099-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy7-5-2022
nhờ người quen tìmđến trưởngCông
an quận Tây Hồ khi đó là ông Lê
nhờ giúp đỡ. Ông Lê yêu cầu gia
đình Tài chuẩn bị 110 triệu đồng
để hòa giải với bị hại.
Thực hiện theo hướng dẫn trên,
người quen của gia đình Tài đã
mang 110 triệu đồng đến phòng
làm việc đưa cho ông Lê, đặt lên
bàn làm việc và nhờ giúp hòa giải.
Sau khi nhận tiền, với cương vị
trưởng Công an quận Tây Hồ, ông
Lê chỉ đạo thuộc cấp tha cho Tài về
nhà mà không có căn cứ, không có
quyết định hủy bỏ quyết định tạm
giữ theo thủ tục tố tụng hình sự.
Cơ quan tố tụng đánh giá ông
Lê không khai nhận hành vi phạm
tội, phủ nhận toàn bộ sự việc, đổ
lỗi cho cấp dưới và người liên
quan, chủ động tạo ra các chứng
cứ không đúng sự thật khách quan
nhằm che giấu hành vi phạm tội
của mình.
Dù vậy, trên cơ sở các chứng
cứ, tài liệu đã được thu thập, VKS
khẳng định có đủ căn cứ kết luận
bị can này lợi dụng chức vụ, quyền
hạn, vị trí công tác, chủ động gợi ý
nhận hối lộ số tiền 110 triệu đồng và
trực tiếp chỉ đạo cấp dưới thực hiện
tha trái pháp luật đối với Nguyễn
Hữu Tài.
“Quận này của sếp cả,
muốn làm gì chả được”
Đối với ba bị can còn lại, VKS
xác định những người này biết chỉ
đạo của ông Phùng Anh Lê là trái
pháp luật nhưng vẫn chấp hành,
thực hiện tha trái pháp luật cho
Nguyễn Hữu Tài.
Theo đó, sau khi nhận tiền, ông
Lê gọi điện thoại cho cấp dưới để
yêu cầu mang tài liệu vụ việc xuống
xem xét. Cựu trưởng công an quận
cho rằng chứng cứ tạm giữ Tài còn
yếu nên chỉ đạo “phải đưa nghi phạm
ra khỏi nhà tạm giữ”.
Trước yêu cầu này, bị can Vũ
Công Ngọc cho rằng Tài đang thi
hành quyết định tạm giữ, nếu muốn
cho về thì phải có quyết định hủy
bỏ tạm giữ hoặc quyết định trả tự
do. Dù vậy, ông Lê vẫn yêu cầu
TUYẾNPHAN
V
KSND Tối cao vừa ban hành
cáo trạng vụ tha trái pháp luật
người bị bắt, người đang bị
tạm giữ, tạm giam, người đang
chấp hành án phạt tù; nhận hối lộ
xảy ra tại Công an quận Tây Hồ,
TP Hà Nội.
Nhận tiền, chỉ đạo cấp
dưới tha người trái phép
Cáo trạng của VKS truy tố bốn
bị can, trong đó, ông PhùngAnh Lê
(cựu trưởng Công an quận Tây Hồ,
cựu trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế
Công an TP Hà Nội) bị cáo buộc
phạm tội nhận hối lộ.
Thời điểm khởi tố, ông Lê bị
bắt với tội danh tha trái pháp luật
người bị bắt, người đang bị tạm
giữ, tạm giam, người đang chấp
hành án phạt tù. Tuy nhiên, đến
nay cơ quan tố tụng quyết định
truy tố đối với bị can này tội
nhận hối lộ.
Ba thuộc cấp của ông Lê là
Nguyễn Đức Châu (cựu đội trưởng
cảnh sát hình sự), Vũ Công Ngọc
(cựu đội phó cảnh sát hình sự) và
Lê Đình Trung (cựu đội phó cảnh
sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư
pháp) cùng bị truy tố về tội tha trái
pháp luật người bị bắt, người đang
bị tạm giữ, tạm giam, người đang
chấp hành án phạt tù.
Cáo trạng xác định từ tháng
9-2016, Công an phường Yên Phụ
thụ lý vụ việc anh NCT tố giác bị
một nhóm người lạ mặt bắt giữ trái
pháp luật, đánh gây thương tích. Quá
trình điều tra, nghi phạm trong vụ
việc là Nguyễn Hữu Tài đã đến cơ
quan công an đầu thú và được đưa
vào nhà tạm giữ.
Tuy nhiên, người nhà của Tài đã
Cựu trưởng Công an quận Tây Hồ PhùngAnh Lê. Ảnh: PB
Lý do cựu trưởng Công an quận
Tây Hồ bị truy tố tội nhận hối lộ
Cựu trưởng Công an quận Tây Hồ (TPHà Nội) bị cáo buộc nhận 110 triệu đồng để chỉ đạo cấp dưới tha
người đang bị tạmgiữ trái pháp luật.
thuộc cấp tiếp tục thực hiện lệnh
của mình.
Khoảng 0 giờ 30 ngày 23-9-2016,
Ngọc cùng một số cán bộ đội hình
sự đến đưa Tài ra khỏi nhà tạm giữ.
Khi đó, bị can Lê Đình Trung đang
phụ trách ca trực tại nhà tạm giữ đã
phản đối việc này vì cho rằng không
có quyết định hủy bỏ tạm giữ.
Ngay lập tức, ông Trung nhận
được chỉ đạo của cấp trên phụ
trách mình rằng “sếp đã chỉ đạo
thì phải nghe thôi, quận này của
sếp cả, muốn làm gì chả được”.
Ngay trong đêm đó, Tài được thả.
“Mặc dù cả ba bị can đều nhận
thức được hành vi của mình thực
hiện theo chỉ đạo của Phùng Anh
Lê là trái pháp luật nhưng trước
và sau khi thực hiện, các bị can
không báo cáo lên cấp có thẩm
quyền và không thông báo cho
VKS cùng cấp biết, nên phải chịu
trách nhiệm đối với hậu quả do
hành vi vi phạm của mình gây
ra” - cáo trạng nêu.•
Bỏ trốnđếnĐồngNai rồi đấusúngvới côngan, quay lại TP.HCMhầu tòa
TrầnDuy Chinh khai cất giữ trái nổ, súng với mục đích để tự sát nếu bị vây bắt khi thamgia biểu tình.
Mặc dù Phùng Anh Lê
phủ nhận, đổ lỗi cho cấp
dưới nhưng VKS có đủ
chứng cứ, tài liệu để kết
luận bị can này lợi dụng
chức vụ, gợi ý nhận hối
lộ 110 triệu đồng.
Ngày 6-5, TAND TP.HCM sau phần thủ tục đã quyết
định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ
Trần Duy Chinh (sinh năm 1971, ngụ
phường 9, quận 10) bị truy tố về tội
tàng trữ trái phép vật liệu nổ.
Chinh là bị cáo có sáu tiền án trộm
cắp và là kẻ đấu súng với hai công an
trước cổng trụ sở xã Phú Hòa, huyện
Định Quán, Đồng Nai. Chinh được dẫn
giải đến phiên xử khi người không thể
đứng thẳng vì bị bệnh xương khớp.
Vụ án tàng trữ trái phép vật liệu nổ
được phát hiện khi mẹ của Chinh trình
báo công an địa phương khám xét thu
giữ vật chứng vào ngày 30-1-2020.
Trước đó, Chinh được một người
đàn ông tặng một hộp giấy bên trong
chứa một khẩu súng K54, 13 viên đạn
và bốn quả bom (trái nổ tự chế) có khối lượng thuốc nổ là
hơn 1.228 g. Số trái nổ này được Chinh
cất giữ tại phòng riêng trong nhà trên
đường Lý Thái Tổ (quận 10, TP.HCM).
Quá trình điều tra vụ án này, Chinh
khai nhận thường xuyên tham gia
biểu tình chống Trung Quốc, sử dụng
Facebook tương tác chia sẻ các thông tin
với một số nick như Mẹ Nấm, Nga Vũng
Tàu…
Chinh luôn mang theo súng, cờ vàng
ba sọc đỏ trong người nên nếu bị kiểm
tra sẽ chống trả quyết tử. Ngoài ra, Chinh
khai cất giữ trái nổ, súng tại nhà với mục
đích để tự sát nếu bị vây bắt khi tham gia
biểu tình.
Trong khi lực lượng chức năng khám
xét nhà thì Trần Duy Chinh đã bỏ trốn và
gây ra vụ án giết người, cướp tài sản tại Đồng Nai bằng
súng mà TAND Cấp cao tại TP.HCM đang hoãn xét xử để
đưa bị cáo đi giám định sức khỏe tinh thần.
Tại phiên tòa sơ thẩm trước đó, TAND tỉnh Đồng Nai
đã tuyên phạt Trần Duy Chinh 24 năm tù về ba tội giết
người, cướp tài sản và tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí
quân dụng.
Theo đó, trong khi bị truy bắt, Chinh đã nổ súng vào hai
công an trước trụ sở rồi cướp mô tô của công an bỏ chạy
khỏi hiện trường. Sau đó, Chinh bị lực lượng công an truy
đuổi, bắt giữ.
Chinh cho hay mình biết đoàn luật sư tỉnh có cử
luật sư bào chữa nhưng bị cáo không cần luật sư và
tự bào chữa, không thừa nhận hành vi phạm tội. Còn
ở phiên phúc thẩm thì tại phần xét hỏi, HĐXX thấy
bị cáo có những biểu hiện bất thường nên quyết định
hoãn phiên tòa.
HOÀNG YẾN
Tội nhận hối lộ có khung hình phạt cao nhất
là tử hình
Điều 354 BLHS năm 2015 quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào
sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác
để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người
đưa hối lộ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng đến
dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về
hành vi này mà còn vi phạmhoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm
tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Nhận lợi ích phi vật chất.
Trường hợpphạmtội có tố chức hoặc của hối lộ trị giá từ 100 triệu đồng
đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 3 tỉ đồng đến dưới
5 tỉ đồng… thì tùy trường hợp mà bị phạt tù từ bảy năm đến 20 năm.
Đặc biệt, người phạm tội nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
trị giá 1 tỉ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5 tỉ đồng trở lên thì
bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
BịcáoTrầnDuyChinhkhôngthể
đứngthẳngtạiphiêntòangày6-5.
Ảnh:HOÀNGYẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook