6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu24-6-2022
bán chuyên trách thực hiện công
tác hộ khẩu, ông Điển nhờ bị cáo
trả SHK giúp.
Tuy nhiên, cáo trạng cho rằng
Lưỡng lạm dụng việc này để thu
tiền trái quy định. Bị cáo nhắn
tin trên một số nhóm Zalo trong
thôn, thông báo người dân đến
nhận SHK và sẽ thu phí 150.000
đồng/SHK. Kết quả, Lưỡng thu
của 68/72 hộ dân với tổng số tiền
hơn 10 triệu đồng.
Quá trình điều tra, Lưỡng khai
việc thu tiền là do ông Nguyễn
Tiến Điển nhờ, bị cáo chỉ đứng ra
thu giúp. Sau khi thu được tiền,
bị cáo đã bàn giao cho ông Điển.
Ngược lại, ông Điển phủ nhận
việc này và cho biết khi có đơn tố
giác, Lưỡng đưa tiền để ông trả lại
cho người dân. Ông không biết,
không liên quan đến việc Lưỡng
thu tiền.
Do ngoài lời khai của Lưỡng,
không còn tài liệu nào khác thể hiện
ông Điển chỉ đạo việc thu tiền, cơ
quan điều tra nhận định không có
cơ sở kết luận ông Điển đồng phạm
với Lưỡng.
Hướng dẫn xóa Zalo
để xóa dấu vết?
Trước bục khai báo, bị cáo Lưỡng
giữ nguyên lời khai rằng được ông
Điển nhờ trả giúp SHK và thu tiền.
Theo lời Lưỡng, khi nhờ ông Điển
có đưa cho bị cáo một cuốn sổ màu
xanh, tất cả người nộp tiền đều ký
vào cuốn sổ này.
HĐXX hỏi Lưỡng về đặc điểm
cuốn sổ. Bị cáo cho hay không nhớ
cụ thể về kích thước, độ dày mỏng
nhưng nhớ rõ chữ viết trong sổ là
của ông Điển. Hiện cuốn sổ đã được
trả cho vị cán bộ công an.
Đáng chú ý, Lưỡng khai rằng
nhận lời giúp ông Điển với tư cách
là nguyên công an xã bán chuyên
trách chứ không phải tư cách bí thư
thôn. Sau khi được ông Điển giao
SHK kèm theo danh sách các hộ
dân, bị cáo đem về nhà, soạn tin
nhắn trong các nhómZalo (được lập
để triển khai công tác phòng chống
dịch). Nội dung tin nhắn thông báo
TUYẾNPHAN
N
gày 23-6, TAND huyện
Đông Anh (TP Hà Nội) mở
lại phiên tòa xét xử bị cáo
Nguyễn Văn Lưỡng (44 tuổi, cựu
bí thư chi bộ thôn Đường Yên, xã
Xuân Nộn, huyện Đông Anh) về
tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản theo khoản 1
Điều 355 BLHS.
Sau thời gian ngắn thẩm vấn và
hội ý, HĐXX nhận thấy vụ án có
dấu hiệu đồng phạm nên quyết định
trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Thu phí trái quy định
Tháng 3-2021, Công an huyện
Đông Anh tổ chức cấp CCCD tại
Nhà văn hóa thôn Đường Yên và
phát hiện 72 sổ hộ khẩu (SHK)
bị thiếu thông tin nên thu lại để
bổ sung.
Tiếp đó, công an huyện bàn giao
SHK lại cho ông Nguyễn Tiến Điển
(cán bộ Công an xã Xuân Nộn) để
trả lại cho người dân. Do Nguyễn
Văn Lưỡng từng là công an viên
Bị cáoNguyễn Văn Lưỡng. Ảnh: UYÊNTRANG
VỤ THU PHÍ ĐÍNH CHÍNH HỘ KHẨU
Tòa trả hồ sơ
để truy tìm
đồng phạm
Nhận thấy có dấu hiệu đồng phạm,
tòa quyết định trả hồ sơ để điều tra
bổ sung vụ cựu bí thư chi bộ thôn
phải hầu tòa vì thu phí đính chính
sổ hộ khẩu.
người dân đến nhận SHK, kèm theo
chi phí 150.000 đồng/SHK.
HĐXX hỏi Lưỡng về các nhóm
Zalo. Bị cáo khai có tổng cộng
chín nhóm, trong đó bị cáo quản
trị sáu nhóm. Khi có đơn tố giác
của người dân, Lưỡng được ông
Điển và một số cán bộ công an xã
đề nghị xóa Zalo để không còn
thấy dấu vết gì. Do bị cáo không
biết xóa, một cán bộ công an đã
trực tiếp xóa giúp.
Ngay sau đó, HĐXX yêu cầu thư
ký cung cấp giấy bút cho bị cáo để
liệt kê cụ thể các nhóm Zalo, đồng
thời hỏi công an xã hướng dẫn xóa
Zalo cụ thể là xóa những gì. Trả lời
tòa, Lưỡng cho hay xóa ở đây bao
gồm xóa các nhóm chat và xóa cả
tài khoản Zalo. Với các nhóm chat
mà bị cáo làm trưởng nhóm thì tự
xóa, nhóm nào không phải trưởng
nhóm thì đi nhờ.
Trước những lời khai trên, HĐXX
vào hội ý. Sau ít phút thảo luận,
HĐXX quyết định trả hồ sơ vụ án
để yêu cầu điều tra bổ sung như đã
nêu trên.•
Tòa triệu tập đầy đủ 68 bị hại
Tại phiên tòa, luật sư bào chữa choNguyễnVăn Lưỡng đặt vấn đề vụ án
có 68 người là bị hại nhưng khi xét xử, tòa lại chỉ triệu tập một số người.
Cho rằng việc có mặt của các bị hại là rất quan trọng, luật sư đề nghị
tòa triệu tập toàn bộ những người từng bị thu phí khi đính chính SHK.
Trả lời luật sư, HĐXX cho biết có triệu tập 68 bị hại nhưng do nhiều
người có đơn xin vắng mặt, một số lại là thành viên cùng gia đình…nên
chỉ một số có mặt, chứ không phải tòa không triệu tập.
Cáo trạng thể hiện cơ
quan điều tra nhận định
không có cơ sở kết luận
ông Điển đồng phạm với
Lưỡng, tuy nhiên theo
HĐXX, vụ án có dấu
hiệu đồng phạm.
Nghị ánkéodài vụ4người hầu tòavì ngăn chặn“sa tặc”
Ngày 23-6, TAND huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) tiếp
tục xét xử bốn bị cáo gồm Nguyễn Văn Cường (40 tuổi),
Nguyễn Tuấn Anh (21 tuổi), Dương Văn Quý (27 tuổi)
và Dương Văn Cương (28 tuổi), cùng trú huyện Sóc Sơn,
trong vụ ngăn cản nhóm “sa tặc” hút cát trái phép trên sông.
Sau khi cho các bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX thông
báo sẽ nghị án kéo dài và tuyên án vào sáng 28-6.
Trước đó, trong phần tranh luận, đại diện VKS đề nghị
tuyên phạt Cường 8-9 năm tù về tội cướp tài sản, 36-42
tháng tù về tội bắt giữ người trái pháp luật, tổng hợp hình
phạt 11-12,5 năm tù.
Cùng hai tội danh trên, Nguyễn Tuấn Anh bị đề nghị
tổng cộng 6,5-7,5 năm tù; Dương Văn Cương và Dương
Văn Quý cùng bị đề nghị tổng cộng 9-10 năm tù.
Theo đại diện VKS, có đủ căn cứ xác định bốn bị cáo đã
dùng vũ lực để cướp tài sản, sau đó dùng dây thừng trói bị
hại, đưa về nhà Cường rồi giữ người trái pháp luật.
Kiểm sát viên nhận định hành vi của các bị cáo là nguy
hiểm, xâm hại đến tài sản, sức khỏe của người khác.
Trước đó, trong phần tranh luận, luật sư (LS) của bị cáo
Cường cho rằng cần phải xác định ai là người chém và
gây thương tích 8% cho bị cáo, bởi đây là nguồn cơn phát
sinh chuỗi hành vi trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay cơ
quan tố tụng vẫn chưa thể làm rõ mà tách vụ án để xử lý
sau, dẫn tới làm sai bản chất, bỏ lọt tội phạm.
“Nếu không bị chém, Cường và các bị cáo sẽ không bắt
giữ bị hại” - LS nói và cho rằng hành vi dùng dao chém
người gây thương tích là phạm tội quả tang, ai cũng có
quyền bắt giữ (bao gồm nhóm bị cáo) để giao cho cơ quan
chức năng.
Vẫn theo LS, trước khi đi ngăn cản nhóm hút cát,
Cường có gọi điện thoại thông báo cho công an. Sau khi
bị chém và phải đi bệnh viện, Cường cũng gọi điện thoại
trình báo, đồng thời dặn dò những người còn lại phải giữ
nguyên hiện trường.
Về việc giữ hai điện thoại của bị hại, LS cho rằng
Cường không có ý thức chiếm đoạt tài sản mà chỉ muốn
giao nộp cho công an để làm rõ hành vi hút cát trái phép.
Một LS khác bào chữa cho hai bị cáo Cương và Quý, đề
cập đến trách nhiệm của Công an huyện Sóc Sơn khi đã
bốn năm vẫn chưa thể làm rõ ai là người gây thương tích
cho Cường.
LS này dẫn lại lời khai ban đầu của bị hại tại cơ quan
điều tra, cho thấy ông này tự nguyện về nhà Cường để
giải quyết. Thế nhưng về sau, bị hại thay đổi lời khai theo
hướng bị ép buộc. Dù tòa triệu tập nhiều lần nhưng bị hại
xin vắng mặt, nên rất tiếc không thể làm rõ mâu thuẫn trên.
Từ các căn cứ đã nêu, các LS đề nghị tòa tuyên cả bốn
bị cáo không phạm tội.
Đối đáp lại, đại diện VKS bác bỏ hầu hết quan điểm của
LS. Kiểm sát viên cho rằng thời điểm xảy ra vụ việc chưa
đủ căn cứ xác định ai là người gây thương tích cho Cường
(thực tế đến nay vẫn chưa thể làm rõ) nên không thể viện
cớ bắt giữ người phạm tội quả tang.
Mặt khác, theo nguyên tắc, khi bắt giữ thì phải áp giải ngay
đến cơ quan công an nhưng các bị cáo lại đưa bị hại về nhà.
Do vậy, hành vi giữ người trong vụ án là trái pháp luật…
Theo cáo trạng, rạng sáng 11-7-2018, ông Đào Công
Thành (56 tuổi) cùng một nhóm người đến sông Cầu khai
thác cát trái phép. Biết tin, Cường rủ thêm năm người đi
đuổi đánh, bắt giữ nhóm ông Thành.
Tại khu vực bến sông, Cường bị gây thương tích 8%.
Nhóm Cường sau đó hành hung đối phương, trói lại rồi
lấy hai điện thoại của ông Thành. Tiếp đó, các bị cáo đưa
nhóm ông Thành về nhà Cường để giải quyết.
Nhóm ông Thành bị giữ tại nhà Cường khoảng 30 phút
thì lực lượng công an (trên cơ sở nhận nguồn tin từ vợ ông
Thành) đến giải thoát…
TUYẾN PHAN
Bốnbịcáotạitòangày23-6.Ảnh:UYÊNTRANG