099-2022 - page 9

9
Ông Thái Minh Giao, Cục phó Cục Thuế TP.HCM, cho
biết theo đúng quy định, ngày 6-5, cơ quan thuế sẽ tiến
hành biện pháp cưỡng chế tài khoản để thu nợ thuế đợt 1
với hai công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm là Công ty cổ
phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega. Hai
công ty này đã chậm đóng tiền trúng đấu giá quá 90 ngày.
Theo ông Giao, cơ quan thuế cụ thể là Chi cục Thuế TP
Thủ Đức sẽ tiến hành cưỡng chế hai công ty trúng đấu giá
đất Thủ Thiêm chưa nộp tiền sử dụng đất và phí trước bạ
bằng biện pháp yêu cầu phong tỏa tài khoản, trích tiền từ tài
khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, tổ
chức tín dụng.
Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tại
nhiều Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác nhau thì
người có thẩm quyền căn cứ vào số tài khoản mở tại Kho
bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng để ban hành quyết định
cưỡng chế trích tiền từ tài khoản đối với một tài khoản hoặc
nhiều tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt,
tiền chậm nộp.
Ông Giao cũng cho hay sau khi nhận được văn bản cưỡng
chế của cơ quan thuế, trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước,
tổ chức tín dụng nơi hai công ty này bị cưỡng chế mở tài
khoản sẽ cung cấp số tài khoản, số dư và các thông tin liên
quan đến tài khoản và các giao dịch qua tài khoản của hai
công ty. Tiếp đó, Kho bạc Nhà nước và tổ chức tín dụng có
trách nhiệm làm thủ tục trích chuyển số tiền của đối tượng
bị cưỡng chế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại
Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước và tổ chức tín dụng
sẽ có thông báo ngay cho cơ quan thuế, đối tượng bị cưỡng
chế biết ngay khi trích chuyển.
“Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền
mà công ty bị cưỡng chế phải nộp thì vẫn phải trích chuyển
số tiền đó vào tài khoản của ngân sách nhà nước. Việc trích
chuyển không cần sự đồng ý của đối tượng bị cưỡng chế.
Mọi giao dịch khác của hai công ty này vẫn diễn ra bình
thường” - ông Giao chia sẻ.
Sau 180 ngày nếu hai công ty này vẫn chưa nộp đủ tiền
vào ngân sách thì UBND TP.HCM sẽ có quyết định về hủy
kết quả trúng đấu giá.
QUANG HUY
BuổiđấugiábốnlôđấtThủThiêmvàongày10-12-2021.Ảnh:QH
Cưỡng chế tài khoản, thu nợ thuế của 2 công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm
681.886
tỉ đồng, tương đương 30 tỉ USD là tổng
giá trị ba sản phẩm condotel, villas,
shophouse của 239 dự án BĐS du lịch
mà Hiệp hội BĐS Việt Nam thống kê
tính đến tháng 9-2021.
Tiêu điểm
Nghiên cứu luật hóa “đất ở không hình thành
đơn vị ở”
Theo TS Nguyễn Văn Quyền, “đất ở không hình thành đơn vị ở” là một
vấn đề thực tiễn mới phát sinh, chưa được quy định trong luật. Tuy nhiên,
nó mang lại nhiều lợi ích cho thị trường BĐS du lịch nói riêng, BĐS nói
chung. Do đó, cần nghiên cứu luật hóa để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực
hiện các dự án BĐS du lịch. Tuy nhiên, hiện Luật Đất đai 2013 đang trong
thời gian chờ sửa đổi, bổ sung.
“Để có thể kịp thời điều chỉnh những vướng mắc hiện có, các bộ, ngành
chức năng cần có các văn bản dưới luật như nghị định hay thông tư về
việc cấp GCN cho “đất ở không hình thành đơn vị ở” đối với BĐS du lịch…
Giải quyết được những nút thắt pháp lý nêu trên sẽ khơi thông được nhiều
vấn đề, đặc biệt ngân sách nhà nước sẽ có thêm nguồn thu quan trọng từ
hoạt động kinh doanh BĐS du lịch” - TS Quyền kiến nghị.
TẤNLỘC
Mặc dù đã có khung pháp lý
cơ bản nhưng chính sách, pháp
luật về kinh doanh bất động sản
(BĐS) du lịch vẫn chưa đầy đủ, chưa
theo kịp thực tiễn, có chỗ thiếu thống
nhất, chưa đồng bộ, đang gây lúng
túng cho công tác quản lý nhà nước
về thị trường BĐS ở các địa phương
và là điểm nghẽn cho hoạt động đầu
tư kinh doanh ở phân khúc BĐS du
lịch”. TS Nguyễn Văn Quyền, Chủ
tịch Hội Luật gia Việt Nam, đặt vấn
đề như trên tại hội thảo
“Thị trường
BĐS du lịch Việt Nam: Những nút
thắt pháp lý, thực tiễn và giải pháp
tháo gỡ
do Hội Luật gia Việt Nam
tổ chức ngày 6-5 tại Khánh Hòa.
Loại hình chưa được
định danh
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Nga,
Trưởng bộ môn Luật đất đai và kinh
doanhBĐSĐHLuật HàNội, sự bùng
nổ, phát triển nhanh chóng của hàng
loạt dự án BĐS du lịch thời gian qua
đã để lại những hệ lụy cho thị trường
BĐS du lịch. Trong khi đó, pháp luật
điều chỉnh đối với thị trường cũng
bộc lộ nhiều khoảng trống. Nhiều vấn
đề nổi cộm, ảnh hưởng xấu tới môi
trường đầu tư chưa được giải quyết
dứt điểm, đang bị bỏ ngỏ, làm mất
niềm tin của khách hàng, sự an toàn
của các chủ thể tham gia thị trường
không được đảm bảo.
TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội
đồng Tư vấn chính sách tài chính -
tiền tệ quốc gia, nói hoạt động đầu
tư, kinh doanh BĐS du lịch đang chịu
sự điều chỉnh của hệ thống pháp lý
chung áp dụng cho hoạt động kinh
doanh BĐS du lịch và các quy định
liên quan khác, ít nhất là năm luật
liên quan. Hệ thống pháp lý căn
bản cao nhất gồm các luật Đất đai,
Xây dựng, Kinh doanh BĐS, Nhà
ở, Du lịch.
TS Lực cho rằng việc chịu sự quản
lý của khá nhiều luật chuyên ngành
nhưng có năm điểm chưa được, gây
thách thức đối với loại hình BĐS này.
Đó là chưa được định danh, chưa
nằm trong quy hoạch phát triển du
lịch, chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà (GCN), chưa theo
kịp nhu cầu và năng lực cạnh tranh
quốc tế…
Việc vận dụng các quy định pháp
lý của các lĩnh vực khác nhau dẫn
tới sự thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ
trong áp dụng của các cơ quan nhà
nước, địa phương. Từ đó gây ra sự
lúng túng trong quá trình xử lý công
việc. Doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn, phức tạp do phải đối mặt các
quy trình, thủ tục chưa rõ ràng. Các
tổ chức tín dụng gặp rủi ro trong quá
trình tham gia tài trợ vốn cho đầu tư
phát triển BĐS du lịch…
Cần sớm có văn bản
dưới luật
Hầu hết ý kiến đều đề nghị sớm
có giải pháp gỡ rối cho các dự án
đã được đầu tư hàng trăm ngàn tỉ
đồng đang “mắc kẹt”, đặc biệt phải
có những giải pháp kịp thời bảo đảm
hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp,
nhà đầu tư, Nhà nước.
TSCấnVăn Lực kiến nghị cần sớm
bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý
cho BĐS du lịch như định danh chính
Tìmbiệnpháp“giải cứu”
bất động sản du lịch
Tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động
kinh doanh bất động sản du lịch đang là yêu cầu cấp thiết.
thức các loại BĐS du lịch trong Luật
Kinh doanh BĐS, Luật Xây dựng.
Để giải quyết cấp bách những vướng
mắc đang tồn tại, cơ quan có thẩm
quyền cần sớm ban hành các văn bản
dưới luật để hướng dẫn thống nhất
các địa phương cấp GCN, chuyển
nhượng cho nhà đầu tư theo đúng
hồ sơ pháp lý mà doanh nghiệp/chủ
đầu tư dự án đã được cơ quan quản
lý nhà nước tại các địa phương cấp
trước đó.
“Giải pháp này sẽ giúp tháo gỡ
hàng trăm ngàn tỉ đồng đang bị ứ
đọng ở các dự án BĐS nghỉ dưỡng,
không làmgián đoạn đầu tư của doanh
nghiệp, kích thích doanh nghiệp đầu
tư, phát triển kinh tế, tiếp tục thu hút
nguồn vốn đầu tư, giúp tăng thu cho
ngân sách” - TS Lực đề xuất trong
khi chờ sửa đổi các luật Đất đai,
Nhà ở, Kinh doanh BĐS, cần sớm
ban hành nghị định tháo gỡ những
vướng mắc hiện nay.
TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ
tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, cũng
đề nghị Chính phủ sớm ban hành
các văn bản dưới luật để giải quyết
cấp bách về pháp lý cho BĐS du
lịch, nghỉ dưỡng để có cơ sở tiếp
tục thực hiện các dự án đã và đang
triển khai. “Trong ngắn hạn, cần
thiết nghiên cứu ban hành những
quy định đảm bảo nhà đầu tư thứ
cấp có những giấy tờ có giá trị khẳng
định quyền quyết định đối với BĐS
du lịch nghỉ dưỡng mà họ đã đầu
tư” - ông Đính đề xuất.
Đồng tình với các kiến nghị trên,
chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đưa
ra đề xuất cụ thể: Đối với các dự
án BĐS du lịch đã hoàn thành, đi
vào sử dụng, nếu khu đất phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất thì cần
nhanh chóng được chuyển sang đất
theo đúng với quy hoạch và được
tiếp tục thực hiện khai thác đầu tư,
được cấp GCN để bảo vệ quyền
tài sản cho nhà đầu tư. Chủ đầu tư
phải nộp bổ sung tiền đất nếu có
và người mua được sử dụng đất ổn
định, lâu dài.
Trong trường hợp không phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất thì phải
chuyển mục đích sang đất thương
mại dịch vụ. “Điều này vẫn tuân
thủ đúng luật. Đồng thời sẽ kịp thời
vừa nhanh chóng gỡ khó cho doanh
nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích cho các
nhà đầu tư thứ cấp, không gây ách
tắc dòng vốn đầu tư, khơi dậy được
tiềm năng từ đất đai cũng như thu
hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này,
giúp cho thị trường phát triển minh
bạch, bền vững” - TS Nguyễn Văn
Quyền nói.•
Khu vực Bãi Dài, tỉnh KhánhHòa có nhiều dự án bất động sản du lịch. Ảnh: CTV
Hầu hết ý kiến đều đề nghị
sớm có giải pháp gỡ rối cho
các dự án đã được đầu tư
hàng trămngàn tỉ đồng
đang “mắc kẹt”, đặc biệt
phải có những giải pháp
kịp thời bảo đảmhài hòa
lợi ích giữa doanh nghiệp,
nhà đầu tư, Nhà nước.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook