16
Quốc tế -
ThứSáu10-6-2022
Tiêu điểm
Quyền phủ quyết có nguồn gốc từ Điều 27 của Hiến
chương Liên Hợp Quốc (LHQ), trong đó ghi rõ vai trò
của năm thành viên thường trực (P5) Hội đồng Bảo an
(HĐBA). Các quyết định của HĐBA về tất cả vấn đề sẽ
được thực hiện bằng một cuộc biểu quyết tán thành của
chín thành viên, bao gồm cả các phiếu đồng tình của P5.
Điều 24 của Hiến chương LHQ quy định các thành viên
của HĐBA có nghĩa vụ phải hành động để duy trì hòa
bình và an ninh của thế giới. Theo đó, việc sử dụng quyền
phủ quyết còn nhiều tranh cãi.
Theo trang tin
thegeopolitics.com
, trong lịch sử đã có
những nỗ lực nhằm hoàn tác quyền phủ quyết. Nỗ lực đầu
tiên là của Úc tại San Francisco vào năm 1945 để loại trừ
quyền phủ quyết khỏi tất cả thỏa thuận có thể, tuy nhiên
không thành công.
Một nỗ lực khác đã được thực hiện thông qua Nghị
quyết Thống nhất vì hòa bình năm 1950 của Mỹ nhằm
tránh các quyền phủ quyết của Liên Xô trong suốt cuộc
chiến tranh Triều Tiên.
Theo nghị quyết này, Đại hội đồng LHQ được yêu cầu
phải đáp trả các hành động gây hấn và đe dọa đối với hòa
bình và an ninh quốc tế, khi HĐBA bị ngăn cản thực hiện
nghĩa vụ của mình do vướng khả năng phủ quyết. Tuy
nhiên, không giống như HĐBA, Đại hội đồng LHQ không
thể trừng phạt lực lượng quân sự, cũng như không tạo ra
một nghị quyết ràng buộc.
Thời điểm này, cuộc chiến Nga - Ukraine đã thúc đẩy
thêm nhu cầu cải cách LHQ. Trong thời gian gần đây,
Pháp với sự hỗ trợ của một số quốc gia đã vận động để
các thành viên P5 điều chỉnh quyền phủ quyết của mình
một cách tự nguyện và tập thể, với việc đình chỉ quyền
phủ quyết trong trường hợp xem xét các hành động tàn
bạo hàng loạt.
ĐĂNG KHOA
Lần đầu tiênĐại hội đồng LiênHợpQuốc họp nghe thành viên thường trực Hội đồng Bảo an giải thích
lý domình dùng quyền phủ quyết, với việc Nga và Trung Quốc giải trình lý do phủ quyết dự thảo
nghị quyết trừng phạt Triều Tiên.
Nga, Trung Quốc giải trình việc
phủ quyết trừng phạt Triều Tiên
THIÊNÂN
T
háng 4, Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc (LHQ) ra nghị
quyết rằng cơ quan này
có quyền họp kêu gọi các
thành viên thường trực Hội
đồng Bảo an (HĐBA) LHQ
giải thích lý do mình dùng
quyền phủ quyết trong khuôn
khổ HĐBA.
Phải giải trình khi
dùng quyền phủ quyết
Ngày 9-6, lần đầu tiên Đại
hội đồng họp nghe Nga và
Trung Quốc (TQ) giải thích
tại sao phủ quyết dự thảo nghị
quyết trừng phạt Triều Tiên
hồi tháng trước.
Giải thích trước Đại hội
đồng, Phó Đại sứ Nga Anna
Evstigneeva cho rằng “bất kỳ
ai quan tâm nghiêm túc đến
việc giải quyết vấn đề Triều
Tiên lâu nay đều hiểu rằng
sẽ là vô ích khi mong đợi
Bình Nhưỡng giải giáp vô
điều kiện trước mối đe dọa
từ vòng xoáy trừng phạt và
việc thành lập các khối quân
sự mới trong khu vực”. Bà
Evstigneeva cũng chỉ trích
rằng các nước phương Tây
“không có bất kỳ phản ứng
nào đối với các tình huống
khủng hoảng, ngoài việc đưa
ra các biện pháp trừng phạt”.
Phần mình, Đại sứ TQ tại
LHQ Trương Quân nói rằng
căng thẳng trên bán đảo Triều
Tiên là kết quả của “sự lật
ngược các chính sách của
Mỹ”. Quan điểm của TQ là
“tiếp tục gia tăng các biện
pháp trừng phạt đối với Triều
Tiên sẽ chỉ khiến khả năng đạt
được giải pháp chính trị càng
Nghị quyết của
Đại hội đồng sẽ
không ngăn cản
hoặc hạn chế được
P5 thực hiện quyền
phủ quyết ở HĐBA.
“Chưa bao giờ nhu cầu đổi
mới LHQ để tổ chức này đảm
bảo vai trò trung tâm và tiếng
nói lại mạnh mẽ như lúc này”
- Đại sứ Liechtenstein tại LHQ
ChristianWenawesernhậnđịnh
khi giới thiệu nghị quyết trước
Đại hội đồng LHQcuối tháng4.
“Quyền phủ quyết phải đi kèm với trách nhiệm”
141 nước thành viênĐại hội đồng bỏ phiếu áp đảo vào đầu tháng 3 thông qua nghị quyết yêu cầu
Nga ngay lập tức ngừng chiến dịch quân sự ởUkraine, song nghị quyết khôngmang tính ràng buộc
này chỉ làmột thông điệpmang tính biểu tượng. Ảnh: AP
Các nỗ lực loại trừquyềnphủquyết tạiHội đồngBảoan
Một phiên họp củaHội đồng Bảo an LiênHợpQuốc tại trụ sở
LiênHợpQuốc ởNewYork (Mỹ). Ảnh: AFP
Nghị quyết có tiêu đề “Ủy quyền thường trực cho một cuộc
tranh luận tại Đại hội đồng khi một quyền phủ quyết được
đưa ra tại HĐBA” được Liechtenstein soạn thảo đệ trình và
được sự ủng hộ của 83 nước thành viên, trong đó có ba thành
viên thường trực HĐBA - Pháp, Anh và Mỹ. Hai thành viên TQ
và Nga không ủng hộ.
Chủ tịch Đại hội đồng có quyền triệu tập cuộc họp chính thức
trongvòng10ngàylàmviệckểtừkhixảyrasựviệcmộthoặcnhiều
hơn thành viên thường trực HĐBA sử dụng quyền phủ quyết, để
nghecácnướcđãdùngquyềnphủquyếtgiảithíchquyếtđịnhcủa
mìnhvàtranhluậnvềtìnhhuốngmàquyềnphủquyếtđượcđưara.
Khi giới thiệu nghị quyết trước Đại hội đồng cuối tháng 4,
Đại sứ Liechtenstein tại LHQ Christian
Wenaweser
lưu ý rằng
quyền phủ quyết phải đi kèm với trách nhiệm làm việc để đạt
được “các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ tại
mọi thời điểm”. Lý do, tất cả các nước thành viên đã giao cho
HĐBA trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế và đồng ý rằng HĐBA hành động thay mặt họ.
trở nên xa vời hơn”.
Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ
Jeffrey DeLaurentis đánh
giá rằng những lời giải thích
của Nga và TQ là “không đủ,
không đáng tin cậy và không
thuyết phục”, sựphủ quyết của
Nga và TQ “không phục vụ
an ninh và an toàn tập thể”.
Liệu nghị quyết
Đại hội đồng sẽ
tạo ra sự khác biệt?
HĐBA bao gồm 15 thành
viên: Năm nước thường trực
(TQ, Nga, Pháp, Mỹ vàAnh,
hay còn được gọi là P5) với
quyền phủ quyết và 10 nước
không thường trực, phục vụ
trong nhiệm kỳ luân phiên
hai năm.
Theo tờ
New Strait Times
,
không thể phủ nhận thực tế
rằng nghị quyết của Đại hội
đồng là một bước tiến quan
trọng trong việc tăng cường
vai trò của Đại hội đồng và
đảm bảo trách nhiệm giải
trình cao hơn của HĐBA.
Đáng tiếc, dù nghị quyết của
Đại hội đồng có vẻ là một
chiến thắng trong việc làm
cho HĐBA có trách nhiệm
và minh bạch hơn nhưng về
cơ bản, nó không thay đổi
được bất cứ điều gì. Nói cách
khác, nghị quyết này không
trao cho Đại hội đồng bất kỳ
quyền nào để điều chỉnh việc
P5 sử dụng quyền phủ quyết
trong HĐBA.
Theo dữ liệu từ Thư viện
Dag Hammarskjöld (thuộc
LHQ), quyền phủ quyết đã
được các nước P5 sử dụng
gần 300 lần kể từ năm 1946.
Tính đến tháng 2 năm nay,
Liên Xô trước đây và Nga
hiện nay là bên sử dụng quyền
phủ quyết thường xuyên nhất
(120 lần), tiếp theo là Mỹ (82
lần). Nước sử dụng thường
xuyên thứ ba là TQ (13 lần kể
từ năm 1990 đến nay). Pháp
và Anh không chính thức sử
dụng quyền phủ quyết của
mình kể từ năm 1989. Theo
báo cáo của HĐBA, P5 sử
dụng quyền phủ quyết để bảo
vệ lợi ích quốc gia và duy
trì nguyên lý chính sách đối
ngoại của mình, hoặc trong
một số trường hợp để thúc
đẩy một vấn đề có tầm quan
trọng đặc biệt đối với quốc
gia mình.
Thường thì khi dùng quyền
phủ quyết, một thành viên P5
có giải thích công khai trong
khuônkhổHĐBAtại saomình
làm thế và đều có khả năng
bảo vệ công khai việc sử dụng
quyền phủ quyết của mình,
ngay cả khi nó gây tranh cãi.
Việc cung cấp lời giải thích
tương tự cho các thành viên
Đại hội đồng là vô nghĩa và
sẽ không có tác dụng răn đe.
Một điều nữa, khác với các
nghị quyết có tính ràng buộc
củaHĐBA, các nghị quyết của
Đại hội đồng thường được coi
là không có tính ràng buộc.
Vì thế, Đại hội đồng ít nhất
tới thời điểm này vẫn không
thể và không điều chỉnh được
việc sử dụng quyền phủ quyết
của các nước P5.•