099-2022 - page 16

16
Đài
CNBC
ngày 5-5 cho biết tỉ phú người Mỹ Elon
Musk dự kiến sẽ giữ chức giám đốc điều hành (CEO)
tạm thời của Twitter trong vài tháng sau khi ông hoàn
tất thương vụ mua lại công ty mạng xã hội này với giá
44 tỉ USD.
Trước đó, một nguồn tin tiết lộ ông Musk sẽ sắp xếp
một CEO mới cho Twitter, người sẽ thay thế giám đốc
điều hành hiện tại là ông Parag Agrawal, người mới chỉ
điều hành công ty được vài tháng sau khi đảm nhận vị trí
lãnh đạo từ người đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey vào
tháng 11-2021.
Cho đến nay vẫn chưa rõ việc tỉ phú Musk tiếp quản
Twitter sẽ ảnh hưởng thế nào đến đội ngũ lãnh đạo hiện
tại của công ty này. Ông Agrawal dự kiến sẽ tiếp tục giữ
vai trò của mình cho đến khi hoàn tất việc bán công ty cho
ông Musk. Hiện phía Twitter vẫn chưa đưa ra bất cứ bình
luận gì về thông tin trên.
Cùng ngày, theo một hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán
và sàn giao dịch Mỹ (SEC), tỉ phú Musk đã kêu gọi được
khoản tiền 7,14 tỉ USD cam kết vốn cổ phần từ bạn bè và
các nhà đầu tư khác để mua lại Twitter. Ông Musk được
cho là đã lựa chọn rất kỹ các nhà đầu tư. Trong đó có thể
kể đến ông Larry Ellison, đồng sáng lập tập đoàn công
nghệ đa quốc gia Oracle; ông này đã cam kết hỗ trợ số
tiền 1 tỉ USD.
Công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia và nền tảng trao đổi
tiền điện tử Binance cũng tuyên bố sẽ đóng góp lần lượt
800 triệu USD và 500 triệu USD, trong khi tập đoàn đầu
tư tư nhân Honeycomb Asset Management cũng sẽ hỗ trợ
ông Musk 5 triệu USD.
PHẠM KỲ
Quốc tế -
ThứBảy7-5-2022
Hệ lụy sau 2 tháng phương Tây
trừng phạt Nga
Các đòn trừng phạt nhắmvào Nga cùng tình hình chiến sựUkraine leo thang làm cả phương Tây
lẫnMoscow thiệt hại nặng.
VĨ CƯỜNG
N
gày 4-5, hãng
AP
đưa
tin Chủ tịch Ủy ban
châuÂuUrsula von der
Leyen kêu gọi 27 quốc gia
thành viên Liên minh châu
Âu (EU) thông qua gói trừng
phạt thứ sáu nhắm vào Nga
liên quan chiến dịch quân sự
đặc biệt ở Ukraine.
Gói trừng phạt này bao gồm
các biện pháp như cấm nhập
khẩu dầu từ Nga và nhắm
mục tiêu vào ngân hàng lớn
nhất cùng các hãng truyền
thông lớn của Nga. Bà von
der Leyen cũng đã đề xuất
với các quốc gia thành viên
EU phương án loại bỏ dần
việc nhập khẩu dầu thô từ
Nga trong vòng sáu tháng
và nhập các sản phẩm tinh
chế từ Nga vào cuối năm nay.
Thiệt hại đến từ
nhiều phía
Các động thái trên là những
diễn biến mới nhất trong
chuỗi cấm vận kéo dài suốt
hai tháng qua của phươngTây
nhằm vào Nga liên quan tới
chiến dịch quân sự đặc biệt
của nước này tại Ukraine. Tuy
nhiên, giới quan sát cảnh báo
các biện pháp trừng phạt này
giống con dao hai lưỡi, vừa
gây tổn thất cho Nga nhưng
cũng khiến chính những quốc
gia áp trừng phạt phải trả giá.
Theo tờ
Financial Times
, các
lệnh trừng phạt và tình hình
chiến sự ở Ukraine đã đẩy giá
hàng hóa và năng lượng lên
cao trên phạm vi toàn cầu.
Khi giá hàng hóa tăng cao,
lạm phát sẽ gia tăng, gây ra
những vấn đề nội tại cho các
quốc gia áp đặt trừng phạt.
Lạm phát tăng cao và sự
gián đoạn chuỗi cung ứng
đang đe dọa lợi nhuận của
các tập đoàn phương Tây,
trong khi việc tăng mức lãi
suất nhằm kiềm chế lạm phát
càng khiến người tiêu dùng
đối mặt nhiều khó khăn hơn.
Với những rủi ro kinh tế tiềm
ẩn phía trước, tháng 4 đã trở
thành tháng tồi tệ nhất của
giới đầu tư Mỹ kể từ lúc đại
dịch COVID-19 bùng phát
khi chỉ số S&P500 quan trọng
giảm hơn 8,8%.
Nền kinh tế Nga cũng chịu
tác động đáng kể của các đòn
trừngphạttừphươngTây.Ngân
hàngTrungươngNgamới đây
dự báo GDPNga sẽ giảm 8%
trong năm nay, trong khi dự
báo của Ngân hàng Tái thiết
và Phát triển châu Âu là giảm
10%. Viện Tài chính Quốc tế
có trụ sở tại Washington dự
báo mức giảm 15%.
Nếu GDP Nga sụt giảm
10%, điều này sẽ đẩyNga vào
cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể
từ đầu những năm 1990. Tuy
nhiên, điều xấu nhất vẫn chưa
đến vì dù nền kinh tế Nga có
thể điều chỉnh về trạng thái
cân bằng mới trong một hoặc
hai năm, nó sẽ không thể sớm
phục hồi về mức trước xung
đột; Nga sẽ tiếp tục tụt hậu so
với các nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, ngành xuất
khẩu năng lượng của Nga
thời gian qua vẫn đứng vững
một cách đáng ngạc nhiên,
mặc dù phương Tây liên tiếp
đánh mạnh vào mũi nhọn này
của Moscow. Nga trong hai
tháng qua tăng gần gấp đôi
doanh thu, lên khoảng 62 tỉ
USD từ việc bán nhiên liệu
hóa thạch, tờ
The Guardian
số liệu từ Trung tâm Nghiên
cứu năng lượng và không khí
sạch tại Phần Lan cho hay.
Ai là bên chịu
thiệt hại thực sự?
Trên thực tế, tờ
The Wall
Street Journal
nhận định nếu
chiến sự kéo dài và các lệnh
trừng phạt vẫn ngày càng dày
đặc thêm, bên chịu thiệt hại
thực sự trong cuộc đối đầu
giữa Nga và phương Tây trên
thực tế lại là những quốc gia
đang phát triển nghèo hơn.
Từ Peru cho tới Sri Lanka,
việc tăng giá nhiên liệu, thực
phẩm và phân bón đã gây ra
những cuộc biểu tình bạo
loạn trên đường phố, trong
khi một số quốc gia có nguy
cơ đối mặt bất ổn chính trị.
Những khoản nợ của nhiều
Người dânNga xếp hàng chờ rút tiền tại một ngân hàng ở thủ đôMoscowhồi tháng 4. Ảnh: AP
CNBC: Tỉ phúElonMusk có thể làCEOcủaTwitter
Nga lên tiếng về gói trừng phạt
mới nhất của EU
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết
Nga đang theo dõi quá trình chuẩn bị gói trừng phạt thứ
sáu của EU nhắm vào Moscow và đánh giá theo nhiều
kịch bản khác nhau. Ông Peskov nhấn mạnh các quốc
gia đang cố gắng gây tổn hại cho Nga bằng cách áp đặt
các biện pháp trừng phạt cũng đang phải trả giá đắt và
hậu quả của các biện pháp này đối với người dân châu
Âu sẽ tăng lên mỗi ngày.
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn
Quốc và Nhật cũng là những
bên phụ thuộc nguồn cung
năng lượng từNga thì châu Âu
nhập khẩu khoảng 46 tỉ USD
khí đốt, dầu mỏ và than đá từ
Nga trong hai tháng qua, so
với khoảng 147 tỉ USD trong
cả năm 2021, theo đài
CNN
.
Tiêu điểm
Bên chịu thiệt hại
thực sự trong cuộc
đối đầu giữa Nga
và phương Tây trên
thực tế lại là những
quốc gia đang phát
triển nghèo hơn.
quốc gia nghèo cũng ngày
càng lớn hơn.
Bằng cách sử dụng tổng
lực những vũ khí kinh tế của
mình, phương Tây đang tìm
cách gây ra “cú sốc và sự
sợ hãi” cho Nga như thể để
nhấn mạnh rằng trừng phạt
cũng là một hình thức chiến
tranh. Tuy nhiên, cũng giống
xung đột vũ trang, như những
gì diễn ra trong cuộc chiến
ở Ukraine, kết quả của các
lệnh trừng phạt đôi khi trở
nên khó lường và thường
dẫn đến những hệ lụy không
mong muốn.
Phương Tây sẽ tiếp
tục đẩy mạnh áp lực
lên Nga
Trong bài viết mới đây
trên tờ
The Hill
, GS Brahma
Chellaney thuộc Trung tâm
nghiên cứu chính sách (Ấn
Độ) cho rằng cuộc xung đột
Nga -Ukrainekhôngcòn làđối
đầu vũ trang giữa hai quốc gia
mà nó đã trở thành một biểu
hiện củamột cuộc Chiến tranh
lạnh mới giữa phương Tây và
Nga. Khi cuộc chiến này ngày
càng kéo dài, phương Tây sẽ
trở nên ngày càng cứng rắn
và can dự sâu hơn.
Lúc đó, phương Tây có thể
cho rằng chỉ riêng các lệnh
trừng phạt kinh tế - chính trị
hiện nay là chưa đủ để răn đe
Nga. Điều đó lý giải tại sao
Mỹ tăng cường vận chuyển vũ
khí cho Ukraine, trong đó có
việc yêu cầu Quốc hội thông
qua ngân sách 33 tỉ USD hỗ
trợ quân sự bổ sung và hỗ trợ
kinh tế cho chính quyền Kiev,
cũng như cản trở các mục tiêu
chiến tranh của Nga.
Hồi tháng 4, Tổng thống
Joe Biden từng tuyên bố cuộc
chiến ở Ukraine sẽ có thể còn
rất lâu mới chấm dứt. Nhận
định này sau đó được củng cố
bởi Chủ tịch Hội đồng Tham
mưu trưởng Liên quân Mỹ
Mark Milley khi ông đánh
giá cuộc xung đột ở Ukraine
có thể kéo dài một vài năm.
Tuy nhiên, khi xung đột kéo
dài và những hiệu ứng ngược
của các biện pháp trừng phạt
làm sâu sắc thêm cuộc khủng
hoảng chi phí sinh hoạt, rạn
nứt giữa phương Tây sẽ ngày
càng rộng ra và tâm lý mệt
mỏi vì cuộc chiến ở Ukraine
sẽ ngày càng tăng lên.
Cựu Tổng thư ký Tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại TâyDương
(NATO) Javier Solana trong
bài viết cho trang
Project
Syndicate
cho rằng phương
Tây hầu như còn rất ít lựa chọn
ngoại trừ đàm phán với Nga
để chấmdứt xung đột. Những
cuộc đàm phán như vậy sẽ có
vai trò cấp thiết để chấm dứt
sự tàn phá ở Ukraine và giúp
cho thế giới không phải trả
cái giá quá đắt.•
Tỉ phú người Mỹ ElonMusk. Ảnh: RT
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook