưuSởNN&PTNTtrìnhUBND
TP.HCM“Chương trìnhphòng chống
bệnh dại trên địa bàn TP.HCM giai
đoạn2022-2030”.Trong đó, tập trung
những giải pháp khống chế và loại
trừ bệnh dại trên địa bàn, giải pháp
tiêmphòng vaccine, quản lý đàn chó
và kiểm soát chó chạy rông” - ông
Bảo chia sẻ.•
TRẦNNGỌC
M
ặc dù Bộ NN&PTNT quy
định UBND phường, xã, thị
trấn thành lập các đội chuyên
trách để bắt chó chạy rông nhưng
hầu như tất cả phường, xã, thị trấn
trên địa bànTP.HCMkhông thể thực
hiện do nhiều yếu tố khách quan.
Chó “cắnnát” tình làng xóm
Đưa tay chỉ “sản phẩm” vừa thải
ra từ con chó của nhà hàng xóm, bà
NTTH (46 tuổi, ở quận Bình Tân,
TP.HCM) nhăn mặt: “Ngày nào chó
cũng “ị” trước nhà tôi, chịu không
nổi. Cho dù xịt nước và chùi kỹ
nhưng không hết mùi hôi”.
HẻmbàHđangở chỉ 18 nhà nhưng
có tới bốn hộ nuôi chó. Sáng, trưa,
chiều cả bốn hộ này thả chó ra ngoài
để giải quyết nhu cầu tự nhiên nên
“sản phẩm” nằm rải rác con hẻm.
“Cho dù tôi biết chính xác chó
nhà ai “ị” trước nhà nhưng chủ chó
không chịu nhận. Riết láng giềng
chẳng nhìn mặt nhau” - bà H nói.
Bà H phản ánh tới tổ trưởng dân
phố nhưng rồi đâu lại vào đấy.
Bực mình, bà H gọi điện thoại tới
Chi cụcChăn nuôi vàThú yTP.HCM
đề nghị cho người tới bắt mấy con
chó chạy rông. Tuy nhiên, nơi đây
cho biết bắt chó chạy rông hiện do
UBND phường, xã đảm nhận.
“Tôi gọi điện thoại tới UBND
phường và chưng hửng khi nhận
được câu trả lời: “Phường không có
người làm nhiệm vụ bắt chó”. Giờ
tôi không biết đơn vị nào phụ trách
bắt chó chạy rông” - bà H nói thêm.
Tương tự, ông TVM (42 tuổi, ở
huyện Hóc Môn, TP.HCM) cũng
“cạch mặt” vài người hàng xóm
chỉ vì mấy con chó.
“Tôi có khu đất trống trồng rau.
Do trống trải, thoáng mát nên mấy
con chó nhà hàng xóm chọn nơi
này làm nơi “giải quyết”. Tôi cũng
đã nói chuyện với hàng xóm, phản
ánh nhiều nơi nhưng không được
giải quyết” - ông M nói.
“Nghe nói Hà Nội lập gần 600 đội
bắt chó chạy rông. Tôi cũng mong
TP.HCM lập đội bắt chó chạy rông
thuộc phường, xã, thị trấn. Hễ thấy
con chó nào chạy lông nhông ngoài
“Hiện tại, không có bất
kỳ UBND phường, xã, thị
trấn nào thành lập được
đội bắt chó chạy rông do
nhiều yếu tố khách quan.”
Ông
Lê Việt Bảo
, Chi cục trưởng
ChicụcChănnuôivàThúyTP.HCM
Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCMhiện không còn đảmtrách việc bắt chó
chạy rôngmà giao choUBNDphường, xã. Ảnh: TRẦNNGỌC
TP.HCM: Nguy cơ từ
chó chạy rông không ai bắt
Người dân lo ngại nạn chó chạy rông nhưng các UBNDphường, xã, thị trấn
ở TP.HCMkhông có đội bắt chó này.
Quảng cáo
THÔNG BÁO TUYỂN SINH KHÓA 11 - CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
THẠC SĨ LUẬT BẰNG TIẾNG PHÁP
Thời gian đào tạo:
01 năm
,
học vào các buổi tối thứ 2 đến thứ 6 (18h-21h) và ngày thứ 7.
Bằng cấp:
BằngThạc sĩ luật chuyên ngành
Luật Kinhdoanhquốc tế và so sánh
do trườngĐại họcToulouse
I Capitole cấp. Bằng có giá trị quốc tế.
Các trường thamgia liên kết:
ĐH Luật TP.HCM, ĐH Lyon, ĐH Bordeaux, ĐHToulouse và ĐHTự do Bruxelles.
Học tại:
Trường ĐH Luật TP.HCM, cơ sở 02 Nguyễn Tất Thành Q.4, TP. HCM.
Đối tượng tuyển sinh: Cử nhân ngành Luật, Kinh tế, Quản trị, Ngoại thương, Ngoại ngữ (tiếng Pháp)...
Hồ sơ đăng ký tại Website:
Hạn cuối nhận hồ sơ:
15/7/2022.
Dự kiến khai giảng: 9/2022.
Liên hệ: Ms. Phương - Phòng A212
Trường ĐH Luật TP.HCM – 02 Nguyễn Tất Thành –Q.4 ĐT: (08) 3940.0989 (nhánh:120)/ 0913 115 078,
email:
BỐ CÁO THÀNH LẬP
1. Công ty Luật TNHH Sài Gòn Trung Tâm
2.
Địa chỉ: 410 Bà Hạt, phường 8, quận 10, TP.HCM.
3.
Lĩnh vực hành nghề:
-Thamgia tố tụng, tư vấn và thực hiện các dịchvụpháp lý khác theoquy địnhpháp luật.
4.
Người đại diện theo pháp luật của công ty
- Họ và tên: Vũ Thị Anh Thư
- Chức danh: Giám đốc
- Địa chỉ thường trú: 82/13 Đỗ Tấn Phong, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
- Chứng chỉ hành nghề luật sư: Số 17210/TP/LS-CCHN. Nơi cấp: Bộ Tư pháp.
5.
Giấy ĐKHĐ: Số 41.02.3797/TP/ĐKHĐ. Nơi cấp: Sở Tư pháp cấp ngày 30-3-2022
6.
Hoạt động chính thức ngày: 12-4-2022.
Bạn đọc phản hồi
Tiêm vaccine
từ 5 đến dưới 12 tuổi:
Mong an toàn cho trẻ
Bài viết
“Tiêm vaccine
COVID-19 từ 5 đến dưới 12 tuổi ở
TP.HCM: Hoãn tiêm một số trẻ”
trên
Pháp Luật TP.HCM
thông tin
về việc TP.HCM chính thức tiêm
vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ
5-12 tuổi kể từ ngày 16-4. Đa số
phụ huynh đều quan tâm đến đợt
tiêm ngừa lần này.
“Bên cạnh những trẻ ở trong
độ tuổi 5-12 tuổi đang theo học
thì TP.HCM cũng cần rà soát để
tiêm vaccine cho cả những trẻ
không đi học tại địa bàn” -
bạn
đọc Phuong Anh.
“Được tiêm vaccine thì khi
trẻ đến trường phụ huynh cũng
yên tâm hơn. Mong là công tác
sàng lọc được thực hiện kỹ để sau
tiêm các em đều được an toàn,
hiệu quả” -
bạn đọc Linh Ngoc.
Học sinh lớp 6 Trường THCS
LêQuýĐôn được cho khám
sàng lọc trước khi tiêmvaccine
ngừa COVID-19. Ảnh: NGUYỆTNHI
Từ các bài viết
“Chủ tịch Bình
Dương chỉ đạo kiểm tra việc công
an phường lập chốt bắt xe để chấn
chỉnh”, “Vụ công an phường lập
chốt bắt xe: Tạm ngưng công
tác các dân phòng, bảo vệ dân
phố”
… bạn đọc bày tỏ đã yên tâm
hơn khi các ngành chức năng của
tỉnh Bình Dương lên tiếng sau loạt
bài điều tra mà báo
Pháp Luật
TP.HCM
đã đăng tải.
“Đề nghị
Pháp Luật TP.HCM
theo đến cùng vụ này, không để
công an phường hay dân phòng
làm thay việc của CSGT”
- bạn
đọc Tư Huy.
“Đây là lộng quyền chứ
không chỉ lạm quyền! Được đào
tạo chính quy mà kéo một nhóm
nhân viên mang tính hỗ trợ ra
quốc lộ thực hiện hành vi sai
phạm!” -
bạn đọc Tuan Pham.
“Rất mong Công an tỉnh Bình
Dương không chỉ rà soát riêng
tại phường Tân An mà cần rà
soát tất cả địa phương trên địa
bàn để chấn chỉnh vấn đề xử lý
vi phạm giao thông của công an
phường” -
bạn đọc Van Chinh.
PV
Bổ sung tiêu chí không thả chó chạy rông
trong quy ước
UBND phường sẽ rà soát quy ước cộng đồng dân cư và bổ sung thêm
tiêu chí không thả chó chạy rông. Sau đó, tổ dân phố triển khai đến từng
người dân trong tổ để thực hiện.
Nếu chủ nuôi không thực hiện đúng, vẫn thả chó chạy rông thì UBND
phường phối hợp với cơ quan thú y xử lý đúng quy định.
Ông
NGUYỄNVĂNĐỨC
,
PhóChủtịchUBNDphườngBìnhHưngHòaB,quậnBìnhTân,TP.HCM
Đưa tiêu chí thả chó chạy rông
vào bình xét gia đình văn hóa
Hằng năm, UBND xã tổ chức bình xét gia đình văn hóa, tổ văn hóa và
ấp văn hóa.
Năm nay, nhằm hạn chế tình trạng thả chó chạy rông, UBND xã bổ
sung tiêu chí “thả chó chạy rông” để bình xét. Hộ nào thả chó chạy rông
sẽ không được bình xét gia đình văn hóa.Tổ nào có nhiều hộ không được
bình xét gia đình văn hóa thì không đạt tổ văn hóa. Ấp nào có nhiều tổ
không được bình xét tổ văn hóa thì không đạt ấp văn hóa.
ĐỖ THỊ PHƯƠNG TUYỀN
,
Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Tiêu điểm
11.000
lượt người dân tại TP.HCM và các tỉnh
tới cơ sở y tế trênđịa bànTP.HCMtiêm
phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn
trong ba tháng đầu năm 2022.
(Nguồn: Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM)
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook