4
Thời sự -
ThứBa26-4-2022
ANHIỀN
S
áng 25-4, PhóThủ tướng
Lê Văn Thành chủ trì
Hội nghị toàn quốc về
công tác phòng chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn
năm 2022.
Hội nghị được kết nối tới
63 điểm cầu UBND tỉnh, TP
và 701 điểm cầu quận, huyện
trên cả nước với hơn 19.000
người dự.
Cần dự báo đúng,
không đợi lũ ào về
mới xả
Là địa phương nằm ở hạ
nguồn của sông Ba, ông Trần
Hữu Thế, Chủ tịch UBND
tỉnh Phú Yên, phản ánh số
lượng trạm quan trắc trên lưu
vực sông còn ít. “Do đó, cần
tăng số lượng trạm quan trắc
ở thượng lưu sông Ba để tăng
khả năng dự báo” - ông Thế
nói và cho rằng cần có công
nghệ tính toán dự báo lũ đến
các trạm quan trắc cũng như
các hồ chứa từ lượng mưa
đo được hoặc từ lượng mưa
dự báo và điều hành xả lũ
ngay, không chờ đến khi lũ
đã đổ ào ào về xuôi mới điều
hành xả lũ.
chứa ở khu vực miền Trung,
Tây Nguyên còn hạn chế, chỉ
có thể cắt, giảm lũ cho các
địa phương ở khu vực hạ du
chịu ảnh hưởng bởi sự điều
tiết của các hồ mà không thể
giải quyết được toàn bộ vấn
đề lũ lụt ở phía hạ du trên
toàn bộ lưu vực sông.
“Trên các lưu vực hiện nay
còn có hàng ngàn công trình
hồ chứa thủy lợi, các đơn vị
đơn mục tiêu, tuy nhiên công
trình này chủ yếu là tràn toàn
tuyến, rất ít công trình có cửa
van điều tiết nên khả năng
cắt lũ hạn chế so với tổng
lượng lũ trên lưu vực” - ông
tới. Đó là công tác dự báo
thiên tai tuy đã có nhiều cố
gắng nhưng chưa thực sự
đáp ứng yêu cầu, chất lượng
các bản tin dự báo cần tiếp
tục được nâng cao hơn nữa.
“Trong đợt mưa lũ trái quy
luật ngay trong thời gian mùa
khô ở các tỉnh Nam Trung
bộ vừa qua, nếu chúng ta có
thể dự báo, cảnh báo sớm
hơn, chính xác hơn, chắc
chắn thiệt hại về tài sản của
nhân dân đã được giảm nhẹ
hơn” - Phó Thủ tướng nói.
Cạnh đó, công tác hỗ trợ,
triển khai khắc phục hậu
quả thiên tai còn bất cập,
thủ tục rườm rà gây chậm
trễ, chưa đáp ứng yêu cầu
thực tiễn đặt ra.
Công tác vận hành liên hồ
chứa trên các hệ thống sông,
đặc biệt tại khu vực miền
Trung và Tây Nguyên còn
có những tồn tại, bất cập. Sự
phối hợp, thông tin giữa các
địa phương thượng nguồn
với hạ nguồn, giữa cấp tỉnh
với cấp huyện, cấp xã, giữa
chủ hồ, đơn vị quản lý vận
hành hồ với chính quyền địa
phương chưa tốt.
Việc chấp hành quy định
vận hành liên hồ chứa chưa
nghiêm; việc thông báo cho
chính quyền địa phương,
người dân khi xả lũ ở một
số hồ chứa chưa kịp thời,
đúng quy định hoặc hình
thức thông báo chưa phù
hợp, kịp thời dẫn đến bị
động trong ứng phó.
Phó Thủ tướng lấy ví dụ
nhiều trường hợp ngay trong
mưa lũ, người dân vẫn đi
đánh cá, vớt củi hay đi qua
ngầm, tràn, rất dễ xảy ra tai
nạn. Hầu hết trường hợp thiệt
mạng trong đợt mưa lũ lớn
cuối tháng 11, đầu tháng
12-2021 đều là do tai nạn,
bị lũ cuốn trôi.•
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai
và tìmkiếmcứu nạn năm2022. Ảnh: TTXVN
Ông Trần Hồng Thái, Tổng
cục trưởngTổngcụcKhí tượng
thủy văn (Bộ TN&MT), cho
biết bộ này đã có văn bản đề
nghị các địa phương rà soát
lại 11 công trình vận hành liên
hồ chứa lớn. Qua ý kiến tổng
hợp của các địa phương, chủ
hồ chứa cho thấy quy trình
vận hành liên hồ chứa đang
tồn tại một số bất cập.
“Đó là công tác phối hợp
giữa các địa phương chưa
cao. Một số địa phương còn
lúng túng trong các chỉ đạo,
vận hành hồ chứa. Việc chia
sẻ thông tin dữ liệu vận hành
hồ chứa giữa các địa phương
còn chưa hiệu quả” - ông
Thái nhấn mạnh.
Tổng cục trưởngTrầnHồng
Thái cũng cho hay năng lực hồ
Thái cho biết.
Theo ông Thái, tới đây Bộ
TN&MT sẽ tiếp tục rà soát,
trình Thủ tướng, phó thủ
tướng xem xét về nội dung
sửa đổi một số điều về quy
trình vận hành liên hồ chứa
trên một số lưu vực sông,
giải quyết các vấn đề còn
tồn tại, bất cập.
Thông báo không
kịp thời, bị động
trong ứng phó
Tại hội nghị, PhóThủ tướng
Lê Văn Thành đã chỉ ra một
số tồn tại lớn cần quan tâm,
khắc phục trong giai đoạn
“Chất lượng
công tác dự báo là
yếu tố quyết định,
là cơ sở cho công tác
chỉ đạo, điều hành
ứng phó thiên tai
một cách chủ động,
từ sớm, từ xa!”
PhóThủtướng
LêVănThành
Ngày 25-4, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức
phiên họp giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý
và sử dụng các công trình văn hóa, thể thao trên địa bàn
Hà Nội.
Tại phiên giải trình, các đại biểu HĐND TP đã truy
trách nhiệm của UBND TP Hà Nội về việc công trình
ngàn tỉ Bảo tàng Hà Nội qua ba nhiệm kỳ mà giai đoạn
2 vẫn chưa hoàn thành.
“Giai đoạn 1 đã hoàn thành năm 2010 để kịp chào
mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên,
hạng mục trưng bày hiện vật trong bảo tàng trị giá 800
tỉ đồng dự kiến hoàn thành vào năm 2015 nhưng đến
nay vẫn chưa xong. Vì sao?” - đại biểu Vũ Ngọc Anh,
quận Bắc Từ Liêm, hỏi.
Thay mặt UBND TP Hà Nội, Giám đốc Sở VH&TT
Đỗ Đình Hồng giải trình dự án Bảo tàng Hà Nội có
tổng kinh phí 2.300 tỉ đồng. Năm 2010, dự án đã được
khánh thành phần xây dựng (giai đoạn 1), sau đó triển
khai phần thiết kế, trưng bày hiện vật (giai đoạn 2).
“Năm 2009, TP đã phê duyệt đề cương phần trưng
bày. Tuy nhiên, thời điểm đó toàn bộ hệ thống hiện
vật chưa được kiểm kê. Tới năm 2020, UBND TP phê
duyệt lại đề cương. Ngoài ra, trong những năm vừa
qua, chủ đầu tư cũng thay qua nhiều sở, ngành” - ông
Hồng nói và thừa nhận trong đó có trách nhiệm của
chủ đầu tư (Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội) và Sở
VH&TT.
Theo lãnh đạo Sở VH&TT Hà Nội, phần thiết kế kỹ
thuật trưng bày hiện vật đã gửi hồ sơ cho Sở Xây dựng
vào ngày 31-3. Dự kiến trong tháng 5-2022, Sở Xây
dựng sẽ thẩm định xong, báo cáo UBND TP phê duyệt.
“Chúng tôi quyết tâm tới giữa năm 2024 kết thúc dự
án này. Nếu được sẽ hoàn thiện phần trưng bày vào
năm 2023 và nghiệm thu” - ông Hồng cam kết.
Cũng tại phiên giải trình, các đại biểu HĐND chất
vấn UBND TP Hà Nội về dự án Công viên văn hóa, thể
thao Đống Đa qua 20 năm vẫn chưa triển khai được.
Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho
biết dự án Công viên Đống Đa có từ năm 1998, có
quyết định thu hồi đất tại ba phường. Đến nay đã giải
tỏa 132 hộ với diện tích trên 9.000 m
2
và thu hồi được
khoảng 10.000 m
2
tại khu bãi đất lấn chiếm.
“Năm 2007, TP có văn bản giao một doanh nghiệp
đề xuất lập quy hoạch, đầu tư xây dựng công viên văn
hóa, tuy nhiên từ đó đến nay chưa thực hiện. Khó khăn,
vướng mắc chính là về giải phóng mặt bằng, vướng
mắc về chế độ chính sách tái định cư, giá bồi thường
chưa thỏa đáng” - ông Định cho biết.
Tham gia giải trình, Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội
Nguyễn Trúc Anh cho biết vướng mắc nhất của dự án
là giải phóng mặt bằng, đến nay mới giải phóng được
1,9 ha đất trong tổng số 8,5 ha quỹ đất của giai đoạn
1. Hiện Sở QH-KT, hai quận Đống Đa, Ba Đình đang
tập trung hoạch định lại phạm vi ranh giới dự án. “Nếu
hai quận đáp ứng được tiến độ rà soát dự án trong nửa
đầu năm 2022, sở sẽ trình UBND TP về phương án điều
chỉnh dự án Công viên văn hóa Đống Đa...” - giám đốc
Sở QH-KT Hà Nội nói.
Về việc này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc
Anh cho biết UBND TP đã yêu cầu các sở, ngành liên
quan và hai quận Đống Đa, Ba Đình tập trung rà soát
để có thể “dứt điểm điều chỉnh quy hoạch” công viên
này trong hai tháng nữa.
Ông Chu Ngọc Anh khẳng định: “UBND TP sẽ luôn
nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu và sẽ chỉ đạo triển khai
thực hiện ngay những nội dung được Thường trực
HĐND TP kết luận ngày hôm nay và báo cáo kết quả
thực hiện với HĐND TP tại các kỳ họp thường niên”.
TRỌNG PHÚ
Cầndựbáođúng,
ứng phómau lẹ
trước thiên tai
dị thường
Phải triển khai ngay công tác kiểmtra, rà soát phương
án, kế hoạch phòng chống thiên tai trên cả nước.
Đại biểu chất vấnUBNDTPHàNội về côngviên“đắp chiếu”20năm
Định hướng nhiệm vụ trong thời gian tới,
PhóThủ tướngnhấnmạnh trước hết, phải đổi
mới,nângcaonănglựccôngtáctheodõi,giám
sát, dự báo, cảnh báo thiên tai. “Chất lượng
công tác dự báo là yếu tố quyết định, là cơ sở
cho công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với
thiên tai một cách chủ động, từ sớm, từ xa,
nhất là trong tình hình diễn biến thời tiết, khí
hậu, thiên tai dị thường!”- PhóThủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, vừa qua Chính phủ
đã ban hành kế hoạch ưu tiên đầu tư công
nghệ quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng
thủy văn theo hướng hiện đại, đồng bộ, tự
động hóa, tích hợp đa mục tiêu, đặc biệt là
dự báomưa, lũ, khí tượng thủy văn biển.“Yêu
cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp cùng với các
bộ, ngành trung ương triển khai thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch này”- Phó
Thủ tướng nêu rõ.
Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành việc xây
dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai. Triển
khai hiệu quả Chiến lược phát triển ngành
khí tượng thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045.
Với phương châm phòng là chính, chỉ đạo
từ sớm, từ xa, PhóThủ tướngđề nghị cần triển
khai ngaycông táckiểmtra, rà soát phươngán,
kế hoạch phòng chống thiên tai trên cả nước.
Chất lượng công tác dự báo là yếu tố quyết định