9
KIÊNCƯỜNG
P
hó Thủ tướng Lê Văn
Thành vừa kýQuyết định
463/2022phêduyệt nhiệm
vụ lập quy hoạch vùng Đông
Nam bộ thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050 với
phạm vi quy hoạch gồm sáu
tỉnh, TP.
Mục tiêu quan trọng
của quy hoạch
Cụ thể, quyết định nêu rõ
phạm vi ranh giới quy hoạch
(phạmvi ranh giới hành chính)
sẽ bao gồm toàn bộ lãnh thổ
đất liền, các đảo, quần đảo,
lòng đất, vùng biển, vùng trời
thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán quốc
gia của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa
phận sáu tỉnh, TP. Theo đó,
sáu tỉnh, TP trực thuộc trung
ương này là TP.HCM, Đồng
Nai, BìnhDương, BàRịa-Vũng
Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.
Đồng thời, quyết định cũng
nêu ra năm mục tiêu quan
trọng trong việc lập nhiệm vụ
quy hoạch.
Mục tiêu thứ nhất là công
cụ quản lý của nhà nước trong
việc điều hành phát triển kinh
tế - xã hội (KT-XH) nhằm huy
động, phân bổ, sử dụng hiệu
quả, hợp lý các nguồn lực để
hoạch định chính sách và kiến
tạo động lực phát triển.
Thứ hai là cụ thể hóa phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp
KT-XH đối với vùng Đông
Nam bộ được đề ra trong
Chiến lược phát triển KT-XH
10 năm giai đoạn 2021-2030.
Chiến lược 10 năm nêu rõ đây
là vùng phát triển năng động,
có tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao. Tập trung phát triển mạnh
5mục tiêu quan trọng của lập
quy hoạch vùng Đông Nambộ
Cụ thể hóa phương hướng không gian phát triển, đề xuất định hướng đột phá chiến lược, phát triển có trọng
tâmviệc xây dựng hệ thống đô thị ven biển… là các mục tiêu quan trọng của nhiệmvụ lập quy hoạch vùng
Đông Nambộ.
Nhiệmvụ lập quy hoạch vùngĐôngNambộ có nội dung về việc phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài
nguyên và bảo vệmôi trường gắn với tổ chức không gian phát triển vùng. Ảnhminh họa: KIÊNCƯỜNG
Sáu tỉnh, TP trực
thuộc trung ương
này là TP.HCM,
Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Bình
Phước và Tây Ninh.
khoa học, công nghệ và hệ sinh
thái đổi mới sáng tạo, đi đầu
trong chuyển đổi mô hình tăng
trưởng, xây dựng kinh tế số, xã
hội số, sản xuất các sản phẩm
điện, điện tử, công nghiệp chế
biến, chế tạo; tài chính ngân
hàng, bất động sản.
Bên cạnh đó là nâng cao khả
năng kết nối hạ tầng vùng, tạo
động lực liên kết, lan tỏa thúc
đẩy hợp tác và phát triển với
ĐBSCL qua các hành lang
N1, N2, cao tốc Bắc - Nam,
quốc lộ 50; với Tây Nguyên
qua cao tốc TP.HCM - Đà
Lạt; với Nam Trung Bộ qua
cao tốc Bắc - Nam và quốc
lộ 55. Đồng thời phát triển
chuỗi công nghiệp - đô thị
Mộc Bài - TP.HCM - cảng Cái
Mép - Thị Vải gắn với hành
lang kinh tế xuyênÁ. Thúc đẩy
phát triển TP.HCM trở thành
trung tâm tài chính quốc tế.
Tập trung phát triển cảng biển
container Cái Mép - Thị Vải
thực sự trở thành cảng trung
chuyển quốc tế. Nghiên cứu
xây dựng TP sân bay cửa ngõ
quốc tế Long Thành.
Mục tiêu thứ ba là cụ thể hóa
phương hướng tổ chức không
gian phát triển các ngành, lĩnh
vực trên phạm vi lãnh thổ của
vùng Đông Nam bộ được đề
ra trong các quy hoạch cấp
quốc gia…
Thứ tư là đề xuất các định
hướng, nhiệm vụ và giải pháp
đẩy nhanh việc thực hiện các
đột phá chiến lược nhằm phát
huy tối đa lợi thế so sánh về
vị trí địa kinh tế của vùng, hội
nhập quốc tế sâu rộng, tạo môi
trường và động lực để các địa
phương trong vùng phát triển
theo định hướng phát triển của
quốc gia.
Mục tiêu cuối cùng là phát
triển có trọng tâm, trọng điểm
việc xây dựng hệ thống đô thị
ven biển của vùng trở thành
các trung tâm kinh tế trên địa
bàn vùng, là các hạt nhân lan
tỏa thúc đẩy phát triển kinh
tế của cả vùng và các vùng
lân cận.
Xây dựng và lựa chọn
kịch bản phát triển
Nội dung chính của quy
hoạch vùng Đông Nam bộ
cũng được nêu ra với nhiều
điểm đáng chú ý như phân
tích, đánh giá thực trạng các
yếu tố, điều kiện tự nhiên,
nguồn lực đặc thù của vùng;
đánh giá tổng hợp điểmmạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức;
Bỏ Long An, Tiền Giang ra khỏi
quy hoạch vùng Đông Nam bộ
Trao đổi với PV, TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư
trưởng TP.HCM, cho biết trước đây, quy hoạch xây dựng vùng
TP.HCM với tám tỉnh (Quyết định điều chỉnh quy hoạch vùng
TP.HCMnăm2017 với phạmvi vùng bao gồm toàn bộ ranh giới
hành chínhTP.HCMvà bảy tỉnh lân cận là Bà Rịa-VũngTàu, Bình
Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang).
Đến nay, việc lập nhiệm vụ quy hoạch vùng Đông Nam bộ chỉ
còn sáu tỉnh, TP. Các tỉnh này đều nằm trong vùng trọng điểm
phát triển và đây mới là duyệt nhiệm vụ quy hoạch, cụ thể còn
rất nhiều việc phải làm.
TheoTSVõ KimCương, quy hoạch vùng đô thị thường hướng
tới phát triển đô thị vùng đó. Cụ thể như trong vùng đó cần
hướng tới phát triển đô thị nào, nối kết giữa các đô thị ra sao.
Trước đây, với tên gọi là quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM thì
lấy TP.HCM làm trung tâm, trung tâm phát triển của vùng. Đến
nay gọi là vùng Đông Nam bộ thì tinh thần có thể khác hơn
về mặt kết nối.
“Tất nhiên, quy hoạch vùng chắc chắn là cần thiết vì nó tạo sự
kết nối về hạ tầng. Nếu không có sự kết nối đó thì các TP trong
vùng không phát triển được và đặc biệt là về vấn đề bảo vệ
đượcmôi trường. Nếunhư cácTPphát triển lan tỏamà không có
nối kết, không có quy hoạch sẽ phá vỡmôi trường trong vùng.
Theo tôi, vấn đề đáng quan tâm nhất là môi trường, bên cạnh
vấn đề kinh tế - đô thị là mục tiêu phát triển” - ông Cương nói.
các vấn đề trọng tâm cần giải
quyết trong quy hoạch vùng.
“Dự báo triển vọng và nhu
cầu phát triển vùng, các mặt
KT-XHvàmôi trường, tổ chức
không gian lãnh thổ; xây dựng
và lựa chọn kịch bản phát triển”
- quyết định nêu rõ.
Đồng thời với đó là việc xác
định quan điểmnhư quan điểm
về phát triển vùng; quan điểm
về tổ chức không gian phát
triển các hoạt động KT-XH,
quốc phòng, an ninh, phát triển
kết cấu hạ tầng, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường
trên lãnh thổ vùng trong thời
kỳ quy hoạch.
Xây dựng mục tiêu tổng
quát phát triển vùng đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050;
mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về
KT-XH, quốc phòng, an ninh,
phát triển kết cấu hạ tầng, sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường gắn với tổ chức không
gian phát triển vùng cho thời
kỳ đến năm 2030 và cho từng
giai đoạn năm năm.
Bên cạnh đó là việc xây
dựng phương hướng phát triển
ngành có lợi thế của vùng,
xây dựng phương hướng phát
triển kết cấu hạ tầng vùng,
xây dựng tiêu chí xác định
dự án ưu tiên đầu tư; luận
chứng danh mục dự án quan
trọng của vùng, thứ tự ưu tiên
và phân kỳ thực hiện các dự
án... Xác định các giải pháp
và dự kiến nguồn lực thực
hiện quy hoạch.•
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP về việc
kiến nghị của các doanh nghiệp (DN) liên quan đến phí sử dụng
công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công
cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biến trên địa bàn TP.
Trước đó, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV)
có công văn gửi Thủ tướng PhạmMinh Chính báo cáo một số
bất cập, tác động tiêu cực đến hoạt động của DN từ việc thu phí
sử hạ tầng cảng biển tại TP.HCM. Trong đó, Ban IV nêu: Sau
quyết định thu phí này của UBND TP.HCM, hàng loạt DN, hiệp
hội, bao gồm cả khối DN FDI và DN trong nước, đã gửi phản
ánh, kiến nghị tới UBND TP.HCM, UBND các tỉnh giáp ranh
TP.HCM và gửi lên các cấp để phản ánh các vấn đề bất cập.
Cụ thể, như mức thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại
TP.HCM là cao và thời điểm thu phí không phù hợp làm tăng
thêm gánh nặng, giảm tính cạnh tranh và khả năng phục hồi của
DN sau đại dịch.
Bên cạnh đó, việc thu phí không đúng đối tượng với
hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa và hàng trung
chuyển, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, cản trở sự phát triển
vận tải đường thủy nội địa, làm mất nguồn thu từ hàng
trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập tái xuất và không đúng
với quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên. Mức thu chênh lệch giữa việc mở tờ khai thông quan
tại TP.HCM và mở tờ khai tại các tỉnh lân cận vì bài toán
chi phí có xu hướng đổ dồn về TP.HCM để mở tờ khai,
gây ách tắc, quá tải trong khâu thông quan hàng hóa xuất
nhập khẩu tại các cảng của TP.HCM.
Liên quan đến kiến nghị của Ban IV, Sở GTVT TP cho
biết việc triển khai thực hiện thu phí này, TP.HCM đã thực
hiện chậm hơn nhiều so với một số địa phương khác đã
triển khai từ trước như Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai,
Lạng Sơn... Đồng thời thời gian triển khai thu phí áp đã
lùi thời gian so với dự kiến ban đầu (lùi hai lần). Ngoài ra,
việc thu phí sẽ bổ sung nguồn thu cho ngân sách TP để chi
trực tiếp vào việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông
kết nối cảng biển sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm ùn
tắc giao thông, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa.
Theo Sở GTVT TP, theo thống kê 60% hàng hóa không
làm thủ tục thông quan tại TP nhưng lại đi vào và sử dụng
kết cấu hạ tầng, dịch vụ tiện ích của TP đã gây áp lực rất
lớn lên kết cấu hạ tầng giao thông của TP.HCM. Do đó,
đối tượng thu phí và mức thu phí hạ tầng cảng biển trên
địa bàn TP.HCM được xây dựng là phù hợp với Luật Phí
và lệ phí.
“Việc kiến nghị xem xét miễn, giảm phí đối với hàng
hóa quá cảnh, chuyển khẩu được vận chuyển bằng đường
thủy nội địa cũng là chưa phù hợp” - Sở GTVT TP cho
biết.
HUY VŨ
Sở GTVT TP.HCM phản hồi về việc thu phí hạ tầng cảng biển