091-2022 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa26-4-2022
ĐỨCMINH
N
gày 25-4, tiếp tục phiên
họp thứ 10, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội
cho ý kiến báo cáo của Chính
phủ về kết quả thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí
năm 2021.
Thị trường trái phiếu
doanh nghiệp
tiềm ẩn rủi ro
Thẩm tra sơ bộ báo cáo của
Chính phủ, Ủy ban Tài chính
- Ngân sách nêu: Năm 2021,
thông tin thị trường bất động
sản chưa đầy đủ, thiếu minh
bạch, giá bất động sản tăng
bất thường tại một số nơi. Thị
trường trái phiếu doanh nghiệp
(DN) phát triển mạnh nhưng
có dấu hiệu “nóng”; tiềm ẩn
rất nhiều rủi ro, có DN “lách
luật” phát hành trái phiếu sai
quy định.
Theo đó, khối lượng phát
hành trái phiếu DN riêng lẻ
sáu tháng đầu năm2021 là gần
177.000 tỉ đồng, tăng 8% so
với cùng kỳ năm 2020. Khối
lượng phát hành trái phiếuDN
ra công chúng gần 15.400 tỉ
đồng, tăng hơn 50% so với
cùng kỳ.
Có tình trạngmột sốcánhân,
DN thao túng thị trường chứng
khoángây thiệt hại chonhàđầu
tư, thất thoát, lãng phí nguồn
lực trong dân.
Hoạt độnggiaodịch, thương
mại điện tử, kinh doanh tiền
ảo diễn biến phức tạp, tiềm ẩn
nhữnghình thức lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trên mạng nhưng
đến nay vẫn chưa có khung
pháp luật rõ ràng, đầy đủ để
quản lý vấn đề này...
Phát biểu sau đó, Chủ tịch
Quốc hội Vương Đình Huệ
sách giám sát việc này.
Giải trình, Bộ trưởngBộTài
chính Hồ Đức Phớc cho biết
đang thammưuChính phủ sửa
Nghị định 153 quy định về
chào bán, giao dịch trái phiếu
DNriêng lẻ tại thị trường trong
nướcvàchàobán trái phiếuDN
ra thị trường quốc tế.
Theo bộ trưởng Bộ Tài
chính, Luật Chứng khoán
và Nghị định 153 ra đời với
mongmuốn tiếp cận được các
điều kiện thế giới nhưng sau
khi ban hành bộc lộ nhiều “lỗ
hổng”, dẫn tới những vi phạm.
“Chúng tôi đã nhận diện
được sự sơ hở này và đã yêu
định về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí liên quan đến
công tác phòng chống dịch
COVID-19 có vi phạm pháp
luật trong quản lý, nghiên cứu,
ứng dụng khoa học; đấu thầu,
mua sắm, quản lý, sử dụng tài
sản công.
“Vụ án tại Công tyViệt Ávà
một số cơ quan, địa phương đã
gây thất thoát, lãngphí kinhphí,
tài sản công, gây bức xúc trong
nhân dân” - Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Tài chính - Ngân sách
PhạmThúy Chinh dẫn chứng.
Liên quan đến việcmua sắm
vật tư, thiết bị phòng chống
dịch, Chủ tịch Quốc hội đặt
vấn đề vì sao đã có nghị quyết
của Quốc hội và Chính phủ
nhưng nhiều nơi vẫn không
dám mua?
“Chúng ta hướng dẫn việc
a, b, c nhưng lại theo quy định
của pháp luật thì không ai dám
mua cả. Thực trạng ấy có gây
ách tắc, lãng phí không?” - ông
Huệ nói.
Người đứng đầu Quốc hội
cho rằng thực tế xảy ra khá
nhiều việc “có tiền, bố trí dự
toán rồi nhưng không mua
được và ngược lại, có anh
mua lại sai phạm”, điển hình
nhất là vụ Việt Á, kit test, xét
nghiệm, sai phạm của CDC
các tỉnh.
Phát biểu sau đó, Phó Tổng
Thanh tra Lê Sỹ Bảy cho
hay Chính phủ đã ban hành
hai nghị quyết liên quan đến
phòng chống dịchCOVID-19,
trong đó giaoThanh tra Chính
phủ thanh tra việc mua sắm
trang thiết bị y tế, sinh phẩm,
kit test xét nghiệm phục vụ
phòng chống dịch.
Thanh tra Chính phủ đã và
đang triển khai thanh tra tại Bộ
Y tế, Hà Nội, TP.HCM cũng
như hướng dẫn các bộ, ngành,
địa phương thanh tra theođúng
chỉ đạo của Chính phủ.
“Thanh tra Chính phủ đã
phát hiện một số dấu hiệu vi
phạm pháp luật trong mua
sắm trang thiết bị y tế, kit test,
sinh phẩm phòng chống dịch
COVID-19.Kết quảchính thức
sẽ báo cáo Chính phủ trong
tháng 5-2022” - Phó Tổng
Thanh tra Lê Sỹ Bảy nói.•
Chủ tịch
Quốc hội
VươngĐình
Huệ tại phiên
họp ngày
25-4.
Ảnh: Đ.MINH
Chiều 25-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về
báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính
sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy
hoạch có hiệu lực thi hành”.
Báo cáo kết quả làm việc, đại diện Đoàn giám sát, Chủ
nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay: Đến nay
có 7/111 quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt,
bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, bốn quy hoạch
ngành quốc gia trong lĩnh vực GTVT, quy hoạch vùng
ĐBSCL và quy hoạch tỉnh Bắc Giang. Nhiều quy hoạch
các cấp cũng đang trong quá trình tiếp tục đẩy nhanh tiến
độ triển khai.
Ông Thanh cho rằng tiến độ lập quy hoạch thời kỳ
2021-2030 chậm so với yêu cầu của thực tiễn. Hiện Chính
phủ đang phấn đấu đạt mục tiêu chậm nhất là ngày 31-12-
2022 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch
tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo
quy định của Luật Quy hoạch.
“Số lượng quy hoạch dự kiến được trình Hội đồng thẩm
định rất lớn có thể dẫn đến tình trạng quá tải và ảnh hưởng
đến chất lượng thẩm định” - ông Thanh lo ngại.
Đoàn giám sát cũng nêu một số vấn đề mà có địa
phương phản ánh là quy hoạch sử dụng đất quốc gia chưa
phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất ở địa phương; các
lưu ý về văn hóa, giao lưu phân phối... trong quy hoạch
vùng ĐBSCL.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác lập quy
hoạch, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị
quyết giám sát, trong đó nêu một số giải pháp cả trước
mắt và lâu dài nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng
cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch.
Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ
áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn đơn vị tư vấn
lập quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng chưa lựa
chọn được tư vấn bảo đảm chất lượng, hiệu quả, chống
tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Cho phép lập đồng thời các quy hoạch; điều chỉnh quy
hoạch cấp thấp hơn khi có nội dung không thống nhất với
quy hoạch cấp cao hơn theo hướng không phải thực hiện
quy trình lập nhiệm vụ quy hoạch; rút gọn quy trình thẩm
định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch.
Cho phép sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên để
chi cho việc điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp này...
Về các giải pháp trong dài hạn, Chính phủ chỉ đạo tổng
kết toàn diện tình hình triển khai thực hiện các luật: Quy
hoạch, Xây dựng, Quy hoạch đô thị, Đất đai, Đấu thầu và
các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch. Kiến nghị
các giải pháp sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh này để
đề xuất đưa vào trong chương trình xây dựng pháp luật,
pháp lệnh hằng năm nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà
nước về công tác quy hoạch.
THU NGUYỆT
cho rằng năm2021, thị trường
trái phiếuDN tăng trưởng “rất
nóng”. Ông đề nghị xác minh
thông tin báo chí nêu “Năm
2021, huy động trái phiếu DN
đến hơn 700.000 tỉ đồng, trong
đó 44% liên quan đến lĩnh vực
bất động sản”.
ÔngVươngĐìnhHuệ cảnh
báo: Hiện dư nợ đến hạn phải
trảcủa trái phiếuDNlớn.Trong
khi đó, việcvayđểđảonợđang
bị siết chặt, thêmvào đó là tác
độngcủadịchCOVID-19khiến
DN gặp khó khăn, không có
dòng tiền để trả, tiềm ẩn nguy
cơ vỡ nợ. Ông đề nghị các ủy
ban Kinh tế, Tài chính - Ngân
cầu cảnh báo trên phương tiện
thông tin đại chúng” - ông
Phớc nói và cho biết Bộ Tài
chính đã có nămthông cáo báo
chí, tổ chức bốn cuộc trao đổi
trên VTV và các diễn đàn về
những rủi ro trong phát hành
trái phiếu riêng lẻ của DN.
“Vừa rồi chúng tađãcóđộng
thái xử lý nghiêm. Cùng với đó
cũng phải sửa quy định pháp
luật” - ông Phớc nhấn mạnh.
Sẽ báo cáo Chính phủ
vụ kit test
trong tháng 5-2022
Cũng tại báo cáo thẩm tra sơ
bộ, Ủy ban Tài chính - Ngân
sách lưu ý tình trạng ách tắc
trong mua sắm trang thiết bị
y tế chưa được tháo gỡ kịp
thời. Việc thực hiện các quy
Luật Chứng khoán
và Nghị định 153
mong muốn tiếp cận
được các điều kiện
thế giới nhưng sau
khi ban hành bộc lộ
nhiều lỗ hổng, dẫn
tới những vi phạm.
Bộ Tài chính đã cảnh báo
“lỗ hổng” trái phiếu doanh nghiệp
Dưnợ đến hạn của trái phiếu doanh nghiệp lớn trong khi vay đảo nợ đang bị siết chặt... tiềmẩnnguy cơ vỡ nợ.
Chỉmới quyết định, phê duyệt 7/111quyhoạch
Bộ trưởng Bộ Tài chínhHồĐức Phớc
(trái)
và Phó Tổng thanh tra
Chính phủ Lê Sỹ Bảy giải trình tại phiên họp. Ảnh: Đ.MINH
Vướng mắc về cơ chế để xử lý
vấn đề Thủ Thiêm
Cũng tại phiên họp, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ
Bảy cho hayThanh tra Chính phủ, các bộ, ngành đã và đang
thực hiện thanh tra liên quan đến việc thực hiện các dự án
trọngđiểmquốc gia, trongđó có việc xử lý 12dự án yếu kém.
Thanh tra Chính phủ cũng đã thành lập bốn đoàn đi kiểm
tra việc thực hiện xử lý sau thanh tra ở Hà Nội, TP.HCM, Đà
Nẵng, KhánhHòa. Có rất nhiềunội dung theoquy địnhpháp
luật hiện hành là vi phạm, tuy nhiên để khắc phục, tháo gỡ
là vấn đề vô cùng khó khăn.
Ông Bảy dẫn chứng: Việc xử lý sau thanh tra tại dự án
khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) có một số vấn đề hết
sức khó khắn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.“Thanh tra
Chính phủ đã và đang làmviệc, lấy ý kiến các bộ, ngành như
TN&MT, Tài chính, KH&ĐT, Tư pháp… để có ý kiến báo cáo
Thủ tướng, từ đó tháo gỡ khó khăn trong thực hiện kết luận
sau thanh tra ở dự án này” - vẫn lời ông Lê Sỹ Bảy.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook