5
Ô tô lao xuống vực trong đêm, đến sáng
mới được phát hiện
Khuya 16-4, ông Nguyễn Đình Hải (58 tuổi, ngụ
phường Thống Nhất, TP Biên Hòa, Đồng Nai) và ông
Bùi Quang Thuận (50 tuổi, ngụ quận Ba Đình, Hà Nội)
chạy ô tô 29A-198.16 từ huyện Lâm Hà về TP Đà Lạt.
Khi đến khu vực làng hoa Vạn Thành, phường 5, TP
Đà Lạt thì xe bị lao xuống vực sâu sát một nhà kính
trồng hoa.
Đến sáng 17-4, người dân đi làm mới phát hiện vụ tai
nạn và báo cơ quan chức năng.
Theo thông tin ban đầu, cả hai nạn nhân trên xe bị
gãy chân, đa chấn thương được người dân đưa đi cấp
cứu tại BV đa khoa tỉnh Lâm Đồng.
Công an TP Đà Lạt đang tiến hành điều tra làm rõ vụ
tai nạn.
VÕ TÙNG
Tạm giữ thanh niên tông xe vào CSGT
Ngày 17-4, lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh
Tiền Giang cho biết Công an huyện Châu Thành (Tiền
Giang) đang phối hợp cùng Phòng CSGT công an tỉnh
điều tra vụ việc Võ Nhựt Hùng chạy xe máy tông Thiếu
tá CSGT Trần Hoàng Nghĩa bị chấn thương sọ não.
Theo thông tin ban đầu, rạng sáng 16-4, tổ công tác
Phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang do Thiếu tá
Nghĩa làm tổ trưởng tuần tra trên quốc lộ 1 đoạn qua
xã Long An, huyện Châu Thành (Tiền Giang). Khi làm
nhiệm vụ, tổ công tác phát hiện Hùng chạy xe máy chở
một người đi sai làn đường nên đã yêu cầu dừng xe để
kiểm tra.
Hùng không chấp hành, bất ngờ lao xe vào người
khiến Thiếu tá Nghĩa ngã đập đầu xuống đường. Hùng
bị thương nhẹ, xe máy trượt dài gần 20 m.
Thiếu tá Nghĩa bị thương nặng được chuyển vào BV
đa khoa trung tâm Tiền Giang cấp cứu, sau đó được
chuyển đến BV Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị.
Kết quả chẩn đoán Thiếu tá Nghĩa bị chấn thương sọ
não, gãy xương hàm, hiện đã qua cơn nguy kịch.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, công an đã tạm giữ hành
chính Hùng để điều tra làm rõ.
ĐÔNG HÀ
Tai nạn lúc nửa đêm,
làm chết 1 trẻ vị thành niên
Chiều 17-4, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết rạng
sáng cùng ngày, trên địa bàn huyện Duy Xuyên (Quảng
Nam) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến một người
chết tại chỗ.
Cụ thể, khoảng 0 giờ 30, tại Km22+100 QL14H
(đoạn qua khối phố Mỹ Hòa, thị trấn Nam Phước,
huyện Duy Xuyên), ông Nguyễn Phú Lâm (27 tuổi, ngụ
xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) chạy ô
tô 43A-354.79 hướng từ Nam Phước đi Trà Kiệu.
Cùng lúc, em Nguyễn Ngô Văn Thương (14 tuổi, ngụ
thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên) đi xe
đạp theo hướng cùng chiều ở phía trước.
Đến vị trí trên, ô tô gây tai nạn khiến em Thương chết
tại chỗ. Sau khi xảy ra vụ tai nạn, tài xế để xe lại hiện
trường rồi rời đi.
Vụ việc đang được Công an huyện Duy Xuyên tiếp
tục điều tra, xử lý.
THANH NHẬT
thuộc địa giới hành chính xã
Đắk Phơi, phát hiện diện tích
rừng bị phá ước tính khoảng
50 ha. Hiện trạng là rừng
tự nhiên nghèo kiệt, rừng
lồ ô. Tại hiện trường, toàn
bộ cây rừng đã bị chặt phá
trắng, còn lại các gốc cây có
đường kính 6-20 cm. Diện
tích rừng bị phá do Công ty
CP Tập đoàn Tân Mai - Chi
nhánh Đắk Lắk và UBND
xã Đắk Phơi quản lý.
Liên quan đến vụ việc phá
rừng xảy ra tại huyện Lắk,
ôngNay Phú, Chủ tịchUBND
huyện Lắk, cho biết sau khi
nhận được thông tin, huyện
đã chỉ đạo các cơ quan liên
quan phối hợp xác minh cụ
thể để có báo cáo ban đầu.
Theo tìm hiểu của PV,
trước đó Cục Kiểm lâm phối
hợp với cơ quan chức năng
kiểm tra hiện trường vụ phá
rừng xảy ra tại huyện Lắk.
Qua kiểm tra hiện trường,
đoàn kiểm tra đã xác định
diện tích rừng bị phá là 74,6
ha (trong đó có 63,7 ha tại
các tiểu khu 1391, 1392 và
1400 thuộc lâmphần do Công
ty CP Tân Mai quản lý, số
diện tích còn lại do UBND
xã Đắk Phơi quản lý).
Trạng thái rừng gỗ tự nhiên
nghèo, thuộc quy hoạch rừng
sản xuất. Sau đó, Cục Kiểm
lâm đề nghị Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo Hạt
Kiểm lâm cùng đơn vị liên
quan khẩn trương lập hồ sơ,
điều tra đối tượng liên quan
đến khu vực rừng bị phá.
Tại văn bản trên, Bộ
NN&PTNT đề nghị UBND
tỉnh Đắk Lắk phải xử lý
trách nhiệm của chủ rừng
và các tổ chức, cá nhân liên
quan khi để xảy ra phá rừng,
khai thác rừng mà không có
biện pháp ngăn chặn, xử lý
kịp thời.
Liên quan đến vụ phá rừng
ở huyện Ea Súp, Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Đắk
Lắk đã khởi tố vụ án về tội
hủy hoại rừng và đang tiếp
tục điều tra.•
Thời sự -
ThứHai18-4-2022
Lực lượng cứu hộ đưa ô tô từ vực sâu 30m lênmặt đường. Ảnh: VT
HUY TƯỜNG
N
gày 17-4, nguồn tin của
Pháp Luật TP. HCM
cho biết Bộ NN&PTNT
vừa có đề nghị UBND tỉnh
Đắk Lắk về việc xử lý tình
trạng phá rừng trên địa bàn
huyện Ea Súp và huyện Lắk
(Đắk Lắk).
Theo Bộ NN&PTNT, thời
gian qua, tình hình vi phạm
các quy định về bảo vệ rừng
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có
diễn biến phức tạp. Báo cáo
của Tổng cục Lâm nghiệp
cho biết từ ngày 1-4, Cục
Kiểm lâm phối hợp với Chi
cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk
và các cơ quan chức năng có
liên quan tổ chức kiểm tra,
làm rõ tình trạng phá rừng
trái pháp luật tại huyện Ea
Súp và huyện Lắk. Kết quả
kiểm tra ban đầu phát hiện
khoảng 432 ha rừng các
loại bị phá.
Trong đó, kiểm tra một
số khu vực tại các tiểu khu
205, 212 (thuộc địa giới hành
chính xã Ya Tờ Mốt, huyện
Ea Súp), phát hiện diện tích
rừng bị phá khoảng 382 ha.
Hiện trường cho thấy toàn
bộ cây rừng bị chặt phá
trắng, còn lại các gốc cây
có đường kính 6-30 cm và
một số thân cây, cành ngọn
nằm rải rác, một số còn tươi.
Đây là loại rừng tự nhiên núi
đất, lá rộng do UBND xã Ya
Tờ Mốt quản lý.
Còn tại huyện Lắk, kiểm
tra một số khu vực tại các
tiểu khu 1391, 1392 và 1400,
Theo Bộ
NN&PTNT, phải
xử lý trách nhiệm
của chủ rừng và các
tổ chức, cá nhân
liên quan khi để xảy
ra phá rừng, khai
thác rừng mà không
có biện pháp ngăn
chặn, xử lý kịp thời.
Vụ phá rừng gần 400 ha ở huyện Ea Súp đã được cơ quan chức năng khởi tố vụ án. Ảnh: QN
Bộ NN&PTNT đề nghị làm
rõ việc mất rừng ở Đắk Lắk
Hơn 430 ha rừng bị phá trong thời gian ngắn.
Đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho
cônganxã
Tại cuộc làm việc mới đây, Bộ Công an cho biết
hiện phần lớn lực lượng công an cấp xã chưa có
trụ sở làm việc độc lập, phải sử dụng chung với
UBND, chưa đảm bảo điều kiện về diện tích làm
việc. Nhiều địa phương cơ sở hạ tầng xuống cấp,
chật hẹp không đảm bảo công tác, chiến đấu... Cơ
sở vật chất, nơi ăn, chỗ nghỉ để đáp ứng yêu cầu
trực ban và sinh hoạt hằng ngày của công an xã còn
nhiều khó khăn.
Thời gian qua, để đảm bảo yêu cầu công tác của
lực lượng công an xã, các đơn vị chức năng đã
tham mưu lãnh đạo bộ chỉ đạo tăng cường kinh phí,
trang bị, bố trí quỹ đất, xây dựng, sửa chữa cơ sở
làm việc của công an xã, từng bước đảm bảo yêu
cầu công tác, chiến đấu tại địa bàn cơ sở.
Công an các đơn vị, địa phương cũng đã tích cực
tham mưu với UBND các cấp hỗ trợ, đầu tư cơ sở
vật chất và tiếp tục xây dựng đề án hỗ trợ đầu tư
xây dựng, sửa chữa nhà ở, cơ sở vật chất cho công
an xã, thị trấn chính quy, tuy nhiên vẫn còn gặp
nhiều khó khăn.
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Tô Lâm chỉ
đạo công an các đơn vị, địa phương tiếp tục tổng
hợp tình hình, kết quả xây dựng công an xã trên
toàn quốc; chú trọng kết quả thực hiện công tác
đảm bảo trang bị, cơ sở vật chất và nhà ở cho đội
ngũ công an xã chính quy; từ đó tổng hợp, đánh
giá những địa phương có kết quả tốt để nhân rộng
mô hình, cách thức triển khai.
Công an các đơn vị, địa phương rà soát, tổng hợp
thực tế cơ sở vật chất, nhà đất, điều kiện ăn ở, sinh
hoạt, công tác của công an xã để đánh giá hiện trạng
trụ sở làm việc, cơ sở vật chất. Định hướng đến năm
2023 phải đảm bảo được chỗ ăn ở, nghỉ ngơi cho lực
lượng công an xã, sau đó tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh
cơ sở vật chất theo mục tiêu đã xác định trong Nghị
quyết 12/NQ-TW của Bộ Chính trị.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo khẩn trương rà soát đầu
tư trang bị, công cụ hỗ trợ hiện nay cho công an xã
theo Thông tư 69 ngày 17-6-2021 của Bộ Công an...
Tính đến hết quý I-2022, 63 tỉnh, TP đã bố trí
hơn 48.000 công an chính quy ở cấp xã (trung bình
mỗi xã khoảng năm công an chính quy). Lực lượng
công an xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
tình hình an ninh trật tự ở cơ sở có nhiều chuyển
biến tích cực, công tác phòng ngừa từ xa, từ sớm,
ngay từ cơ sở được chú trọng, phát huy hiệu quả
giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân từ sớm,
góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở.
HỒNG CHÂU