105-2022 - page 4

4
Thời sự -
ThứBảy14-5-2022
TẤNVIỆT
N
gày 13-5, Thường trực
Ban bí thư Võ Văn
Thưởng cùng Đoàn
đại biểu Quốc hội TP Đà
Nẵng tiếp xúc cử tri huyện
Hòa Vang và quận Cẩm Lệ
nhằm chuẩn bị cho kỳ họp
thứ ba, Quốc hội khóa XV.
Cử tri bức xúc về bỏ
hay học môn lịch sử
Cử tri Nguyễn Đình Hùng
(ngụ xã Hòa Phong, huyện
Hòa Vang) cho hay bản thân
ông từng là giáo viên, công
tác trong ngành giáo dục gần
40 năm. Khi nghe thông tin
môn lịch sử được đưa vào
chương trình tự chọn, ông đã
rất lo lắng. Bởi hiện nay vẫn
có rất nhiều em học sinh hiểu
biết mơ hồ về lịch sử dân tộc.
Một số cử tri tại quận Cẩm
Lệ cũng tỏ ra rất băn khoăn
trước thông tin này.
Trả lời cử tri, ông Võ Văn
Thưởng cho hay dư luận xã
hội đang rất quan tâm đến
việc mà các cử tri nêu ra. Ở
cấp THCS, ngành giáo dục
phải giải quyết cơ bản nội
dung môn lịch sử. Dù cho
cấp THPT có bắt buộc học
là chính đáng” - ông Thưởng
nhấn mạnh.
Cũng theo ông Thưởng, tài
liệu nghiên cứu chỉ ra nếu học
sinh không chọn lịch sử là
môn bắt buộc ở chương trình
THPT thì số tiết dạy môn này
vẫn nhiều hơn 71 tiết so với
chương trình cũ. Và nếu học
sinh chọn lịch sử là môn bắt
buộc thì số tiết học còn nhiều
hơn chương trình cũ 176 tiết.
Hơn nữa, chương trình giáo
dục mới còn có những môn
nhiều tỉnh, thành bị phanh
phui thời gian qua.
Cử tri Nguyễn Bá Hội (ngụ
xãHòaNhơn,huyệnHòaVang)
cho rằng vụ án Công tyViệt Á
và một số bệnh viện lợi dụng
chủ trương xã hội hóa một số
trang thiết bị y tế, nâng khống
giá để thu tiền bệnh nhân là tội
ác. “Vụ này nhưmột gáo nước
lạnh dội vào niềm tin của nhân
dân, kẻ thù lợi dụng nói xấu
chế độ ta. Cơ quan làm luật
nghĩ gì về vụ án này?” - ông
Hội đặt câu hỏi.
Trả lời cử tri, ông Thưởng
nêu khi Đảng ta kêu gọi
“chống dịch như chống giặc”,
vận động người dân từ em bé
đến cụ già góp sức vào công
cuộc chống dịch thì chỗ này,
chỗ khác móc nối với nhau
nâng giá thiết bị y tế, hưởng
hoa hồng rất cao.
Hay khi đồng bào ta ở nước
ngoài muốn về nước thì các
cơ quan móc nối với nhau thu
nhận tiền của người dân, nâng
giá để những người muốn về
nước, trong đó có học sinh,
sinh viên, người lao động,
người cao tuổi phải đóng
thêm tiền.
“Những vụ này động chạm
đến tình cảm thiêng liêng của
người Việt Nam. Trung ương
kiênquyếtchỉđạoxửlýnghiêm,
nhất quán quan điểmkhông có
ngoại lệ, không có vùng cấm,
phát hiện đến đâu xử lý đến
đó. Không đợi điều tra xong
mới xử lý, bởi điều tra xong
tổng thể rất lâu nhưng chỗ nào
rõ rồi thì xử lý chỗ đó” - ông
Thưởng khẳng định.•
Nhiều lãnh đạo cấp cao cũng
quan tâm chuyện môn sử
môn lịch sử hay không thì
nội dung giáo dục lịch sử là
tương đối nhiều.
Theo ông Thưởng, đang có
cách diễn đạt gây hiểu lầm
rằng sẽ bỏ môn lịch sử ở cấp
THPT. “Nói là bỏ môn lịch
sử ra ngoài môn học bắt buộc
hay môn lịch sử không còn
là môn học bắt buộc thì tôi
nghe cũng không đồng tình.
Ở đây không chỉ cử tri bức
xúc đâu, nhiều lãnh đạo cấp
cao cũng quan tâm về chuyện
này” - ông Thưởng nói.
ÔngThưởng cho hay đã chỉ
đạo Ban Tuyên giáo Trung
ươngphối hợpvớiỦybanVăn
hóa - Giáo dục của Quốc hội,
Ban cán sự đảng Bộ GD&ĐT
nghiên cứu, đánh giá lại cho
thật kỹ, công bố số liệu để
nhân dân được biết. Trung
ương cũng đang chỉ đạo rà
soát, xem xét làm rõ lại.
“Gia đình sẽ như thế nào
nếu con cháu ta không biết tổ
tiên là ai, làm gì, ở đâu. Quốc
gia sẽ thật là đau khổ khi một
công dân không biết lịch sử
của dân tộc, đất nước mình.
Những bài học trong lịch sử
trải qua luôn là kinh nghiệm
quý để giải quyết những vấn
đề trong cuộc sống hiện tại.
Sự quan tâm, lo lắng của cử tri
như quốc phòng an ninh, bảo
vệ Tổ quốc và môn học về
địa phương liên quan nhiều
tới lịch sử.
Nâng giá thiết bị y tế
là tội ác
Cũng tại hội nghị, nhiều cử
tri bày tỏ bức xúc khi liên tục
có những vụ án tham nhũng,
tiêu cực lớn, liên quan đến
“Gia đình sẽ như
thế nào nếu con
cháu ta không biết
tổ tiên là ai, làm gì,
ở đâu. Quốc gia sẽ
thật là đau khổ khi
một công dân không
biết lịch sử của dân
tộc, đất nước mình.”
Thường trực Ban bí thư
Võ Văn Thưởng
Tại buổi tiếp xúc, ôngVõVănThưởng khẳng
định:“Thamnhũngđangtừngbướcđượcngăn
chặn, có chiều hướng thuyên giảm.Thời gian
qua, chúng ta giải quyết nhiều vụ án được dư
luận xã hội quan tâm, trong đó có vụ án có
sự câu kết của doanh nghiệp với cán bộ hư
hỏng trong bộ máy ở các cấp từ cơ sở đến
trung ương. Nhiều vụ án thách thức dư luận,
thách thức chủ trươngcủaĐảngvàNhànước”.
Cũng theo Thường trực Ban bí thư, quy
định bây giờ là phát hiện ra một vụ việc sai
phạm nhưng trước đây thanh tra, kiểm toán
có vào giámsátmà khôngphát hiện ra thì sau
này khi xử lý sẽ đồng thời xemxét cả cơ quan
kiểm tra, thanh tra trước đó.“Vì sao ngày xưa
anh vào kiểm tra không phát hiện ra, vì anh
yếu hay anh bắt tay, xuê xoa cho qua” - ông
Thưởng nói.
Vì sao vào kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm?
Thường trực Ban bí thư Võ VănThưởng cho hay đang có sự hiểu lầm rằng sẽ bỏmôn lịch sử ở cấp THPT.
Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng trả lời cử tri ĐàNẵng. Ảnh: TẤNVIỆT
Cử tri NguyễnĐìnhHùng lo lắng trước thông tinbỏmônhọc lịch sử
ở cấp THPT. Ảnh: TẤNVIỆT
Bổ sung18.000 tỉ đồng chonăm2022nhưmuối bỏ bể
Ngày 13-5, tiếp tục phiên họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội cho ý kiến việc bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân
sách trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương
và địa phương.
Theo tờ trình của Chính phủ, vốn ngân sách nhà nước năm
2022 ước thanh toán đến ngày 31-3 là hơn 61.000 tỉ đồng
(đạt gần 12% kế hoạch), còn hơn 38.000 tỉ đồng chưa phân
bổ chi tiết cho các nhiệm vụ.
Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa tiền
tệ hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế cho phép điều hòa
nguồn vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung
hạn giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn trong gói phục hồi,
phát triển kinh tế cho các dự án trọng điểm, có tác dụng lan
tỏa, liên kết vùng.
Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung
kế hoạch đầu tư vốn với tổng số vốn hơn 18.000 tỉ đồng cho
265 dự án.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -
Ngân sách Quốc hội Nguyễn Phú Cường nhận xét tiến độ
giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và những tháng đầu
năm 2022 rất chậm.
Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng cần
tính toán kỹ khả năng hấp thụ vốn, không để tình trạng bổ
sung vốn nhưng không bảo đảm tiến độ giải ngân số vốn
tăng thêm, phải chuyển nguồn, kéo dài sang năm sau, sử
dụng vốn không hiệu quả.
Cạnh đó, có ý kiến cho rằng việc xem xét bổ sung dự toán
đầu tư công tại thời điểm hiện nay là chưa phù hợp, do vẫn
còn hơn 38.000 tỉ đồng chưa phân bổ hết dự toán được giao;
17 bộ cơ quan trung ương chưa giải ngân.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ xem xét cắt giảm
toàn bộ số vốn các bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ, điều
chỉnh tăng vốn cho các dự án cần đẩy nhanh tiến độ.
Đến hết quý II-2022, đánh giá cụ thể khả năng thực hiện
giải ngân và sau khi có danh mục các dự án cụ thể Chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội mới báo cáo Ủy
ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự toán để bảo
đảm tính khả thi và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
“Riêng vốn của năm 2022 còn 38.000 tỉ đồng chưa phân
bổ, lý do là chưa chuẩn bị xong thủ tục đầu tư. Đề nghị
Chính phủ báo cáo rõ địa chỉ nào, ngành nào, ở đâu, sau đó
công bố công khai cho công luận biết” - Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ nói và đề nghị làm rõ trách nhiệm của các
bộ phụ trách công tác này, báo cáo cụ thể cho Quốc hội.
Ông Huệ cho hay có ý kiến đề nghị hết tháng 5 mà chưa
giao được thì nên cắt, chuyển cho địa phương khác vì còn
hàng loạt công trình đang nằm chờ vốn.
Mặt khác, trong khi chưa có danh mục nào về gói kích thích
kinh tế, Chính phủ lại bổ sung 18.000 tỉ đồng, phân bổ cho 265
nhiệm vụ chi, mỗi nhiệm vụ chi và mỗi dự án tính bình quân
được 69 tỉ đồng. “Mỗi một nơi chi được mấy tỉ, như thế tính
phân tán, dàn trải của nó như thế nào?” - ông Huệ đặt vấn đề.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, mục tiêu của gói hỗ trợ
phục hồi, phát triển kinh tế 347.000 tỉ đồng là giải ngân trong
hai năm 2022-2023. Việc Chính phủ đề nghị bổ sung 18.000
tỉ đồng cho năm 2022 chỉ như “muối bỏ bể”.
Người đứng đầu Quốc hội đồng ý với ý kiến được nêu
trong báo cáo thẩm tra, đề nghị Chính phủ trình tổng thể
danh mục dự án của gói hỗ trợ 347.000 tỉ đồng, rà soát một
lần nữa, sau đó mới “điều hòa” nguồn vốn để tập trung vào
các dự án trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh
tế trong năm 2022-2023, đạt được mục tiêu tăng trưởng
thêm 2% như nghị quyết Quốc hội đề ra.
ĐỨC MINH
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook