105-2022 - page 16

16
Trung Quốc lên tiếng về
Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ
Theo hãng tin
ECNS
, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Trung Quốc (TQ) Triệu Lập Kiên hôm 12-5 (giờ địa
phương) đã kêu gọi Mỹ, với tư cách là một quốc gia ngoài
châu Á, nên đóng một vai trò tích cực và mang tính xây
dựng trong việc thúc đẩy hòa bình và phát triển ở khu vực
này tại Hội nghị cấp cao với ASEAN.
Bên cạnh đó, ông Triệu cũng khẳng định Mỹ cần tôn
trọng chính sách Một TQ khi tiếp cận Đài Loan. Đại diện
ngoại giao TQ cho biết chính sách Một TQ là sự đồng
thuận chung của cộng đồng quốc tế và là quy tắc cơ bản
đã được thiết lập để điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế.
“Mỹ nên tuân thủ chính sách này, cũng như tuân thủ
thông cáo chung giữa TQ và Mỹ, các cam kết chính trị
được thực hiện với TQ về vấn đề Đài Loan và tuyên bố
của Tổng thống Joe Biden rằng Mỹ không ủng hộ Đài
Loan độc lập” - ông Triệu tuyên bố.
PHẠM KỲ
Triều Tiên bất ngờ công bố ca tử vong
vì COVID-19
CHDCND Triều Tiên ngày 13-5 cho biết sáu người đã
tử vong vì COVID-19 và hơn 18.000 người có triệu chứng
sốt trên cả nước, chỉ một ngày sau khi công bố ca nhiễm
đầu tiên do biến thể Omicron và triển khai hệ thống “khẩn
cấp tối đa” để kiểm soát dịch.
“Chỉ riêng trong ngày 12-5, đã xuất hiện khoảng 18.000
người bị sốt trên toàn quốc và tính đến thời điểm hiện tại
đã có tới 187.800 người đang được cách ly và điều trị” -
hãng thông tấn chính thức
KCNA
của Triều Tiên đưa tin.
Theo
KCNA
, đã có sáu trường hợp tử vong do
COVID-19, trong đó có một trường hợp có liên quan biến
thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Thông báo này được đưa ra một ngày sau khi Bình
Nhưỡng thừa nhận sự bùng phát dịch COVID-19 và tuyên
bố chuyển sang hệ thống ngăn chặn virus “khẩn cấp tối
đa”.
Kể từ cuối tháng 4, một cơn sốt không rõ nguyên nhân
đã lây lan “bùng nổ” trên khắp Triều Tiên, ảnh hưởng đến
350.000 người, theo
KCNA
. Hãng thông tấn này cho biết
thêm rằng 162.200 người đã được điều trị đầy đủ cho đến
nay.
Theo hãng thông tấn Hàn Quốc
Yonhap
, vẫn chưa xác
định được hàm ý của Triều Tiên đằng sau động thái đột
ngột công bố cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 ở nước
này. Tuy nhiên, diễn biến này xảy ra trong bối cảnh Tổng
thống Mỹ Joe Biden sẽ đến Hàn Quốc để hội đàm thượng
đỉnh với tân Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Cả Seoul và Washington đều tỏ ra sẵn sàng cung
cấp cho Bình Nhưỡng các gói viện trợ liên quan dịch
COVID-19, bao gồm vaccine và vật tư y tế. Các nhà quan
sát ở Hàn Quốc cho rằng nếu việc này xảy ra thì nó có thể
giúp tạo điều kiện cho việc tiếp tục đối thoại.
PHẠM KỲ
VĨ CƯỜNG
N
gày12-5(giờđịaphương),
lãnh đạo các nước thuộc
nhómHiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN)
đã cùng dự bữa tối do Tổng
thống Mỹ Joe Biden chiêu
đãi tại Nhà Trắng nhằm khởi
động choHội nghị cấp cao đặc
biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ
ASEAN-Mỹkéodài hai ngày.
Mỹ thêm cam kết
hỗ trợ cho ASEAN
Tại sự kiện nói trên, ông
Biden đã công bố các khoản
đầu tư mới với tổng giá trị
khoảng 150 triệu USD cho
khu vực Đông Nam Á như
một phần của một loạt thỏa
thuận giữa Mỹ và ASEAN,
theo tờ
The New York Times
.
Các khoản đầu tư của Mỹ
gồm 40 triệu USD cho các dự
án năng lượng sạch ở Đông
Nam Á. Một quan chức cấp
cao của Nhà Trắng chia sẻ
rằng số tiền này sẽ được sử
dụng để giúp tổ chức các hoạt
động huy động vốn khác với
giá trị ước tính lên tới 2 tỉ
USD cho việc xây dựng các
dự án như vậy.
Mỹ cũng cam kết đầu tư 60
triệuUSDđể triển khai các khí
tài quân sự hàng hải tới khu
vực, đồng thời thực hiện các
hoạt động đào tạo và phối hợp
vớiASEAN trong nỗ lực tăng
cường năng lực quốc phòng
của nhóm để giữ vững trật tự
khu vực dựa trên luật pháp.
Cuối cùng, ông Biden cho
biết sẽ chi 15 triệu USD để
nghị trực tuyến với các nhà
lãnh đạo ASEAN vào năm
ngoái, Mỹ từng bắt đầu đàm
phán về việc phát triển một
khuôn khổ kinh tế khu vực
mang tên khuôn khổ kinh tế
Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương. Nhiều khả năng khái
niệm này sẽ được thảo luận
trong phiên hội đàm ngày
13-5, dù vẫn chưa rõ kết quả
cụ thể ra sao.
Về phía Tổng thống Joe
Biden, đây là dịp để ông làm
nổi bật một trong những mục
tiêu chính trong nhiệm kỳ
này: Củng cố và xây dựng
các liên kết mới trước sự trỗi
dậy đáng lo ngại của Trung
Quốc (TQ) về mặt kinh tế và
quân sự. Khi còn là ứng viên,
ông Biden từng hứa sẽ đưa
vấn đề TQ thành trọng tâm
trong chính sách đối ngoại
củamình. Tuy nhiên, hiện tình
hình chiến sự Nga - Ukraine
căng thẳng làm tiêu tốn nhiều
nguồn lực của ông thời gian
qua, khiến nhà lãnh đạo này
khó tập trung vào TQ như
mục tiêu ban đầu.
Tương tự, bà Harris cũng
sẽ có cơ hội thể hiện sự tập
trung của mình vào khu vực.
Nămngoái, nữ phó tổng thống
Mỹ từng đến thăm Singapore
và có bài phát biểu cứng
rắn phê phán “yêu sách chủ
quyền trái pháp luật” của TQ
đối với Biển Đông, cảnh báo
Bắc Kinh “phá hoại trật tự
dựa trên luật pháp và đe dọa
chủ quyền của các quốc gia
xung quanh”.•
Quốc tế -
ThứBảy14-5-2022
mở rộng các chương trình
giám sát sức khỏe ở Đông
Nam Á, nâng cao năng lực
nghiên cứu và phát hiện các
dịch bệnh nguy hiểm tương
tự COVID-19 cùng các bệnh
lây nhiễm qua đường không
khí khác trong khu vực.
Lịch trình dày đặc
của các lãnh đạo
Sau khi dùng bữa tối, các
lãnh đạo cũng đã gặp gỡ và
hội đàm với Chủ tịch Hạ viện
Mỹ Nancy Pelosi cùng một
số nghị sĩ khác trước khi tập
trung tại một khách sạn ở thủ
đôWashingtonD.C. để tiếp tục
thảo luận các vấn đề về thúc
đẩy thương mại Mỹ - Đông
NamÁvới Bộ trưởngThương
mại Gina Raimondo và lãnh
đạo các tập đoàn lớn ở Mỹ.
DựkiếncáclãnhđạoASEAN
vàongày13-5 (giờđịaphương)
sẽ tiếp tục gặp Phó Tổng
thốngKamalaHarris vàNgoại
trưởngAntony Blinken, trước
khi tiếp tục hội đàm với ông
Biden tại Nhà Trắng vào cuối
ngày. Theo một quan chức
Nhà Trắng, cả nhóm sẽ thảo
luận với các lãnh đạo Mỹ về
cơ hội đầu tư và các vấn đề
tranh chấp chủ quyền, chủ
yếu là Biển Đông; và các
chủ đề khác.
Một quan chức Nhà Trắng
khác cho biết bà Harris có
kế hoạch sử dụng cuộc họp
ngày 13-5 với các nhà lãnh
đạo châu Á để tập trung vào
vấn đề khí hậu, năng lượng
sạch và cơ sở hạ tầng bền
vững. Ngoài ra, tại một hội
Tổng thốngMỹ Joe Biden và lãnh đạo các nước thành viênASEAN. Ảnh: TTXVN
Ông Biden sẽ thăm Đông Á
sau Hội nghị ASEAN - Mỹ
TheNewYork Times
chobiếtTổng thống Joe Biden sẽ công
du Nhật và Hàn Quốc từ ngày 20 đến 24-5, một chuyến đi
nhiều khả năng cũng sẽ tập trungphần lớn vàoTQ. Các quan
chứcNhàTrắng chưa cung cấp thông tin chi tiết về chuyếnđi
nhưngTổng thốngMỹ dự kiến cũng sẽ gặp gỡ các nhà lãnh
đạo khác thuộc nhóm“Bộ tứ kim cương” (QUAD - gồmMỹ,
Nhật, Úc và Ấn Độ) trong khuôn khổ chuyến công du này.
Hãng tin
AP
dẫn lời ông Kurt Campbell, điều phối viên
phụ trách các vấn đề Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của
Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, đánh giá ông Biden dường
như đã nhận ra nỗ lực“xoay trục sang châu Á”củamình dần
trở nên phức tạp trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với
cuộc xung đột nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến thứ hai.
“Dưới thời các chính quyền trước đây, Mỹ đã bắt đầu với
sự quyết tâmcao độ trong việc tập trung vào khu vực Đông
Á hoặc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sau đó thấy
rằng những thách thức cấp bách khác đã kéo Washington
đi lệch hướng ban đầu. Tôi nghĩ rằng điều đó không thể
xảy ra nữa (dưới thời chính quyền ông Biden - NV)” - ông
Campbell cho biết.
Ông Biden ngày 12-5 cũng
thôngbáo rằngTrườngnghiên
cứu quốc tế cao cấp của ĐH
Johns Hopkins (Mỹ) đang có kế
hoạch thành lậpmột viện giáo
dục giúp đào tạo kỹ năng lãnh
đạo cho các quan chức chính
quyền từ các quốc gia ASEAN
trong thời gian tới.
Tiêu điểm
Ông Biden đã công
bố các khoản đầu
tư mới với tổng giá
trị khoảng 150 triệu
USD cho khu vực
Đông Nam Á như
một phần của một
loạt thỏa thuận giữa
Mỹ và ASEAN.
Phát ngôn viên BộNgoại giao TrungQuốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: AP
Nhiều diễn biến đáng chú ý
ở Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ
Mỹ camkết đầu tư hàng trăm triệuUSD cho Đông NamÁ trong bối cảnh hai bên đối thoại tích cực
về nhiều vấn đề trong và ngoài khu vực.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook