6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa21-6-2022
tội tham ô tài sản.
Ngoài việc bắt ông Thạnh, cơ
quan công an còn bắt bà Nguyễn
Thị Thanh Nhàn (sinh năm 1982,
nghề nghiệp bác sĩ, trú quận Hải
Châu; trưởng Khoa xét nghiệm
CDC Đà Nẵng).
Riêng bà Lê Thị Kim Chi (sinh
năm 1986, nghề nghiệp bác sĩ, trú
phường Hòa Khê, quận Thanh Khê,
TP Đà Nẵng; nhân viên Khoa xét
nghiệm CDC Đà Nẵng) cũng bị
khởi tố cùng về tội tham ô tài sản
nhưng được cho tại ngoại.
Cùng với đó, Công an TP Đà
Nẵng cũng thực hiện việc khám xét
nơi ở, nơi làm việc đối với các bị
can Tôn Thất Thạnh, Nguyễn Thị
Thanh Nhàn.
Đây là vụ việc liên quan đến
mua sắm kit test của Việt Á. Cụ
thể, những người này vi phạm pháp
luật trong hoạt động mua sắm, sử
dụng sinh phẩm, vật tư y tế phục
vụ phòng chống dịch COVID-19
tại CDC Đà Nẵng.
Theo kết quả điều tra ban đầu,
từ năm 2020 đến 2021, ông Thạnh
cùng các đồng phạm móc nối với
Công tyViệt Á nhằmmục đích tham
ô số vật tư xét nghiệm COVID-19
đã được TP Đà Nẵng mua để phục
vụ công tác phòng chống dịch
COVID-19.
Theo đó, ông Thạnh đã chỉ đạo
Nhàn và Chi làm giả sổ sách, chứng
từ để nâng khống, chuyển hóa hàng
chục ngàn mẫu gộp xét nghiệm
COVID-19 thành mẫu đơn để nâng
khống, biến hàng chục ngàn bộ kit
được tài trợ thành bộ kit mua của
Công ty Việt Á.
Số vật tư dôi dư sau khi “làm
phép”, ông Thạnh cùng các đồng
phạm đã chuyển lại cho Công ty
Việt Á để chiếm đoạt số tiền với giá
trị thỏa thuận. Cơ quan điều tra xác
định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trị
giá hơn 4 tỉ đồng.
Trước đó, sáng 20-6, tại buổi gặp
gỡ báo chí, trao đổi với
Pháp Luật
HẢI HIẾU-NGÔQUANG- LÊPHI
C
hiều 20-6, cơ quan công an
đã tiến hành bắt giám đốc
Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật (CDC) Đà Nẵng - bác sĩ (BS)
Tôn Thất Thạnh (sinh năm 1964,
thường trú phường Thạch Thang,
quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) về
Ông Tôn Thất Thạnh
(áo trắng, đang ký)
bị bắt về tội thamô. Ảnh: NGÔQUANG
Bắt giám
đốc CDC Đà
Nẵng Tôn
Thất Thạnh
BS TônThấtThạnh, giámđốc CDCĐà
Nẵng, bị bắt về tội thamô tài sản liên quan
việc mua sắm sinh phẩm, vật tư y tế phục
vụ phòng chống dịch COVID-19.
TP.HCM
liên quan tới vụ việc kit
test Việt Á trên địa bàn TPĐà Nẵng,
Thiếu tướng Vũ Xuân Viên (Giám
đốc Công an TPĐà Nẵng) cho rằng
có thông tin đề cập Đà Nẵng mua
của Việt Á 275 tỉ đồng, trong khi
con số đúng là hơn 248 tỉ đồng. Tuy
nhiên, con số này cũng nằm trong
top 5 địa phương mua sắm của Việt
Á nhiều nhất. Ngoài mua kit test thì
TP còn mua các sinh phẩm khác để
phục vụ chống dịch.
Cũng theo tướng Viên, Công an
TP sẽ đi sâu, làm rõ những dấu hiệu
vụ lợi của các nhóm nhỏ. “Nếu
phát hiện dấu hiệu lợi dụng chức
vụ, quyền hạn hoặc tham ô, chúng
tôi sẽ xử lý nghiêm minh” - tướng
Viên nói.•
Theo điều tra ban đầu,
ông Thạnh và các đồng
phạmmóc nối với Công
ty Việt Á tham ô số vật tư
xét nghiệm COVID-19 đã
được TP Đà Nẵng mua
để phòng chống dịch, tài
sản bị chiếm đoạt trị giá
hơn 4 tỉ đồng.
CônganTP.HCM, các tỉnh, thànhmiềnTâyđồng loạt raquânxử lý vi phạmgiao thông
Sáng 20-6, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08)
Công an TP.HCM đã tổ chức lễ ra quân cao điểm kiểm tra,
xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
Phát biểu tại lễ ra quân, Thượng tá Nguyễn Đình
Dương, Trưởng phòng PC08, cho biết cao điểm này sẽ
thực hiện trong ba tháng, từ ngày 20-6 đến hết 20-9. Cao
điểm này sẽ kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn
và tập trung xử lý từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên
nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt
nghiêm trọng, gây mất an ninh trật tự.
Cụ thể là vi phạm nồng độ cồn, chất kích thích, chất ma
túy khi điều khiển phương tiện giao thông; vi phạm về cơi
nới thùng xe, chở hàng quá trọng tải, quá khổ trên đường
bộ; vi phạm tốc độ và vi phạm các lỗi xung đột với ô tô
và mô tô để kiềm chế các vụ TNGT rất nghiêm trọng, đặc
biệt nghiêm trọng.
Đối với các hành vi vi phạm về nồng độ cồn, chất kích
thích, chất ma túy, CSGT sẽ điều tra cơ bản xác định tuyến,
địa bàn; trong đó tập trung ở khu vực bến xe, bến cảng,
nhà hàng, quán bar, vũ trường, khu du lịch… để xây dựng
kế hoạch tập trung xử lý. Đáng chú ý, trường hợp người
vi phạm là đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ
trang... sẽ bị CSGT gửi thông báo nội dung vi phạm về cơ
quan quản lý để có biện pháp xử lý theo quy định.
Cao điểm được thực hiện đồng bộ ở cả bốn cấp công
an theo chức năng, nhiệm vụ, tuyến và địa bàn phân công
phụ trách. “Người đứng đầu công an đơn vị sẽ chịu trách
nhiệm nếu để xảy ra tình hình phức tạp về trật tự an toàn
giao thông và TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại địa bàn…
Cán bộ, chiến sĩ nghiêm cấm can thiệp, tiếp nhận can
thiệp việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông” -
Thượng tá Dương nhấn mạnh.
Cũng theo kế hoạch, các đội, trạm thuộc Phòng PC08 sẽ
tăng cường bố trí lực lượng, tuần tra, kiểm soát khép kín
địa bàn. “Nghiêm cấm các trường hợp bỏ qua lỗi vi phạm,
sách nhiễu, tiêu cực với người dân ảnh hưởng đến uy tín
của lực lượng công an nhân dân” - Thượng tá Dương nói.
Lãnh đạo Phòng PC08 cũng nhìn nhận thời gian gần
đây tình hình TNGT, nhất là các vụ TNGT rất nghiêm
trọng xảy ra trên địa bàn TP diễn biến phức tạp. Tình trạng
TNGT xảy ra hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong đó
nguyên nhân nổi bật như vi phạm về nồng độ cồn; điều
khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định; tự ý cải tạo
phương tiện và chở quá trọng tải…
Cùng ngày, Công an TP Cần Thơ, tỉnh Trà Vinh và
Đồng Tháp cũng đồng loạt ra quân thực hiện cao điểm
kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao
thông trên địa bàn.
CSGT Công an các tỉnh, thành sẽ huy động tối đa lực
lượng, phương tiện kỹ thuật và các điều kiện cần thiết thực
hiện công tác tuần tra, xử lý các vi phạm về nồng độ cồn
khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; vi phạm
tốc độ, cơi nới thùng xe và chở hàng quá trọng tải, quá khổ.
Cạnh đó, lực lượng CSGT đường thủy sẽ kiểm tra, xử lý
nghiêm các phương tiện đường thủy chở quá vạch dấu mớn
nước an toàn, hàng hóa không hóa đơn, chứng từ, cảng, bến
thủy nội địa không phép.
Các trường hợp cố tình chống đối việc kiểm tra, xử lý,
cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt
động công cộng sẽ bị xem xét xử lý về hành vi chống
người thi hành công vụ hoặc gây rối trật tự công cộng.
Đối với các trường hợp vi phạm là đảng viên, công chức,
viên chức, lực lượng vũ trang... gửi về cơ quan quản lý để
có biện pháp xử lý theo quy định.
LÊ THOA - HẢI DƯƠNG
Cácđơnvịđội,trạmthuộcPhòngPC08TP.HCMraquântrongsáng
20-6.Ảnh:MỸDUYÊN
Tính đến nay, đã có hơn 60 bị can bị Bộ Công an và công
an các địa phương khởi tố trong vụ án liên quan đến kit test
Việt Á. Trong đó, hai bị can từng giữ chức vụ cao nhất là ông
Nguyễn Thanh Long (cựu bộ trưởng BộY tế) và ông Chu Ngọc
Anh (cựu chủ tịch UBNDTP Hà Nội, cựu bộ trưởng Bộ KH&CN).
Cả hai bị xác định suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống; có các vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất
thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước.
Cũng tại hai bộ trên, nhiều bị can từng là lãnh đạo cấp cao
đã bị khởi tố: PhạmCôngTạc (cựu thứ trưởng Bộ KH&CN),Trịnh
ThanhHùng (cựu vụ phóVụ Khoa học và công nghệ các ngành
kinh tế kỹ thuật Bộ KH&CN), NguyễnMinhTuấn (cựu vụ trưởng
Vụ Trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tế), Nguyễn Nam Liên
(cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế)…
Hàng loạt bị can khác là giám đốc CDC các địa phương, cán bộ các cơ sở y tế tại nhiều tỉnh, thành trên cả
nước cũng đã bị khởi tố. Công an nhiều địa phương đã khởi tố vụ án, Bộ Công an đang điều tra mở rộng và
con số hơn 60 bị can liên quan vụ Việt Á vẫn sẽ chưa dừng lại.
Khởi tố nhiều bị can liên quan kit test Việt Á
PhanQuốc Việt (trái) cùng loạt bị can đã bị khởi tố
trong vụ án. Ảnh: CA