105-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy14-5-2022
Cường hơn một lần thừa nhận trách
nhiệm của người đứng đầu. Dù vậy,
bị cáo nói sai phạm của mình xuất
phát từ việc “không được cấp dưới
báo cáo”.
Tài liệu điều tra cho thấy trong
hồ sơ xin cấp số đăng ký của bảy
loại thuốc mang nhãn mác Health
2000 Canada, giấy phép lưu hành
thuốc (FSC) và giấy chứng nhận
đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản
xuất thuốc (GMP) đều không được
hợp pháp hóa lãnh sự. Nhưng dưới
sự “tiếp tay” của các bị cáo ở Cục
Quản lý dược, cả bảy loại thuốc
vẫn được cấp số đăng ký một cách
“ngoạn mục”.
HĐXX đặt vấn đề tại sao thiếu hai
giấy tờ quan trọng nêu trên nhưng
bảy loại thuốc vẫn có thể “lọt cửa”
và được cấp visa vào Việt Nam?
Cựu cục trưởng Cục Quản lý
dược nói theo quy định ở thời điểm
ấy, nhóm chuyên gia thẩm định
không phải báo cáo cục trưởng về
các hồ sơ thuốc, thay vào đó sẽ
trình trực tiếp lên trưởng phòng
đăng ký thuốc, rồi cục phó sẽ ký
để trình lên Hội đồng xét duyệt
thuốc.
Do vậy, dù hồ sơ thẩm định bảy
loại thuốc đều thiếu FSC và GMP
hợp pháp hóa lãnh sự nhưng ông
Cường không thể phát hiện và ngăn
chặn, bởi nhóm chuyên gia không
có trách nhiệm thông báo với ông.
Cuối phần trình bày, ông Cường
thừa nhận có “lỗ hổng lớn” trong
quy trình thẩm định hồ sơ thuốc,
điển hình là việc quản lý hoạt
động, ban hành quy chế, quy định
với nhóm chuyên gia thẩm định.
Cạnh đó là việc bỏ qua bước hợp
thức hóa lãnh sự đối với các tài liệu
thuộc cơ quan y tế nước ngoài, cụ
thể là giấy FSC và GMP.
Bút phê “trải thảm đỏ”
cho thuốc giả
Giữa năm 2010, được sự nhờ vả
của Nguyễn Lê Xuân Khang (đang
bỏ trốn), Công ty Dược Vimedimex
gửi hồ sơ tới Cục Quản lý dược xin
cấp số đăng ký cho hai loại thuốc
giả mang nhãn mác Health 2000
Canada, đồng thời có công văn đề
nghị được thẩm định sớm.
Nhận được công văn, ông Trương
Quốc Cường bút phê chuyển cho bị
cáo Phạm Hồng Châu (cựu trưởng
Phòng đăng ký thuốc), bà Châu sau
đó bút phê chuyển cấp dưới “giải
quyết theo chủ trương”.
Hiểu rằng “chủ trương” mà bà
Châu nhắc tới nghĩa là đồng ý cho
thẩm định sớm, hai cán bộ thuộc
Phòng đăng ký thuốc đưa hồ sơ
của hai loại thuốc giả ra thẩm định
sớm, mặc dù lúc này đang có gần
1.000 hồ sơ thuốc đã nộp trước và
đang phải “xếp hàng” chờ đến lượt.
Sự ưu ái chưa dừng lại, trong quá
trình thẩm định hai loại thuốc giả,
TUYẾNPHAN
N
gày 13-5, TAND TP Hà Nội
tiếp tục xét xử 14 bị cáo trong
vụ buôn bán hàng giả là thuốc
chữa bệnh xảy ra tại Công ty VN
Pharma, Cục Quản lý dược Bộ
Y tế và một số đơn vị liên quan.
Trong ngày làm việc thứ hai,
HĐXX và đại diện VKS dành phần
lớn thời gian để xét hỏi nhóm bị
cáo thuộc Cục Quản lý dược, về
việc “dọn đường” cho hàng triệu
hộp thuốc giả tuồn vào thị trường
Việt Nam.
Cựu thứ trưởng: Sai sót
vì không được báo cáo
Thời điểm xảy ra vụ án, người
giữ chức vụ cao nhất tại Cục Quản
lý dược là ông Trương Quốc Cường
- cục trưởng, phó chủ tịch thường
trực Hội đồng xét duyệt thuốc - sau
này là thứ trưởng Bộ Y tế.
Ông Cường bị cáo buộc thiếu
giám sát, kiểm tra hoạt động của
nhóm chuyên gia thẩm định và bộ
phận thường trực đăng ký thuốc.
Ông cũng là người đồng ý xét
duyệt cấp số đăng ký cho bảy loại
thuốc giả nhãn mác Health 2000
Canada, trị giá hơn 148 tỉ đồng,
dù hồ sơ đăng ký đều không đủ
điều kiện.
Đặc biệt, nhiều cơ quan của Việt
Nam và cả Canada đã có cảnh báo
về thuốc giả, ông Cường vẫn không
chỉ đạo đình chỉ lưu hành, không
thu hồi và tiêu hủy, dẫn tới các cơ
sở y tế trong nước tiếp tục sử dụng
để điều trị cho người bệnh.
Trả lời tòa, ông Trương Quốc
Các bị cáo tại tòa ngày 13-5. Ảnh: UYÊNTRANG
do hồ sơ không đạt yêu cầu nên ba
chuyên gia thẩm định (bao gồm bị
cáo NguyễnThị ThuThủy - cựu phó
trưởng Phòng quản lý giá thuốc)
thống nhất “đánh trượt” bằng việc
đề xuất không cấp số đăng ký.
Tuy nhiên, một số tài liệu được
bí mật đưa thêm vào hồ sơ của
hai loại thuốc này. Tiếp đó, bị cáo
Thủy tự ý tẩy xóa và thay đổi ý
kiến đánh giá của nhóm chuyên gia
từ “không cấp số đăng ký” thành
“bổ sung hồ sơ”. Hai chuyên gia
còn lại không hề hay biết.
Bằng sự “dọn đường” nêu trên,
hai loại thuốc giả mang nhãn mác
Health 2000 Canada đã được cấp
số đăng ký dù hồ sơ có rất nhiều
lỗi và mâu thuẫn.
Tại tòa, bà PhạmHồng Châu cho
rằng bút phê của mình chỉ kế thừa
chỉ đạo từ cấp trên là ông Trương
Quốc Cường, còn việc cấp dưới
diễn giải ra sao thì nằm ngoài sự
kiểm soát của bị cáo.
Được gọi lên đối chất, cấp dưới
của bà Châu tại Phòng đăng ký
thuốc lại cho rằng việc đưa hồ sơ
hai loại thuốc ra thẩm định sớm là
theo chỉ đạo của bà Châu. Họ hiểu
rằng nội dung mà bà Châu bút phê
nghĩa là phải đưa hồ sơ hai loại
thuốc ra thẩm định sớm theo đề
nghị của doanh nghiệp.
Liên quan đến vấn đề này, cáo
trạng cho biết BộY tế và Cục Quản
lý dược không có chủ trương hay quy
định nào cho phép ưu tiên đưa hồ
sơ đăng ký thuốc của doanh nghiệp
ra thẩm định sớm, trừ trường hợp
có dịch bệnh sẽ có quyết định của
bộ trưởng Bộ Y tế.•
Ông Cường thừa nhận
có “lỗ hổng lớn” trong
quy trình thẩm định hồ
sơ thuốc, điển hình là
việc quản lý hoạt động,
ban hành quy chế, quy
định với nhóm chuyên
gia thẩm định…
ĐềnghịtruytốcựuthứtrưởngYtếCaoMinhQuangvụ“thụtngânsách”3,8triệuUSD
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều
tra, đề nghị truy tố các bị can trong vụ án liên quan đến
các sai phạm trong việc mua thuốc Tamiflu để phòng
chống dịch cúm A/H5N1. Vụ án này xảy ra cách đây đã
16 năm, có trách nhiệm liên đới đến hàng loạt cựu lãnh
đạo, cán bộ thuộc Bộ Y tế.
Bốn người bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng, gồm ông Cao Minh Quang (cựu thứ
trưởng Bộ Y tế), Nguyễn Nam Liên (cựu vụ phó Vụ Kế
hoạch - Tài chính), Dương Huy Liệu (cựu vụ trưởng Vụ
Kế hoạch - Tài chính) và Phạm Thị Minh Nga (cựu kế toán
trưởng Ban quản lý kế hoạch phòng chống dịch cúmA).
Bốn bị can bị đề nghị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ, trong đó có bị can Lương
Văn Hóa (cựu tổng giám đốc Công ty Dược Cửu Long).
Theo kết luận điều tra, năm 2005 dịch cúm A/H5N1
diễn biến phức tạp, trong các doanh nghiệp được Bộ Y
tế đặt hàng sản xuất thuốc Oseltamivir có Công ty Dược
Cửu Long.
Từ tháng 2 đến tháng 4-2006, Dược Cửu Long nhập
520 kg nguyên liệu Oseltamivir với giá 9,1 triệu USD của
Công ty Mambo (Singapore). Dược Cửu Long đã thanh
toán cho Mambo 5,25 triệu USD, còn lại 3,848 triệu USD
được trả chậm sáu tháng kể từ ngày nhận hàng.
Sau này, giá nguyên liệu giảm, bị can Lương Văn Hóa
chỉ đạo thuộc cấp đề nghị Công ty Mambo cho giảm giá
số tiền 3,848 triệu USD, đồng thời để ngoài sổ sách số
tiền này. Làm việc với Bộ Y tế, Hóa không báo cáo và báo
cáo sai sự thật về việc được giảm giá mua nguyên liệu.
Về phía Bộ Y tế, các bị can tại cơ quan này đã thiếu
trách nhiệm trong việc kiểm tra, rà soát, không phát hiện
Công ty Dược Cửu Long được giảm giá 3,848 triệu USD.
Ông Cao Minh Quang cũng thừa nhận sau khi đoàn
kiểm tra phát hiện Công ty Dược Cửu Long chưa thanh
toán hơn 3,8 triệu USD cho nhà cung cấp đã không chỉ
đạo kiểm tra tiếp. Khi được bộ trưởng phân công giải
quyết, ông Quang chỉ đạo Cục Quản lý dược thực hiện
nhiều nội dung nhưng không rõ ràng việc kiểm tra với
Dược Cửu Long.
TUYẾN PHAN
Vụ VN Pharma:
Ông Trương
Quốc Cường
nhận tráchnhiệm
Cựu thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nhận
trách nhiệmngười đứng đầu nhưng cho rằng sai
phạm củamình xuất phát từ việc “không được cấp
dưới báo cáo”.
Đối chất với các đồng nghiệp liên quan cáo buộc tự ý
sửachữahồsơthuốc,bịcáoNguyễnThịThuThủychorằng
nhómbachuyêngiathẩmđịnhkhônggặpnhaucùngthời
điểm, ai tiện thời gian nào thì lên lúc đó. Việc thẩm định
được thực hiện độc lập rồi ghi lại ý kiến vào biên bản.“Ý
kiếntrênbiênbảnlàcánhân,saunàyviệcsửacũnglàquan
điểm cá nhân, không thay mặt ai”- bị cáo nói.
Ngược lại, hai chuyên gia còn lại trong nhóm cho
rằng các buổi làm việc đều thẩm định chung, có gặp
nhau, truyền tay nhau đọc hồ sơ. Do biên bản chỉ có
một ô đánh dấu ý kiến nên cả nhóm thảo luận rồi đi
đến nhất trí “không cấp số đăng ký”.
Bà Thủy lập tức đáp trả: “Tôi khẳng định lời khai của
hai người là dối trá. Tôi không bao giờ bàn bạc thống
nhất với họ vì đưa quan điểm độc lập. Sau khi xem xét
lại, tôi thấy các lỗi có thể cho bổ sung hồ sơ. Đây không
phải tẩy xóa mà đơn thuần là hoạt động thay đổi quan
điểm của chuyên gia” - bị cáo trình bày.
Còn cựu thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết ý
kiến cuối cùng ở biên bản của nhóm chuyên gia là ý
kiến chung, nếu thay đổi hay sửa chữa đều phải có sự
thống nhất giữa các thành viên.
Đối chất việc tẩy xóa hồ sơ thẩm định thuốc
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook