7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa21-6-2022
Đề nghị trưng cầu giám định thiệt hại
Bị cáo Nguyễn Đức Chung đề nghị tòa phúc thẩm xem xét về số tiền
10 tỉ đồng mà gia đình bị cáo đã nộp ở giai đoạn sơ thẩm. Bị cáo nói cần
trao đổi trực tiếp với chị gái mình (người nộp tiền) để cân nhắc về việc
có đồng ý nộp hay không.
HĐXX cho biết chị gái ông Chung có đơn xin xét xử vắng mặt. Theo
đơn, bà cho biết số tiền 10 tỉ đồng là do vay mượn để nộp với hy vọng
giúp ông Chung có thể được giảm án, không bàn bạc với ông Chung.
Trường hợp ông Chung bị kết tội, bà vẫn tự nguyện khắc phục số tiền
nêu trên, không đề nghị trả lại.
Trình bày ý kiến ngay sau đó, cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội nói: “Nếu
có quyết định đúng đắn của cơ quan pháp luật về việc giám định thiệt
hại, hết bao nhiêu tiền, xin HĐXX cho tôi gặp vợ và gia đình, kể cả vay
mượn tôi cũng khắc phục”.
Tuy nhiên, bị cáo không chấp nhận giá trị thiệt hại mà tòa sơ thẩm đã
tuyên. Lý do, thiệt hại vụ án phải do cơ quan giám định xác định nhưng
ở giai đoạn sơ thẩm, tòa án đã không trưng cầu giám định mà lại “tự ý
kết luận về con số thiệt hại”.
Bị cáo mong muốn HĐXX cấp phúc thẩm theo thẩm quyền của mình
cần ra quyết định trưng cầu giám định thiệt hại tài sản trong vụ án, “kể
cả con số cao hơn cũng sẽ khắc phục ngay”.
đình cựu chủ tịch Hà Nội là do vào
khoảng năm2014-2015, Giang cung
cấp một số mặt hàng cho siêu thị
của vợ ông Chung.
Đến năm2016, Giang bắt đầu tiếp
xúc với ông Chung. Bị cáo được
cựu chủ tịch nhờ đi cùng đoàn công
tác của UBND TPHà Nội để phiên
dịch trong quá trình đi lại, dự triển
lãm tại Đức. Tiếp đó, Giang được
tham gia các cuộc họp trao đổi về
công nghệ xử lý nước thải giữa TP
với Công ty Watch Water.
Chủ tọa đặt câu hỏi: “Ai chỉ đạo
Arktic ký thỏa thuận phân phối
độc quyền sản phẩm của Watch
Water, bao gồm Redoxy-3C?”.
Đáp lời, Giang nói người này là
ông Chung. “Bị cáo chỉ quản lý
hoạt động công ty và làm theo chỉ
đạo, các quyết định dù lớn nhỏ
trong Công tyArktic đều do người
khác” - Giang giải thích.
Tiếp đó, bị cáo Giang khẳng định
không được hưởng lợi gì từ công
ty ngoài việc nhận lương hằng
tháng. Việc đứng tên làm giám
đốc là theo chỉ đạo của vợ ông
Chung và “nghĩ rằng ông Chung
có biết việc này”.
Phủ nhận Arktic
là công ty gia đình
Trước phần khai báo của Nguyễn
Trường Giang, ông Nguyễn Đức
Chung “xin lấy tư cách của một
con người” để khẳng định một số
lời khai của bị cáo này không đúng,
bao gồm việc chỉ đạo Giang mua
bán chế phẩm và Arktic là công ty
gia đình.
Theo ông Chung, trên cương vị
người đứng đầu TP, ông đã đi tìm
kiếm chế phẩm với mong muốn
làm sạch nước sông, hồ ô nhiễm
ở Hà Nội. Sở dĩ Hà Nội phải mua
chế phẩm thông qua Công tyArktic
là vì Công ty Thoát nước Hà Nội
không thể trực tiếp nhập khẩu chế
phẩm này, do không đủ điều kiện
về ngành nghề kinh doanh.
“Tôi đã làm hết khả năng của
mình để Hà Nội có được sản phẩm
chất lượng nhất, giá cả hợp lý
nhất” - ông Chung nói và đề nghị
HĐXX cho trưng cầu giám định
chất lượng Redoxy-3C để thấy
chất lượng của chế phẩm này
như thế nào.
Khi ông Chung muốn trình bày
TUYẾNPHAN
N
gày 20-6, TAND Cấp cao
tại Hà Nội mở phiên phúc
thẩm vụ án liên quan đến
việc mua chế phẩm Redoxy-3C
để xử lý ô nhiễm nguồn nước trên
địa bàn thủ đô.
Phiên tòa đượcmở do ôngNguyễn
Đức Chung (cựu chủ tịch UBND
TP Hà Nội) kháng cáo kêu oan và
Nguyễn Trường Giang (cựu giám
đốcCông tyTNHHThươngmại dịch
vụ Arktic) xin giảm nhẹ hình phạt.
Trước đó, tại bản án sơ thẩm,
TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông
Chung tám năm tù về tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ.
Giám đốc “bù nhìn”?
Trả lời tại phần xét hỏi, bị cáo
Nguyễn Trường Giang trình bày
một số căn cứ để xin giảm nhẹ mức
án, bao gồm việc chủ động yêu cầu
gia đình ủng hộ Quỹ phòng chống
dịch COVID-19.
Bị cáo thừa nhận việc không
phải là cán bộ của UBND TP Hà
Nội nhưng vẫn được tham gia
đoàn công tác của TP để sang
Đức làm việc, trao đổi với đối tác
nước ngoài về chế phẩm xử lý ô
nhiễm nước.
Giống như phiên sơ thẩm, Giang
nói đứng tên giám đốc Công ty
Arktic chỉ là hình thức chứ không
góp cổ phần, cũng không tham
gia việc chuyển nhượng vốn góp.
Dù vậy, bị cáo biết ban đầu công
ty có vốn góp của con trai ông
Chung và sau này thay đổi qua
nhiều người.
Theo lời Giang, bị cáo không có
quan hệ họ hàng với ông Nguyễn
Đức Chung, việc quen biết với gia
Cựu chủ tịchUBNDTPHàNội NguyễnĐức Chung tại tòa ngày 20-6.
Ảnh: UYÊNTRANG
Ông Nguyễn Đức Chung phủ nhận
cáo buộc về công ty gia đình
Cựu chủ tịchUBNDTPHà Nội NguyễnĐức Chung phản bác các cáo buộc về công ty gia đình,
đồng thời đề nghị trưng cầu giámđịnh thiệt hại trong vụ án.
thêm, chủ tọa ngắt lời: “Các tài liệu
trong hồ sơ vụ án cho thấy việc
nhập chế phẩm này rất có vấn đề.
Kết quả thanh tra, điều tra cũng có
nhiều nội dung thể hiện rõ sự chỉ
đạo của bị cáo”.
Tiếp tục khai, ông Chung một
lần nữa phủ nhận cáo buộc của
cơ quan tố tụng về việc Arktic là
công ty của gia đình mình. Theo
lời cựu chủ tịch, ông biết vợ và
con trai cùng một người khác lập
công ty trong thời gian con trai
ông về Việt Nam. Khi biết việc
này, ông đã khuyên con trai sang
nước ngoài học tiếp.
Bị cáo cũng nói rằng gia đình
mình có nguyên tắc vợ không bao
giờ hỏi công việc của chồng ở cơ
quan, chồng cũng không bao giờ
hỏi vợ về công việc kinh doanh, vì
thế ông không hề biết việc vợ mình
góp 5 tỉ đồng vốn điều lệ khi thành
lập Công ty Arktic.•
Sau 2 án tù chung thân, ông Trần Phương Bình bị phạt thêm 10 năm tù
Ông Nguyễn Đức Chung
nói không biết vợ mình
góp 5 tỉ đồng vốn điều
lệ khi thành lập Công
ty Arktic vì gia đình có
nguyên tắc, chồng không
bao giờ hỏi vợ về công
việc kinh doanh.
Chiều 20-6, sau ba ngày xét xử và nghị án kéo dài,
TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ
án thất thoát hàng trăm tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông
Á (DAB).
Theo đó, ông Trần Phương Bình, cựu tổng giám đốc
DAB, bị tuyên 10 năm tù về tội
vi phạm quy định về hoạt động
ngân hàng, hoạt động khác liên
quan đến hoạt động ngân hàng.
Tổng hợp chung với hai án
chung thân trong các vụ án trước,
mức án mà ông Bình phải chịu là
chung thân.
Cùng tội danh, bà Nguyễn Thị
Kim Xuyến, cựu phó tổng giám
đốc DAB, bị phạt 11 năm tù.
Tổng hợp với hình phạt trong vụ
án trước, bà Xuyến bị phạt tổng
cộng 30 năm tù.
Tám bị cáo còn lại bị tuyên phạt mức án từ 24 tháng
tù treo đến năm năm tù, cùng về tội vi phạm quy định về
hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt
động ngân hàng.
Về dân sự, HĐXX tuyên buộc Công ty An Phát bồi
thường 108 tỉ đồng cho DAB; 124
giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, tang vật vụ án, được tuyên trả
lại cho Công ty An Phát, song tiếp
tục được tạm giữ để đảm bảo thi
hành cho khoản tiền 108 tỉ đồng
mà công ty buộc phải bồi thường.
Theo HĐXX, hành vi phạm tội
của các bị cáo là “đặc biệt nghiêm
trọng”. Các bị cáo khi thực hiện
hành vi phạm tội đều có đủ năng
lực, nhận thức, biết rõ quy định về quy trình thủ tục đảm
bảo điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng nhưng vẫn bỏ
qua các quy trình thẩm định, không thực hiện đúng các
thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, để Công ty An Phát
được giải ngân các khoản tín dụng rất lớn.
Cựu giám đốc Công ty An Phát Phan Thúy Mai bị quy
kết sử dụng các tài liệu giả chữ ký của các cổ đông để thế
chấp tài sản, không có sự đồng ý của các cổ đông. Bị cáo
lợi dụng mối quan hệ thân thiết với Trần Phương Bình và
Nguyễn Thị Kim Xuyến nên vận động hai người này chỉ
đạo chi nhánh DAB Hà Nội giải ngân nhanh, sai quy định.
Từ năm 2007 đến năm 2014, ông Bình cùng một số
lãnh đạo DAB và cán bộ DAB Chi nhánh Hà Nội có nhiều
sai phạm khi xét duyệt hồ sơ tín dụng cho Công ty An
Phát, Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Tràng
An, Công ty TNHH Star Hair. Hậu quả dẫn tới ba doanh
nghiệp trên được vay số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại
nghiêm trọng.
TUYẾN PHAN
ÔngTrầnPhươngBìnhvừabị phạt
thêm10nămtù. Ảnh: TRƯỜNGGIANG